Những điều bạn nên biết về purin

Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh gout không nên ăn các thực phẩm có chứa purin, vậy thực chất purin là chất gì, tác dụng ra sao và liên quan như thế nào đến bệnh gout. Mời bạn cùng đọc và tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Purin và mối liên quan với bệnh gout
Purin và mối liên quan với bệnh gout

1. Purin là chất gì? Tác dụng của purin với cơ thể

Purin là một hợp chất hữu cơ thơm dị vòng có công thức C5H4N4 gồm 2 vòng thơm, có thể tan trong nước. Chúng là hợp chất dị vòng chứa nitơ xuất hiện rộng rãi nhất trong tự nhiên, được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và đồ uống. Hàm lượng purin tùy thuộc vào từng nhóm thực phẩm khác nhau.

1.1. Vị trí của Purin

Purin là cơ sở cấu tạo của DNA và RNA của các sinh vật sống, có trong hầu hết các loại đồ ăn thức uống của chúng ta, đặc biệt có nhiều trong thịt đỏ, hải sản, bia rượu

Purin có trong hầu hết các loại thực phẩm
Purin có trong hầu hết các loại thực phẩm

Theo nguồn gốc, purin trong cơ thể người được chia làm 2 loại:

  • Purin nội sinh: purin hình thành từ bên trong cơ thể, từ quá trình chuyển hóa acid nucleotid trong cơ thể.
  • Purin ngoại sinh: purin được đưa từ bên ngoài vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Hàm lượng purin ngoại sinh của mỗi người là khác nhau tùy vào thói quen dinh dưỡng của từng người.

1.2. Cấu tạo của Purin

Về cấu tạo, purin được cấu tạo từ 5 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử  nitơ, tạo thành một vòng pyrimidin hợp nhất với một vòng imidazole. Các purin khác nhau được phân biệt bởi các nguyên tử và nhóm chức gắn vào vòng.

Cấu tạo của bazo nitơ trong DNA từ purin
Cấu tạo của bazo nitơ trong DNA từ purin

Ví dụ về purin như: caffeine, xanthine, acid uric, theobromine, hypoxanthine và căn cứ đạm adenine và guanine.

1.3. Chức năng của Purin

Purin thực hiện nhiều chức năng trong sinh vật cũng như có tác dụng đối với cơ thể.

  • Đối với sinh vật: Purin là cơ sở cấu trúc quan trọng hình thành RNA và DNA, sử dụng để lưu trữ năng lượng, tinh bột, protein, tín hiệu tế bào, quy định enzyme.
  •  Đối với cơ thể người: sản phẩm dị hóa cuối cùng của purin là acid uric. Acid uric có tác dụng kích thích chất dẫn truyền thần kinh, giúp não bộ hoạt động một cách hiệu quả. Đồng thời, acid uric cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa và là chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn chuyển hóa purin – Nguyên nhân chính dẫn đến Bệnh Gout

2. Phân nhóm thực phẩm giàu chất purin

Dựa vào hàm lượng purin ở mỗi loại thực phẩm là khác nhau, người ta chia thực phẩm giàu purin thành 3 nhóm:

Nhóm A (0-50mg purine mỗi l00g thực phẩm)

  • Tất cả các loại trái cây, rau trừ những rau trong nhóm B
  • Các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo như sữa chua, phô mai,…
  • Các sản phẩm như bơ, hầu hết các loại dầu ăn, mỡ lợn,…
  • Đồ uống có chứa caffeine như cà phê, chè, nước giải khát,…

Rau xanh trái cây có hàm lượng purin thấp

Nhóm B (50-150mg purine mỗi 100g thực phẩm)

  • Các loại rau như rau chân vịt, cải xoăn, măng tây, bơ, nấm,…
  • Thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng,…
  • Các loại thịt đỏ như thịt bê, thịt bò, cừu, thịt lợn, thịt xông khói và xúc xích;
  • Cá, con hàu, tôm, cua,…
  • Ngũ cốc nguyên cám như bột yến mạch, gạo nâu,…
  • Các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, hạt điều, đậu Hà Lan,…
Tìm hiểu thêm: Top 13 nguyên nhân bệnh gout hay gặp nhất – bạn phải nắm kỹ

Nhóm C (150-1000mg purine mỗi l00g thực phẩm)

  • Các động vật chăn thả tự nhiên như thịt thú rừng, chim cút, thỏ, gà lôi,..
  • Nội tạng động vật và các sản phẩm từ nội tạng động vật như pate gan, xúc xích,…
  • Các sản phẩm từ thịt lên men: nem chua, tôm chua, thịt chua,…
  • Trứng cá muối, trứng cá tuyết,…
  • Một số loại cá như cá thu, các trích, cá hồi, cá cơm,…
  • Hải sản như sò điệp, tôm hùm,…

3. Bảng hàm lượng purin trong thực phẩm

Kiểm soát lượng purin trong bữa ăn là một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh lý cũng như góp phần điều trị bệnh đối với người bệnh, đặc biệt người bệnh gout.

Hàm lượng purin khác nhau trong từng loại thực phẩm
Hàm lượng purin khác nhau trong từng loại thực phẩm

Bảng dưới đây nêu ra hàm lượng purin trong 100g thực phẩm hay sử dụng ở Việt Nam giúp bạn có cách nhìn rõ ràng nhất để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tên thực phẩm

Hàm lượng purin

Tên thực phẩm

Hàm lượng purin

Dưa chuột

7

Đậu phụ

68

Cà chua

11

Đậu phộng

74

12

Óc heo

83

Xà lách, rau diếp, cần tây

13

90

Táo

14

Thịt gà

110

Khoai tây

16

Thịt bò

133

Cà rốt

17

Lưỡi heo

136

Dứa, cam

19

Thịt vịt

138

Đào, dâu tây, cải tím

21

Tôm biển

147

Cải bắp

22

Cá chép

160

Mận

24

Giò heo rút xương

160

Su hào

25

Thịt heo nạc

166

Nho

27

Cá hồi

170

Cải xoăn

28

Thịt bò nạc

172

Dưa bở

33

Đậu đen

222

Đậu cô ve

37

Gan gà

234

Chuối, rau muống

57

Cá mòi

345

62

Gan heo

515

4. Xây dựng thực đơn đảm bảo hàm lượng purin

Lượng purin dư thừa trong cơ thể thường là purin ngoại sinh được dung nạp qua đường ăn uống. Với bệnh nhân gout, tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý là phương pháp cơ sở nền tảng để điều trị bệnh.

Một số nguyên tắc xây dựng thực đơn là:

Nhóm thực phẩm giàu đạm 

  • Chiếm 10% tổng dinh dưỡng. 
  • Hầu hết các thực phẩm giàu đạm cóc hàm lượng purin cao, do đó người bệnh cần giảm tiêu thụ nhóm này

Người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm giàu đạm
Người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm giàu đạm

Nhóm thực phẩm chất béo 

  • Không nên vượt quá 20% tổng dinh dưỡng. Chất béo có mặt trong các loại thực phẩm như dầu, bơ, mỡ động vật, cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
  • Tuy nhiên nên lựa chọn sử dụng các loại chất béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe hơn là chất béo bão hòa (chất béo nguồn gốc động vật). 
  • Không nên sử dụng dầu hướng dương, dầu đậu nành vì có hàm lượng purin cao, nên sử dụng dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng.

Nhóm thực phẩm cacbonhydrat 

  • Khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng. 
  • Đa số các thực phẩm đường bột chứa hàm lượng purin thấp, cung cấp hầu hết năng lượng nên bạn có thể lựa chọn phong phú.

Ngoài ra, người bệnh gout cần lưu ý

  • Nên tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả vì đa số chúng chứa hàm lượng purin thấp, trừ súp lơ, cải bó xôi, bí đỏ, mầm giá đỗ, nấm hương,...

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh gout
Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh gout

  • Nên uống nhiều nước, nhất là nước có tính kiềm để tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước luộc thịt, nước hầm xương.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống như rượu, bia, chè, cafe,…

5. Gợi ý thực đơn có hàm lượng purin phù hợp 

Một chế độ ăn khoa học kết hợp cùng với lối sinh hoạt vận động hợp lý được chứng minh có thể giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. 

Dựa trên ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng cùng việc lựa chọn các loại thực phẩm phong phú, dễ gặp, chúng tôi xây dựng một thực đơn phù hợp dành cho bệnh nhân, mời bạn tham khảo:

 

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa tối

Ngày 1

Bánh mì

Trứng 1 quả

Sữa 200ml

Cơm 2 bát

Lạc rang vừng 50g

Bí xanh xào 200g

Dưa hấu 200g

Dầu ăn 1 thìa

Cơm 2 bát

Tôm chay xào

Canh rau ngót nấu thịt (200g rau)

Xoài chín 200g

Ngày 2

Bánh cuốn thịt 150g

200ml sữa

Cơm 1 bát

Gà kho 50g

Salat rau xanh 200g

Nước ép cà rốt 1 cốc

Cơm 1 bát

Tôm kho 50g

Su hào xào 200g

Sữa chua ít béo

Ngày 3

Bắp ngô 1 trái

Táo 1 quả

200ml sữa

Cơm 1 bát

Cá sốt cà chua 100g

Rau cải xanh luộc 200g

Khoai lang 200g

Ức gà 100g

Cà rốt, bông cải xanh hấp 200g

Trên đây là những thông tin khái quát về purin cũng như dinh dưỡng dành cho người bị bệnh gout, nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ đến với mọi người bạn nhé

Liên hệ ngay tới hotline dưới đây nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào nhé!

0768.299.399

Nếu bạn thấy bài viết hay thì đừng ngại like và share đến mọi người nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (21 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Vũ Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Vũ Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Vũ Hà

Bình luận