Tất tật những điều nên biết về quả táo

Táo có tác dụng gì? Táo mèo dùng để làm gì? Quả táo ta khác gì so với các loại táo tây?... Đây là loại quả quá quen thuộc với cuộc sống hằng ngày nhưng khi những câu hỏi này được đưa ra thì không phải ai cũng có thể giải đáp được. Nếu bạn là một trong số đó thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé, nó sẽ giúp bạn giải mã hết tất cả các câu hỏi trên.

Mục lục [ Ẩn ]

Hình ảnh quả táo
Hình ảnh quả táo

I. 20 Tác dụng của táo với sức khỏe

Quả táo có tác dụng gì đối với sức khỏe? Trong các loại táo thì loại nào là tốt nhất? Một quả táo có bao nhiêu calo?... Cùng điểm qua 20 công dụng mà quả táo tây đem lại cho sức khỏe nhé! 

1. Cải thiện các triệu chứng viêm khớp và gout

Bệnh gout có ăn được táo không? Táo có tốt cho bệnh xương khớp không? Hãy cùng Cao gắm tìm hiểu thực hư vấn đề này.

Táo giúp cải thiện triệu chứng bệnh gout
Táo giúp cải thiện triệu chứng bệnh gout

Vitamin C có trong táo làm giảm quá trình viêm và giúp kiểm soát lượng acid uric có trong cơ thể người bệnh gout.

Vitamin E cũng có tác dụng trong quá trình chống viêm của cơ thể vì vậy làm giảm tình trạng viêm của bệnh gout.

Kali và magie được tìm thấy trong táo bổ sung lượng kali bị thiếu hụt trong cơ thể người bệnh và làm giảm nồng độ acid uric qua sự bải tiết của nước tiểu.

2. Lợi ích của táo giúp xương chắc khỏe 

Các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có trong táo có thể thúc đẩy sức khỏe của xương.

Phlorizin là một hoạt chất được tìm thấy trong vỏ táo giúp ngăn ngừa thoái hóa xương liên quan đến thời kỳ mãn kinh, vì nó chống lại các chứng viêm và giảm sản xuất ra gốc tự do dẫn đến thoái hóa xương.

3. Hỗ trợ giảm cân

Chất xơ có trong quả táo giúp cơ thể giảm sự hấp thụ chất béo dư thừa trong chế độ ăn uống. Lượng chất xơ dồi dào cũng giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn.

Táo hỗ trợ giảm cân
Táo hỗ trợ giảm cân

4. Hỗ trợ vi khuẩn đường ruột

Pectin là một chất xơ hòa tan có trong táo, nó có tác dụng hút nước từ đường tiêu hóa tạo thành gel, giúp là chậm quá trình tiêu hóa và thúc đầy chất thải ra ngoài.

Bên cạnh đó trong táo còn chứa acid malic một chất giúp hỗ trợ đường tiêu hóa của bạn trở nên khỏe mạnh hơn.

5. Tốt cho tim mạch

Táo chứa các chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và kali. Chất xơ có trong táo giúp cơ thể kiểm soát huyết áp, làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Táo tốt cho tim mạch
Táo tốt cho tim mạch

Vitamin C là một chất chống oxy hóa, cùng với các chất chống oxy hóa khác đóng vai trò bảo vệ một số và ngăn ngừa một số nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch. 

6. Những tác dụng khác mà táo đem lại cho cơ thể

  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Ngăn ngừa hen suyễn.
  • Giảm tổn thương dạ dày.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
  • Bảo vệ não bộ, giảm nguy cơ mắc Alzheimer.
  • Giảm nguy cơ tiểu đường.
  • Kiểm soát triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
  • Ngăn ngừa bệnh trĩ.

Ăn táo giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Ăn táo giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể

  • Tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Ăn táo làm mọc tóc nhanh hơn ở nam giới.
  • Làm giảm sỏi thận.
  • Hỗ trợ làm giảm viêm mũi dị ứng.
  • Ăn táo tốt cho mắt.
  • Cải thiện làn da.

II. Những sự thật có thể bạn chưa biết về táo

Hiện nay trên thế giới có 7500 loại táo là kết quả của quá trình lai tạo giữa các giống táo với nhau.

1. Phân biệt giữa táo tây, táo ta và táo tàu

Quả táo tây: 

  • Cây táo tây có nguồn gốc từ Trung Á và hiện nay được trồng ở nhiều vùng như châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
  • Táo tây thường to hơn táo ta, vỏ quả có nhiều màu sắc như đỏ, vàng, xanh, đỏ thẫm hay pha trộn giữa các màu,...

Hình ảnh táo vàng
Hình ảnh quả táo vàng

  • Thịt quả màu trắng và ruột thường có 5 múi với hạt màu nâu (thường số hạt bằng với số múi).
  • Một số loại táo tây phổ biến: táo Gala, táo Fuji Nhật Bản, táo xanh Granny Smith, táo Kiku, táo Envy, táo vàng,...

Quả táo ta:

  • Hay còn được gọi là táo chua có nguồn gốc ở châu Á nhưng cũng có thể tìm thấy ở châu Phi.
  • Táo ta có vỏ màu xanh, quả hạch, khi chín thì mềm và có thể chuyển sang màu xanh nhạt hoặc vàng.
  • Kích thước tùy thuộc vào từng giống.

Hình ảnh quả táo mèo
Hình ảnh quả táo mèo

  • Một số giống táo ta: táo Gia Lộc, táo Thái Lan quả dài, táo Thái Lan quả tròn, táo ngọt H12, táo xuân 21, đại táo,...
  • Ngoài ra ở Việt Nam còn phổ biến một loại táo có tên là “táo mèo” thường được sử dụng để ngâm rượu. 

Quả táo tàu: 

  • Hay còn được gọi là hồng táo, cây thân gỗ, quả hình trứng khi non có màu xanh lục, vỏ trơn bóng, khi già thì vỏ trở thành màu đỏ hay đen ánh tía và vỏ nhăn nheo. 

2. Thành phần dinh dưỡng trong quả táo

Một quả táo bao nhiêu calo?
Một quả táo bao nhiêu calo?

Trong 100 gam táo tây có chứa:

  • 52 kcal
  • 85 gam nước
  • 13,81 gam carbohydrate
  • Vitamin C, E,...
  • Beta - carotene
  • Khoáng chất: Kali, photpho, canxi,...
  • Chất đạm, chất béo,...

>> Có thể bạn quan tâm: 

III. Những món ăn từ quả táo mà bạn không nên bỏ qua

Là loại quả thông dụng, rẻ và giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với mọi nhà vậy làm thế nào để có những món táo ngon miệng hơn thì hãy cũng Cao gắm tìm hiểu ngay bây giờ.

1. Mứt táo

Nguyên liệu: 

  • 2 trái táo chín (khoảng 200g)
  • 150g đường trắng
  • 1 quả chanh
  • 200mL nước
  • 1 thìa cà phê bột quế (nếu thích)
  • Lọ thủy tinh có nắp

Hình ảnh mứt táo
Hình ảnh mứt táo

Thực hiện:  

  • Táo gọt vỏ, cắt hạt lựu.
  • Cho vỏ táo cùng 200mL nước vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút. Vớt vỏ táo ra, chắt lấy nước.
  • Chanh vắt lấy nước cốt. Bỏ táo, nước cốt chanh, nước vỏ táo vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút đến khi táo mềm.
  • Thêm đường và bột quế, để lửa to, đảo đều cho đường tan hết.
  • Giảm lửa, tiếp tục nấu khoảng 20 phút đến khi mứt bắt đầu sệt lại. Đảo đều tay.
  • Khi mứt đã xong thì cho vào lọ, đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

2. Nước ép táo

Hình ảnh nước ép táo
Hình ảnh nước ép táo

  • Là thức uống dễ thực hiện và rất bổ dưỡng.
  • Táo sau khi được rửa sạch thì gọt vỏ cắt miếng và bỏ hạt, bỏ vào máy ép trái cây ép lấy nước. Thế là bạn đã có một ly nước ép táo ngon và bổ dưỡng. 

3. Trà táo mật ong

Nguyên liệu: táo, nước, mật ong, trà túi lọc, quế.

Hình ảnh trà táo mật ong
Hình ảnh trà táo mật ong

Thực hiện: 

  • Lấy 1 trái táo rửa sạch, không cần gọt vỏ sau đó thái hạt lựu. Cho táo đã cắt và mật ong vào nồi. Đun lửa vừa và đảo liên tục trong khoảng 5 phút cho đến khi táo săn mặt.
  • Cho quế và nước vào đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó, hạ lửa nhỏ đun thêm 5 phút. Cho 2 gói trà túi lọc và đậy nắp nồi lại. Ngâm khoảng 5 phút cho trà ra rồi với vứt bỏ túi lọc và táo.
  • Cắt trái táo còn lại thành hạt lựu bỏ vào ly. Rót trà ra, bạn có thể thêm đá viên nếu thích dùng lạnh nhé. 

4. Rượu táo mèo

Nguyên liệu:  Táo mèo tươi 2 kg, rượu trắng 4 lít, đường 1 kg, mật ong 200 ml.

Hình ảnh rượu táo mèo
Hình ảnh rượu táo mèo

Thực hiện:

  • Đổ rượu trắng đã chuẩn bị từ đầu vào hũ táo mèo, ngâm ít nhất 3 tháng là có thể sử dụng được.

5. Một số cách chế biến khác từ táo

  • Bánh táo
  • Muffin táo quế
  • Salad táo 
  • Sườn heo nấu táo
  • Tôm sú chiên sốt táo
  • ...

IV. Một số lưu ý dùng quả táo lợi cho sức khỏe

Ăn táo có tốt không? Ăn nhiều táo có tốt không? Hạt táo có ăn được không?… để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn khi sử dụng táo thì nên lưu ý những điều sau:

  • Nên sử dụng táo vào mùa thu vì đây là mùa của táo, ít bị sử dụng chất bảo quản nhất.
  • Tốt nhất nếu có thể nên ăn cả thịt lẫn vỏ táo.
  • Lượng carbohydrate có trong táo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng một cách nhanh chóng. Vì vậy nếu bạn đang bị tiểu đường nên hạn chế ăn táo.

Người bệnh gout chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày
Người bệnh gout chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày

  • Mặc dù táo sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo nhưng tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng carbohydrate và ức chế giảm cân.
  • Đặc biệt với người bệnh gout: Vì fructose có trong táo làm tăng nồng độ acid uric nên tốt nhất chỉ ăn một quả táo mỗi ngày.

Cao gắm vừa giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị và bổ ích từ quả táo. Tuy nhiên, để có tác dụng chữa bệnh hiệu quả nhất, bạn nên kết hợp giữa chế độ ăn uống và các sản phẩm giúp giảm tình trạng của bệnh.

Nếu bạn còn đang băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt tình trạng bệnh gout hay viêm khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc về tình trạng bệnh của bạn.

0768 299 399

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Chúc bạn và gia đình sức khỏe. 

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận