Viêm khớp dạng thấp là gì, bệnh có nguy hiểm không, ai dễ mắc viêm khớp dạng thấp, cách phòng tránh bệnh như thế nào?... là những câu hỏi về bệnh viêm khớp dạng thấp mà chúng ta thường hay gặp.
- Viêm khớp dạng thấp là gì?
Đây là một bệnh tự miễn nhiễm hoặc “rối loạn tự miễn nhiễm”. Ở người viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch tự chống lại các mô trên cơ thể, cụ thể là các mô ở khớp và xung quanh khớp.
Viêm khớp dạng thấp
Ngoài gây viêm khớp, bệnh còn ảnh hưởng tới da, mắt, phổi, tim, máu và thần kinh. Mặc dù các triệu chứng đau nhức xương khớp có thể tái phát rồi tự khỏi nhưng ngay cả khi không đau khớp, bệnh vẫn tiến triển và ngày càng nặng thêm. Sớm phát hiện và điều trị được xem là chìa khóa để ngăn chặn viêm khớp dạng thấp.
- Những đối tượng nào dễ mắc viêm khớp dạng thấp?
Đối tượng mắc viêm khớp dạng thấp phần lớn là nữ giới ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chỉ có nữ giới mới mắc viêm khớp dạng thấp vì phần nhỏ đối tượng mắc viêm khớp còn lại là nam giới.
Những người béo phì, nghiện thuốc lá hoặc trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này cao hơn người bình thường.
Ngoài ra viêm khớp dạng thấp còn gặp ở lứa tuổi thanh, thiếu niên, là nguyên nhân lớn gây ra bệnh tim ở lứa tuổi học đường.
- Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp là gì?
- Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện đặc trưng là viêm khớp, vùng khớp bị viêm sưng, nóng đỏ, cứng khớp và đau nhức rất khó chịu.
- Khớp bị đau hay gặp phải nhất là các khớp nhỏ ở tay như ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay,…
- Cơn đau khớp thường xuất hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy (nhất là mùa đông lạnh, lúc thay đổi thời tiết) có thể tự khỏi sau đó 30 phút nhưng lặp lại trong nhiều ngày.
- Các triệu chứng kèm theo với đau khớp là thường xuyên mệt mỏi, không muốn ăn uống, sốt nhẹ,…
- Viêm khớp dạng thấp nguy hiểm đến mức nào?
Đối với hệ xương khớp:
viêm màng của các khớp có thể phá hủy sụn và xương, làm biến dạng các khớp bị viêm. Các cơn đau nhức xương khớp diễn ra triền miên, gây đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp phá hủy và làm biến dạng xương khớp
Đối với các hệ cơ quan khác trong cơ thể:
- Làm xuất hiệt các nốt đỏ, các u cục dưới da và các cơ quan nội tạng (nốt dạng thấp).
- Hội chứng Sjogren: viêm và tổn thương các tuyến ở mắt và miệng; các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Viêm màng tim gây suy tim, hở van tim.
- Thiếu máu: làm thiếu hụt lượng hồng cầu có trong máu.
- Hội chứng Felty: thiếu hụt các tế bào bạch cầu gây ra bệnh về lá lách.
Ngoài ra viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng tới phổi, mạch máu gây viêm phổi, viêm mạch máu, làm cản trở việc tuần hoàn máu tới các mô và cơ quan trên cơ thể.
- Tôi nghe nói bệnh viêm khớp dạng thấp có thể di truyền, vậy điều này có đúng không?
Cho đến nay giới khoa học xác định viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý rối loạn tự miễn nhiễm liên quan đến một số gen, chính vì thế nếu trong nhà có người bị bệnh viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh còn lại đối với người chung huyết thống là rất cao.
- Làm thế nào để biết chắc chắn mình đã mắc viêm khớp dạng thấp?
Bởi vì các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể bộc phát rồi tự khỏi, do đó việc chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu là vô cùng khó khăn. Nếu bạn đã có các triệu chứng như ở trên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra các dấu hiệu của viêm khớp trong cơ thể, các chỉ số có được giúp phân biệt bệnh với các bệnh gây viêm khớp khác như gút, nhiễm khuẩn,…
- Chụp x-quang: giúp chuẩn đoán bệnh chính xác hơn và biết được mức độ tiến triển nặng nhẹ của viêm khớp dạng thấp.
Chụp X-quang giúp chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp
- Điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Mặc dù chưa có thuốc chữa khỏi triệt để được viêm khớp dạng thấp nhưng việc điều trị có thể làm giảm tình trạng viêm và đau khớp, ngăn ngừa tổn thương khớp và giúp cho các khớp xương cử động được bình thường. Bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào tình trạng và thể trạng của bạn bao gồm tuổi tác, khớp bị viêm, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà áp dụng biện pháp cho phù hợp. Các biện pháp sử dụng điều trị bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, một số người cần phẫu thuật.
Tuy rất nguy hiểm và không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng việc áp dụng một số thói quen đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, giúp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả:
- Tập thể dục thường xuyên giúp giảm tình trạng đau, cứng khớp. Thể dục cũng giữ cho xương và cơ bắp luôn mạnh khỏe.
Thực phẩm chống viêm giúp giảm đau nhức do viêm khớp dạng thấp
- Việc ăn uống như thế nào là rất quan trọng. Theo đó người bệnh viêm khớp dạng thấp cần tránh những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt xông khói, bơ, xúc xích, đồ chiên rán,… Axit béo omega-3 có nhiều trong cá hồi, đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành rất tốt cho người bệnh viêm khớp. ngoài ra trong đợt đau khớp người bệnh nên ăn các thực phẩm và gia vị chống viêm như gừng, nghệ, hành tây, cà chua, trái bơ, trà xanh,…để giúp cải thiện tình trạng viêm đau khớp.
- Xem thêm video kiến thức về bệnh viêm khớp dạng thấp:
Hương Trần