Bên cạnh việc dùng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng, nhiều thông tin cho rằng uống nước chanh hạ axit uric. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn thông tin này có chính xác không cũng như cách sử dụng nước chanh sao cho hiệu quả.
1. Nước chanh hạ axit uric có đúng không?
Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh gout với các triệu chứng sưng, đau và cứng khớp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng tổn thương khớp và các bệnh lý thận.
Người bệnh gout được khuyên nên uống nhiều nước để tăng tốc độ đào thải axit uric và độc tố ra khỏi cơ thể. Uống đủ lượng nước còn có tác dụng tạo môi trường kiềm trong cơ thể, ngăn chặn nguy cơ axit uric lắng đọng ở thận, từ đó phòng tránh các bệnh liên quan.
Nước chanh có tính axit mạnh, có thể làm tăng nhẹ độ pH trong máu và dịch lỏng trong cơ thể. Uống nước chanh tạo thành dung môi của axit đồng hóa, tạo ra tính kiềm trong cơ thể và nước tiểu. Nhờ đó, tăng tốc độ loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể, hỗ trợ việc đưa nồng độ axit uric về ngưỡng bình thường.
Các nghiên cứu tại Đại học Y khoa tại Anh Quốc đã chứng minh uống nước chanh hạ axit uric bởi nó có thể giải phóng nhiều canxi carbonat hơn. Khi lượng canxi được giải phóng sẽ liên kết với axit uric, đẩy nhanh quá trình phân hủy axit uric thành nước và các hợp chất khác. Từ đó làm giảm lượng axit trong máu và cơ thể.
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 cho thấy nước chanh hạ axit uric trong máu thực sự hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành có nồng độ axit uric máu cao, uống nước chanh hàng ngày liên tục trong 6 tuần. Kết quả tất cả đối tượng để có chỉ số axit uric giảm mà không cần sử dụng loại thuốc nào khác.
2. 3 công thức nước chanh dành cho người bệnh gout
Bạn có thể tham khảo những cách nước chanh đơn giản và hiệu quả sau đây:
2.1. Uống nước chanh nguyên chất
Nước chanh nguyên chất là một lựa chọn đơn giản và có hiệu quả tuyệt vời. Bạn nên uống nước ép của 1 - 2 quả chanh một ngày, chia thành 2 lần. Bạn có thể sử dụng máy ép để hoặc lăn quả chanh trên mặt bàn trước khi ép để vắt được toàn bộ lượng nước trong quả chanh.
Cách phổ biến nhất để uống nước chanh là pha loãng nó cùng nước ấm. Các nghiên cứu cho thấy khi pha loãng, nước chanh vẫn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout. Bạn có thể pha nước chanh tươi vào nước uống hoặc pha trà chanh nóng.
Kết hợp cùng một chút hương vị trà xanh hoặc thảo mộc cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Có một lưu ý nhỏ là để cải thiện chỉ số axit uric, bạn không nên thêm đường vào các loại nước uống này. Nếu bạn muốn có vị ngọt, có thể thêm mật ong, đường cỏ ngọt hoặc hương bạc hà nhưng vẫn nên hạn chế. Nước chanh pha loãng giúp bạn dễ uống hơn mà không cần thêm đường hay hương liệu khác
2.2. Nước chanh táo
Nước chanh táo là nước detox quen thuộc với những người đã từng giảm cân bởi tác dụng giải độc cơ thể. Có thể bạn không biết đây cũng là một loại nước có tác dụng cải thiện chỉ số axit.
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong táo hỗ trợ giảm nồng độ axit uric đáng kể, kết hợp với acid folic hỗ trợ ức chế men xanthin oxidase. Nhờ đó hạn chế được quá trình sản xuất axit uric máu, kết hợp cùng chanh làm nhân đôi tác dụng đào thải, đưa chỉ số axit uric về mức ổn định.
Cách làm nước chanh táo vô cùng đơn giản, bạn có thể làm theo các bước như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 quả chanh, 1 quả táo, 1 thanh quế và bạc hà
- Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm táo và lá bạc hà trong nước muối để loại bỏ tạp chất bên ngoài
- Có hai cách: Cách thứ nhất là thái lát táo, vắt nước cốt chanh rồi cho vào một cái bình lớn, thêm nước lọc và để qua đêm. Cách thứ hai là đun táo thái lát cùng một ít nước, thêm quế và nấu trong 20 phút, sau đó lọc lấy nước rồi vắt chanh vào làm trà.
2.3. Uống nước chanh sả gừng
Gừng là một trong số thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời với người mắc bệnh gout. Nó không chỉ làm giảm tình trạng viêm trong các đợt gout cấp mà thành phần gingerol và shogaol trong thảo dược này còn có thể hạ nồng độ axit uric trong máu. Sự kết hợp giữa gừng và sả mang tới một loại nước uống rất tốt cho cơ thể.
Các bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Rửa sạch nguyên liệu sả và gừng đã chuẩn bị
- Cho sả đã đập dập vào một nồi nước, đun sôi rồi tiếp tục cho gừng vào đun thêm vài phút
- Tắt bếp, đợi nước nguội bớt thì thêm nước cốt chanh vào khuấy đều
- Dùng ấm hoặc pha loãng với 1 - 2l nước, uống dần trong ngày.
3. Tác dụng phụ khi uống quá nhiều nước chanh
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hỗ trợ điều trị gout bằng nước chanh không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, trước khi cơ thể tiêu hóa nước chanh vẫn có tính axit. Axit citric tự nhiên trong nước chanh có thể làm mòn men răng (lớp ngoài cùng của răng)
Thành phần axit trong nước chanh cũng gây kích ứng niêm mạc miệng, cổ họng và dạ dày. Để tránh những tác dụng không mong muốn này, bạn nên pha loãng chứ không uống nước chanh nguyên chất. Nên súc miệng lại bằng nước hoặc đánh răng ngay sau khi uống nước chanh.
4. Lưu ý khi dùng nước chanh hạ axit uric
Uống nước chanh hạ axit uric chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời, không thể thay thế các biện pháp điều trị chuyên môn khác. Người bệnh trong giai đoạn điều trị hoặc sau điều trị vẫn cần tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Như vậy mới có thể kiểm soát được các chỉ số axit uric thực sự ổn định.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau khi uống nước chanh hạ axit uric:
- Không lạm dụng nước chanh quá mức, chỉ nên uống vừa đủ
- Không nên uống trực tiếp nước cốt chanh, nhất là khi đang đói. Tốt nhất nên pha loãng để tránh axit trong chanh ảnh hưởng tới dạ dày.
- Sử dụng nước chanh quá mức có thể làm mòn men răng, kích ứng cổ họng, miệng, dạ dày
- Sau khi uống nước chanh, nếu cảm thấy răng, miệng bị ê ẩm nên súc miệng hoặc đánh răng lại
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tăng cường nhóm thực phẩm đào thải axit uric như các loại rau cải, việt quất cherry.
- Bổ sung nhiều nước, tối thiểu 2,5l hàng ngày giúp đào thải độc tố cơ thể hiệu quả nhất
- Các triệu chứng thừa vitamin C khi dùng nước chanh quá mức như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau nửa đầu,...
- Không sử dụng nước chanh cho người mắc bệnh dạ dày, người bị tiêu chảy, đói bụng,...
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, thực phẩm có lượng đạm cao, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt. đồ ăn muối chua để cải thiện tình trạng bệnh
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi và kiểm soát nồng độ axit uric, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về uống nước chanh hạ axit uric có đúng không và cách dùng thế nào cho hiệu quả. Hy vọng bài viết đang mang tới cho bạn kiến thức hữu ích. Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan tới bệnh gout, liên hệ ngay hotline 0768 299 399 để nhận tư vấn từ các chuyên gia.
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!