Gout là bệnh mãn tính gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra thuốc sinh học Pegloticase có khả năng giúp cải thiện cơn đau Gout hiệu quả khi xảy ra tình trạng nhờn thuốc, quen thuốc. Vậy cách dùng như thế nào, xem ngay tại đây.
1. Thuốc Pegloticase là gì?
Thuốc Pegloticase là thuốc mới điều trị gout vô cùng hiệu quả trong cải thiện nồng độ acid uric nhưng còn rất xa lạ với nhiều người, tìm hiểu ngay dưới đây.
1.1. Công dụng chính của thuốc Pegloticase
Pegloticase thuộc nhóm thuốc hủy urat trong điều trị Gout. Pegloticase là một enzyme chuyển hóa axit uric thành một hóa chất vô hại được đào thải khỏi cơ thể trong nước tiểu. Do vậy làm giảm nhạn và tức thời lượng acid uric máu.
Pegloticase được sử dụng để điều trị Bệnh Gout mãn tính, thường được dùng sau khi các loại thuốc điều trị Gout khác không điều trị thành công các triệu chứng, hoặc nhờn thuốc, quen thuốc.
1.2. Cơ chế tác dụng
Pegloticase là một uricase tái tổ hợp xúc tác quá trình chuyển hóa axit uric thành chất allantoin tan trong nước và được đào thải qua thận.
1.3. Dạng dùng
Thuốc dùng dưới dạng tiêm, được chỉ định tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, rất hiệu quả với người bị Bệnh Gout mạn tính nặng nhưng không thích hợp với phụ nữ có bầu.
Thuốc có biệt dược nổi tiếng: Krystexxa
2. Về liều lượng – cách dùng
Liều người lớn thông thường cho Bệnh Gout:
- Thuốc dùng bằng đường truyền tĩnh mạch, với liều mỗi 2 tuần/lần hay mỗi 4 tuần/lần, một lần 8mg.
- Thuốc dùng trong vòng ít nhất 6 tháng.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Các tác dụng phụ của thuốc thường gặp ở 26 – 41% bệnh nhân bao gồm: khó thở, đau ngực, bốc hỏa, nặng hơn có thể gặp tan máu, shock phản vệ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình tiêm như cảm thấy lo lắng, nhẹ đầu, ngứa ngáy, khó thở hoặc tim đập nhanh, khó chịu ở ngực hoặc đỏ da trong khi tiêm.
4. Tương tác thuốc
Để đảm bảo hiệu quả dùng thuốc các bác sĩ phải nắm rõ tình trạng của bệnh nhân và các nhóm thuốc khi phối hợp với nó. Bởi vì nếu không nắm rõ tình trạng bệnh sẽ ngày càng tệ đi thậm chí nguy hiểm. Bài viết này sẽ đưa cho bạn các tương tác thuốc khi phối hợp với Pegloticase
4.1. Tương tác với các thuốc khác
Sau đây là danh sách các thuốc có thể gây tương tác với thuốc Pegloticase. Danh sách được xếp theo mức độ nguy hiểm từ cao nhất xuống thấp dần vì vậy bạn cần nắm rõ nhé.
- Allopurinol: tương tác nghiêm trọng khi phối hợp cùng.
- Certolizumab pegol: Hiệu quả điều trị của Certolizumab pegol có thể giảm khi dùng kết hợp với Pegloticase.
- Febuxostat: tương tác nghiêm trọng khi phối hợp cùng.
- Pegademase bovine: Hiệu quả điều trị của Pegademase có thể bị giảm.
- Pegaptanib: Hiệu quả điều trị của Pegaptanib có thể giảm.
- Pegaspargase: Hiệu quả điều trị của Pegloticase có thể giảm.
- Propylene glycol: Hiệu quả điều trị của Pegloticase có thể giảm.
- Heptaethylene Glycol, Peg330: Hiệu quả điều trị của Pegloticase có thể giảm.
- Egaptivon pegol: Hiệu quả điều trị của Pegloticase có thể giảm.
- PEG-uricase: Hiệu quả điều trị của Pegloticase có thể giảm.
4.2. Tương tác bệnh của Pegloticase
Có 2 tương tác bệnh với Pegloticase, bao gồm:
- Thiếu G6PD: chống chỉ định phối hợp Pegloticase với những bệnh nhân thiếu glucose-6-phosphate-dehydrogenase (G6PD) vì gây ra phản ứng tan máu nghiêm trọng và methemoglobinemia.
- Suy tim sung huyết: cẩn trọng khi dùng với Pegloticase.
5. Thuốc Pegloticase giá bao nhiêu?
Pegloticase mới được nghiên cứu trên phạm vi chưa lớn, nên có thể chưa phát hiện đầy đủ các vấn đề về an toàn.
Giá thuốc lại khá đắt: tại Hoa Kỳ lọ 8mg dạng tiêm có giá 2500USD, mỗi tháng truyền tĩnh mạch 2 lần tiêu tốn 5000USD (tương đương với hơn 100 triệu).
Do vậy, tại Việt Nam rất hiếm được sử dụng vì giá cả của nó.
6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pegloticase
Khi dùng Pegloticase, người bệnh cần lưu ý nhứng điều dưới đây:
- Không dùng Pegloticase khi người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Những người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh tim mạch nên cẩn trọng khi dùng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú phải báo cho bác sĩ trước khi dùng.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.
Tóm lại, thuốc Pegloticase có tác dụng điều trị Gout hiệu quả với những bệnh nhân khi dùng các nhóm thuốc khác không hiệu quả. Tuy nhiên, lại có tác dụng không mong muốn khi sử dụng lâu dài. Vì vậy, cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng.
Nếu Gout đang là nỗi lo lắng, bất an của bạn hãy liên hệ ngay tới chuyên gia để được tư vấn kĩ hơn về tình trạng của mình theo hotline dưới đây:
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp.
- Người axit uric máu tăng cao.
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!