Những điều nhất định phải nhớ để phòng tránh gout trong ngày Tết

Tết là thời gian đoàn viên, tiệc tùng của nhiều gia đình và cũng là nỗi lo của người bệnh gout. Thời gian Tết cùng những bữa ăn triền miên và rượu bia có thể làm gout tái phát và sưng đau. Vậy làm thế nào phòng ngừa bệnh Gout ngày Tết và vẫn vui như bình thường?

Mục lục [ Ẩn ]
Phòng tránh gout ngày Tết
Phòng tránh gout ngày Tết

1. Vì sao gout có nguy cơ cao bùng phát vào dịp Tết?

Thực tế theo các số liệu thống kê, số người mắc bệnh gout và tình trạng nghiêm trọng hơn tăng lên rất nhiều so với ngày thường. Các xét nghiệm cho thấy ở những bệnh nhân này có tăng men gan, máu nhiễm mỡ, giảm chức năng thận,...

Ngày Tết không thể tránh khỏi các loại đồ uống có cồn như rượu bia hay bữa ăn giàu đạm,... Đây có thể chính là những yếu tố thuận lợi và là nguyên nhân gây bệnh gout hoặc làm bệnh trầm trọng thêm, cụ thể:

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới bệnh gout, đặc biệt là dịp Tết
    • Chế độ ăn giàu đạm thịt với nhiều loại thịt đỏ như bò, dê, trâu,...nội tạng động vật, hải sản, trứng gia cầm,... Đây đều là thực phẩm chứa nhiều nhân purin, làm tăng nguy cơ khởi phát hoặc trầm trọng thêm bệnh gout
    • Một số loại rau củ được dùng nhiều trong dịp Tết như măng tây, măng tre, dọc mùng, giá đỗ,...làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric nên có nguy cơ cao gây bệnh gout. 
    • Rượu bia nhiều là không thể tránh khỏi trong ngày Tết của các gia đình Việt. So với chế độ ăn nhiều đạm thì rượu bia còn làm tăng acid uric rõ rệt hơn rất nhiều và tăng nguy cơ bệnh gout
  • Chế độ sinh hoạt: Ngày Tết nhiều người thường dễ dàng bỏ qua chế độ sinh hoạt thường ngày như thức khuya, mặc không đủ ấm,...khi kết hợp với chế độ ăn không khoa học dễ làm khởi phát gout cấp. Hơn nữa, nhiều người thường vui chơi quá đà, lãng quên việc vận động thể lực làm bệnh gout nặng thêm.
Chế độ sinh hoạt không khoa học như thức khuya, mặc không đủ ấm,...
Chế độ sinh hoạt không khoa học như thức khuya, mặc không đủ ấm,...

2. Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì ngày Tết?

Những cơn đau gout cấp chính là tác nhân gây “mất tết” ở nhiều bệnh nhân. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh nên lưu ý về chế độ ăn. Một số món ăn mà bệnh gout ngày Tết nên ăn và nên kiêng dưới đây:

2.1. Những món nên ăn

Theo các chuyên gia người bệnh gout nên ăn chất đạm trong phạm vi cho phép với khoảng 1800 kcal/ngày, cụ thể những món ăn nên tăng cường trong dịp Tết:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung các thực phẩm như dưa leo, cà chua, củ sắn,...giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, nhờ đó giảm hình thành acid uric.
  • Thực phẩm ít purin: Người bệnh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm ít purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ,...đặc biệt là trứng, sữa.
  • Rau xanh, hoa quả: Rau cần, cải xanh, rau ngót, rau muống, cà rốt, bí đỏ, cà chua,... và các loại hoa quả như đu đủ, dưa hấu, táo, lê,...chứa nhiều vitamin và rất ít nhân purin nên rất tốt cho người bệnh gout
  • Uống nhiều nước: Nên uống 2 - 2,5l nước/ngày, các loại nước khoáng không có gas và độ kiềm cao giúp đào thải acid uric và hạn chế kết tinh urat tại ống thận
Bạn có thể tìm hiểu thêm về:

2.2. Những thực phẩm cần kiêng

Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Các loại thịt đỏ: Có hàm lượng đạm, nếu ăn nhiều dẫn đến dư thừa protein, gia tăng sản sinh acid uric, gây ra cơn đau gout
Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ
  • Hải sản: Hải sản cũng là một nguồn cung cấp nhiều đạm khiến bệnh gout trầm trọng. Trong hải sản cũng có các chất dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào cho sức khỏe nên không cần kiêng tuyệt đối mà có thể ăn trong mức cho phép
  • Nội tạng động vật: Gan, thận, dạ dày, tim,...của động vật có chứa nhiều dinh dưỡng và đặc biệt là purin. Ăn nhiều khiến nồng độ acid uric trong máu tăng, người bệnh sẽ gặp nhiều cơn đau hơn.
  • Bánh chưng: Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nguyên liệu của bánh chưng thường là gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh chứa nhiều purin nên người bệnh gout cần cân đối khi ăn món ăn này
  • Thực phẩm chế biến sẵn và có đường: Những thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích hoặc thực phẩm chứa đường cần hạn chế vì chúng có khả năng làm tăng phân hủy purin dẫn tới tăng nồng độ acid uric.
  • Rượu bia, nước uống có gas: Người bệnh gout nên tránh hoàn toàn rượu bia, nước uống có gas vì chúng gây tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải qua thận. Hơn nữa, nước uống có gas làm tăng nguy cơ kết tủa các tinh thể urat tại thận, tăng nguy cơ gout và sỏi thận.

3. Lưu ý về sinh hoạt ngày Tết cho người bệnh gout?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cũng nên thực hiện một số điều sau trong chế độ sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe dồi dào

  • Duy trì thói quen tập thể dục, hạn chế làm việc nặng và quá sức
Duy trì thói quen tập thể dục
Duy trì thói quen tập thể dục
  • Dịp Tết thường ăn nhiều món ăn giàu đạm, người bệnh nên tăng cường vận động để tiêu hao calo dư thừa Các bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, khởi động tại chỗ,...
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời, không thức khuya và căng thẳng
  • Luôn giữ ấm cơ thể để tránh bị cảm lạnh, đau nhức xương khớp
  • Có thể ngâm chân với nước ấm, dùng dầu thoa lên gan bàn chân trước khi đi ngủ

Trên đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng và lưu ý trong sinh hoạt giúp phòng tránh gout ngày Tết. Thực hiện những điều trên để nâng cao sức khỏe, góp phần hỗ trợ quá trình điều trị gout. Chúc bạn và gia đình có những ngày Tết sum họp ý nghĩa và vui vẻ!

Nếu bạn đang gặp “rắc rối” với bệnh gout, liên hệ với các chuyên gia qua hotline 0768 299 399 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Mai Đào chịu trách nhiệm phân tích thông tin, cập nhật tin tức về các bệnh và thông tin liên quan tới bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Mai Đào đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Mai Đào

Bình luận