Quan điểm sai lầm trong điều trị bệnh gout - Tiền mất tật mang

Bệnh gout là một bệnh trở nên phổ biến hiện nay. Nguyên nhân của bệnh do rối loạn chuyển hóa cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuy nhiên những sai lầm trong điều trị bệnh gout vẫn đang tiếp diễn và gây những hệ lụy khó lường.

Mục lục [ Ẩn ]
Sai lầm trong điều trị bệnh gout dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
Sai lầm trong điều trị bệnh gout dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

1. 13 sai lầm trong điều trị bệnh gout

Dưới đây là những sai lầm trong điều trị bệnh gout mà nhiều người bệnh cũng như nhân viên y tế gặp phải.

1.1. Về phía người bệnh

Nhiều người bệnh nghĩ rằng sau khi sử dụng các thuốc đặc trị có thể giảm các cơn đau là đã khỏi bệnh gout. Tuy nhiên, khi dùng thuốc chỉ giúp giảm được cơn đau tạm thời. Trong khi đó, bệnh gout là bệnh mạn tính, có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí tới 10 năm.

Do đó, nhiều người bệnh đang gặp những sai lầm trong điều trị bệnh gout, cụ thể như sau:

1.1.1. Ăn kiêng không triệt để

Không hoàn toàn đúng. Bởi acid uric sinh ra trong cơ thể từ hai nguồn đó là nội sinh và ngoại sinh. 

Chế độ ăn uống chỉ đóng góp một phần trong quá trình chuyển hóa tại thành acid uric. Do đó, người bệnh chỉ cần xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh và tránh các thực phẩm chứa nhiều purin (nội tạng động vật, các loại thịt lên men, hải sản,...) rượu, bia là được.

1.1.2. Ăn chay để thay thế các loại thịt

Ăn chay vấn có thể mắc bệnh gout
Ăn chay vấn có thể mắc bệnh gout

Thịt chứa hàm lượng purin và protein cao, nhất là các thịt đậm màu, nội tạng động vật. Nhưng không phải ăn chay thì bạn sẽ không có nguy cơ mắc bệnh gout.

Điều này là do các thực phẩm ăn chay như măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng,... là những thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout ở những người ăn chay.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý, khiến cơ thể suy nhược, các cơ xương khớp không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất làm giảm sức đề kháng, các vấn đề liên quan đến xương khớp.

1.1.3. Nước ngọt có ga an toàn với người bệnh gout?

Hoàn toàn sai. 

Điều này là do nước ngọt có ga có thể làm tăng acid uric trong máu không thua kém gì bia rượu. Nhiều loại nước ngọt có chứa fructose làm tăng nồng độ acid uric trong máu, dẫn đến những cơn đau gout.

Do đó, người bệnh gout nên kiêng những đồ uống, nước ngọt có ga để hạn chế cơn đau nhức.

1.1.4. Bệnh gout chỉ ảnh hưởng đến khớp, không ảnh hưởng đến tính mạng

Nhiều người cho rằng, bệnh gout chỉ ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể mà không quan tâm đến các cơ quan khác.

Tuy nhiên, người bệnh gout nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn đến những tác động xấu lên các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như sỏi thận, suy thận và bệnh lý tim mạch. 

Chính vì vậy, người bệnh gout cần được theo dõi và điều trị tích cực để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

1.1.5. Nồng độ acid uric cao mới cần điều trị

Nồng độ acid uric cao mới cần điều trị
Nồng độ acid uric cao mới cần điều trị

Tăng nồng độ acid uric máu là một trong những nguyên nhân bệnh gout cơ bản. Tuy nhiên không phải ai có tình trạng nồng độ acid uric cao đều chuyển biến thành bệnh gout.

Chỉ có khoảng 10% số người có acid uric cao bị bệnh gout. Khi điều trị, người bệnh mong muốn nồng độ acid uric giảm xuống nhanh để ngăn ngừa các cơn đau.

Những có nhiều trường hợp, nồng độ acid uric giảm có thể làm nặng thêm cơn đau gout vì nồng độ chất này giảm đột ngột do lắng đọng các tinh thể urat không hòa tan được bên trong khớp và các mô xung quanh. Tình trạng này được gọi là “viêm khớp di căn”.

Do đó, khi điều trị cần bắt đầu bằng liều nhỏ thuốc làm giảm acid uric và tăng dần lên tới liều dùng cho phép.

Xem thêm: Những biến chứng khó lường của bệnh gout

1.1.6. Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh gout

Đây cũng là một trong những sai lầm phổ biến trong điều trị bệnh gout. Bạn biết rằng bệnh gout là do chuyển hóa acid uric còn thuốc kháng sinh dùng để chống nhiễm khuẩn.

Do đó, thuốc kháng sinh thực tế không cơ tác dụng gì trong điều trị chuyển hóa acid uric của bệnh gout nên không thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

1.1.7. Tự ý sử dụng thuốc

Tâm lý của nhiều người bệnh là ngại đi thăm khám bác sĩ nhưng lại nghe lời khuyên của những người bệnh có cùng triệu chứng để tự mua thuốc về chữa trị.

Đây là thói quen nguy hiểm mà nhiều người bệnh đang mắc phải, không chỉ trong điều trị bệnh gout mà đối với nhiều bệnh lý khác.

Bởi triệu chứng bệnh gout có thể giống nhau ở một người bệnh, tuy nhiên thể trạng của mỗi người là khác nhau nên tốt nhất trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

1.1.8. Lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ acid uric máu

Lạm dụng thuốc giảm đau
Lạm dụng thuốc giảm đau

Lạm dùng thuốc giảm đau hay thuốc hạ acid uric máu cũng gây tác hại không kém. 

Mặc dù nhiều người bệnh được bác sĩ chỉ định với liều lượng cụ thể nhưng người bệnh vẫn sử dụng nhiều hơn mức cho phép vì cho rằng uống càng nhiều thì bệnh càng nhanh khỏi.

Hơn nữa, nếu sử dụng thuốc quá liều có thể dẫn đến ngộ độc thuốc, tăng tác dụng phụ của thuốc, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Trên thực tế, thuốc chỉ cần sử dụng với liều lượng vừa đủ là có tác dụng. Nếu trong trường hợp bệnh có chuyển biến, người bệnh nên tái khám để được bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc.

1.1.9. Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ

Một trong những sai lầm nguy hiểm khi điều trị bệnh gout đó là sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các thuốc này được bán trôi nổi trên thị trường, không có giấy phép đăng ký của Bộ Y tế.

Các sản phẩm này có thể bị nhiễm tạp chất hoặc trộn lẫn với thuốc tây như các thuốc corticoid. Nếu không được chỉ định sử dụng đúng liều lượng có thể gây nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng huyết.

Xem thêm:

1.1.10. Không kiên trì trong điều trị

Nhiều người bệnh sau khi sử dụng thuốc thấy tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau biến mất liền dùng thuốc vì cho rằng đã khỏi bệnh. Có trường hợp còn tự ý ngưng dùng thuốc hoặc không tuân thủ chỉ định điều trị.

1.1.11. Tất cả hạt tophi cần được cắt bỏ

Không phải hạt tophi nào cũng cần phải cắt bỏ. Đối với những hạt tophi nhỏ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc để thải trừ chúng ra ngoài cơ thể còn những hạt tophi to hoặc bị vỡ thì người bệnh nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ.

1.2. Về phía bác sĩ điều trị

Một số bác sĩ chưa nhận thấy được vấn đề cơ bản của bệnh gout là một bệnh có diễn biến mạn tính và cần điều trị lâu dài. Thông thường, các bác sĩ khi điều trị cho người bệnh khỏi cơn đau gout thì coi như xong và không quan tâm đến việc điều trị bệnh tái phát về sau.

1.2.1. Các hạt tophi cần phải mổ để loại bỏ

Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi chỉ khi hạt bị vỡ
Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi chỉ khi hạt bị vỡ

Điều này không đúng. Bởi chỉ hạt to phi quá to hoặc khi đã vỡ có thể được hỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng như loét da, hủy xương ảnh hưởng đến chức năng của chi hay sinh hoạt hàng ngày.

1.2.2. Chỉ cần đưa nồng độ acid uric máu về dưới 7 mg/mL là đủ

Có những khuyến cáo chỉ cần đưa nồng độ acid uric về dưới 6 mg.mL cho những người không lắng đọng tinh thể acid uric ở khớp hay chưa có tophi và dưới 5 mg/mL khi đã có tophi.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh sau khi được hạ acid máu đến mức bình thường nhưng vẫn xuất hiện những cơn đau gout. Do đó, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị bệnh triệt để.

2. Lời khuyên của chuyên gia trong điều trị bệnh gout

Có thể nói, những quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh gout sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, người bệnh gout nếu thất xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời và điều trị đúng cách.

Đồng thời người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học và đảm bảo các chất dinh dưỡng để phòng ngừa các nguy cơ như hư khớp, bệnh thận và tim mạch có thể gây tử vong hoặc tàn phế.

Trên đây là những sai lầm trong điều trị bệnh gout mà nhiều người bệnh và bác sĩ đang mắc phải. Bạn có đang gặp một hoặc nhiều hơn những sai lầm kể trên, hãy liên hệ ngay hotline dưới đây để được khắc phục tình trạng bệnh sớm nhất.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4 (3 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận