Thực hư: Cây rau đắng có tác dụng chữa bệnh?

Rau đắng không chỉ là loại rau được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam mà nó còn mang đến nhiều tác dụng “tuyệt vời” đối với cơ thể. Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của rau đắng đối với cơ thể, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Hình ảnh rau đắng
Hình ảnh rau đắng

1. Tác dụng của rau đắng

Nhắc đến cây rau đắng, nhiều người không khỏi tò mò về tác dụng của loại ray này. Vậy rau đắng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể? Cùng cao gắm tìm hiểu về 12 công dụng của rau đắng nhé.

1.1. Cải thiện triệu chứng bệnh Gout

Rau đắng cải thiện triệu chứng bệnh gout
Rau đắng cải thiện triệu chứng bệnh gout

Theo Đông y, rau đắng có vị đắng, tính bình, không độc và không chứa nhân purin nên giảm khả năng hình thành acid uric, nguyên nhân gây bệnh gout. 

Đồng thời, tác dụng lợi tiểu của rau giúp đào thải acid uric trong cơ thể ra ngoài hiệu quả. Do đó, rau đắng rất tốt cho chế độ ăn của người bệnh gout.

1.2. Đặc tính chống viêm

Các hoạt chất chiết xuất từ lá rau đắng có khả năng chống viêm rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bằng cách giã nhuyễn lá rau và đắp lên khu vực bị viêm của cơ thể, các chất chống viêm trong rau có thể làm giảm sưng.

Vì vậy, đây là sự lựa chọn lý tưởng cho những người bị viêm khớp và các chứng viêm khác.

1.3. Ngăn ngừa ung thư và thoái hóa thần kinh 

Tác dụng ngăn ngừa ung thư của rau đắng
Tác dụng ngăn ngừa ung thư của rau đắng

Các chất chống oxy hóa trong rau đắng có thể loại bỏ các gốc tự do, nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu cho rằng, rau đắng có khả năng chống lại độc tố nguy hiểm gây bệnh thoái hóa thần kinh, đó là acrylamide. Vì vậy, bạn nên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn của những người mắc chứng bệnh về thần kinh.

1.4. Tăng khả năng nhận thức

Một trong những lý do bạn nên sử dụng rau đắng ngay bây giờ bởi khả năng kích thích não bộ, đặc biệt là khả năng tập trung và lưu trữ thông tin của não bộ.

Từ xa xưa, trong các bài thuốc Ayurvedic của người Ấn Độ cổ đại sử dụng để tăng cường trí nhớ và sự tập trung.

Tác dụng này là do các hợp chất hữu cơ trong rau đắng kích thích các sản ứng sinh hóa trong não bộ, từ đó tăng cường khả năng nhận thức.

Ngoài ra, các phản ứng sinh hóa trên cũng làm giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn nhận thức ở người già như bệnh Alzheimer.

1.5. Giảm lo âu và căng thẳng

Giảm lo âu và căng thẳng
Giảm lo âu và căng thẳng

Các hoạt chất trong cây có tác động đến hoạt động của hormon trong cơ thể, bao gồm các hormon gây căng thẳng. Từ đó, giúp chúng ta đạt được trạng thái bình tĩnh và thoải mái một cách tự nhiên.

1.6. Chống oxy hóa

Trong rau đắng có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do là những chất gây nguy hiểm trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó, ngăn ngừa quá trình lão hóa một cách hiệu quả.

Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy loại rau này có tác dụng quét gọn các gốc tự do trong cơ thể, có lợi cho người bệnh Parkinson, ung thư và vấn đề về tim mạch.

1.7. Trị chứng táo bón

Rau đắng giúp trị chứng táo bón
Rau đắng giúp trị chứng táo bón

Với những người thường mắc chứng bệnh táo bón hoặc tình trạng bệnh táo bón kéo dài, sử dụng rau đắng là một trong những cách điều trị nhanh chóng và an toàn.

Điều này là do rau đắng có tính bình giúp thanh lọc cơ thể, mát gam, đồng thời nó chứa nhiều chất xơ sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh tình mau chóng thuyên giảm.

1.8. Lợi cho hệ hô hấp

Rau đắng được sử dụng trong các phương pháp trị liệu Ayurveda của người Ấn Độ trong các bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản, xung huyết, chứng cảm lạnh ngựa phổi và viêm xoang mũi.

Ngoài ra, chất đắng của ra có khả năng long đờm và loại bỏ chất dư thừa, làm giảm tình trạng viêm ở cổ họng và đường hô hấp.

1.9. Nâng cao sức đề kháng

Rau đắng có chứa hàm lượng vitamin C khá cao cùng các chất như tanin, saponin, flavonoid,... giúp kéo dài thời gian hoạt động của hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.

1.10. Hạ đường huyết

Tác dụng đường huyết đối với người bệnh tiểu đường của rau đắng
Tác dụng đường huyết đối với người bệnh tiểu đường của rau đắng

Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng rau đắng có mối liên hệ với lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung loại rau đắng này vào chế độ ăn của mình.

1.11. Điều trị sỏi

Các chuyên gia y tế nhận định rất tốt về khả năng điều trị sỏi bàng quang của rau đắng. 

Tác dụng chữa bệnh này của rau đắng là do nó có chứa nhiều thành phần tinh dầu, acid silicic, tanin, các dẫn chất polyphenol, anthranoid,... Các chất này có tác dụng làm tan sỏi và đào thải chúng ra ngoài cơ thể dễ dàng.

1.12. Tác dụng cầm máu

Nước sắc và cao rau đắng được chiết xuất bằng ethanol có tác dụng làm tăng khả năng đông máu, do đó, nó có tác dụng cầm máu rất tốt.

2. Những điều bạn nên biết về cây rau đắng

Để hiểu rõ hơn về rau đắng, chúng ta cùng đi tìm hiểu về đặc điểm của loại rau này nhé.

2.1. Cây rau đắng là rau gì?

Hình ảnh cây rau đắng
Hình ảnh cây rau đắng

  • Cây rau đắng thuộc loại thân thảo, mảnh, dài trung bình khoảng 10 - 20cm, mang nhiều lá nhỏ hình bầu dục hoặc tròn.
  • Các lá có màu xanh sáng nhẵn, dày, nhiều thịt, phẳng, dài 2 - 3cm, mọc xen kẽ theo thân cây.
  • Vào cuối mùa xuân, trên thân cây xuất hiện những bông hoa nhỏ có màu từ trắng, tím đến xanh.
  • Rau đắng giòn, mọng nước, có vị đắng và màu xanh rất đặc trưng.

2.2. Rau đắng gồm những loại nào?

Hiện này có nhiều loại rau đắng khác nhau, chúng được phân loại theo các chi như sau:

Hình ảnh cây rau đắng biển
Hình ảnh cây rau đắng biển

Chi Glinus (Chi rau đắng) gồm có:

  • Rau đắng (Glinus hernarioides)
  • Rau đắng lông (Glinus lotoides)
  • Rau đắng đất (Glinus oppositifolius)

Chi Bacopa gồm có

  • Rau đắng bông (Bacopa floribunda)
  • Rau đắng biển (Bacopa monnieri)

Chi Polygonum (Chi nghể) có một loài là biển súc (Polygonum aviculare).

Tại Việt Nam, có 2 loại rau đắng phổ biến đó là rau đắng đất và rau đắng biển.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong rau đắng

Thành phần hóa học của rau đắng
Thành phần hóa học của rau đắng

Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết, trong thành phần của rau đắng có chứa khoảng 0,35% hoạt chất tanin, catotin, alcaloid đường.

Các vitamin như vitamin C giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn tốt hơn.

Ngoài ra, nó còn chứa các hợp chất như flavonoid, saponin, tinh dầu, spergulagenin A có lợi cho sức khỏe.

3. Tác dụng không mong muốn của rau đắng

Việc bổ sung bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều có thể gây bất lợi cho cơ thể và rau đắng cũng không phải là ngoại lệ.

  • Gây co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.
  • Do tác dụng đông máu sẽ ảnh hưởng đến người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Gây đau bụng tiêu chảy ở người thể hàn vì rau đắng có tính bình.

4. Một số chú ý khi dùng rau đắng mà bạn nên biết

Để tránh các tác dụng không mong muốn cũng như sử dụng rau đắng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý các một số điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn rau đắng?

Người đang dùng thuốc chống đông máu không nên dùng rau đắng
Người đang dùng thuốc chống đông máu không nên dùng rau đắng

Những đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn rau đắng, đó là:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu
  • Người mắc các bệnh về dạ dày
  • Người đang dùng các thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.

4.2. Thực phẩm kỵ rau đắng bạn nên tránh

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc rau đắng không thể kết hợp với loại thực phẩm nào.

Rau đắng có thể ăn kèm được với hầu hết các loại thực phẩm mà không hề gây ra bất kỳ tác hại nào. Hơn nữa, khi kết hợp loại rau này với các thực phẩm khác sẽ giúp bồi bổ nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

5. Món ngon từ rau đắng

Rau đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như rau đắng nấu với cá trê, rau đắng xào thịt bò, rau đắng xào trứng,... Dưới đây là hai ông thức chế biến món ăn từ rau đắng mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Cháo cá lóc rau đắng

Nguyên liệu gồm có: 100g gạo, 300g cá lóc đồng (hoặc cá lóc thường), 10g gừng, 1 thì canh tỏi băm, 1 thìa hành tím băm, 50g nấm rơm, 200g rau đắng và 1 lít nước.

Cháo cá lóc rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng

Cách nấu cháo cá lóc rau đắng như sau:

  • Bước 1: Rang gạo trên bếp để dậy mùi thơm hơn.  Gừng cắt lát mỏng. Cá lóc đem xát muối và gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó rửa sạch á lại với nước và cắt thành các khúc vừa ăn.
  • Bước 2: Cho dầu vào chảo, phi thơm hành tỏi trên bếp rồi cho cá vào chiên sơ cho săn. Thêm nấm rơm vào đảo nhanh trong khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Cho cá lóc vào nồi cùng với 1 lít nước. Đun đến khi cá chín vừa tới thì vớt ra để tránh bị nát. Thêm gạo đã rang vào nồi và nấu đến khi cháo chín mềm.
  • Bước 4: Khi cháo đã chín mềm thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn và rắc một chút hành lên nồi cháo để tăng thêm phần thơm ngon và hấp dẫn.

5.2. Rau đắng xào tỏi

Rau đắng xào tỏi
Rau đắng xào tỏi

Nguyên liệu gồm có: rau đắng biển 300g, tỏi 4 tép và gia vị.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Rau đắng đem rửa sạch với nước hoặc ngâm nước muối loãng cho hết bụi bẩn. Tỏi bóc vỏ ngoài, đập dập và băm nhỏ.
  • Bước 2: Đun một nồi nước, đến khi sôi thì cho rau đắng vào trần qua cho rau xẹp xuống (không nên luộc chín quá). Vớt phần ra đã trần vào một bát tô có đá lạnh để giữ rau được tươi xanh.
  • Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo và cho tỏi vào phi. Khi tỏi bắt đầu xem vàng thì cho rau đắng vào xào, chú ý đảo đều tay trên lửa lớn. Cho thêm gia vị, hạt nêm, muối, bột ngọt cho vừa ăn. Đảo nhanh để rau ngấm gia vị rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Múc món rau ra đĩa và nên thưởng thức khi còn nóng.

6. Mọi người thường hỏi về rau đắng

Dưới đây là một số câu hỏi mà mọi người thường hỏi về rau đắng:

Ăn nhiều rau đắng có tốt không?

Tuy ăn rau đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ một lúc quá nhiều loại rau này có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho cơ thể. 

Vì vậy, thay vì ăn một lúc với lượng lượng lớn, bạn nên chia nhỏ lượng sử dụng phù hợp trong ngày để tác dụng của rau đắng được phát huy tốt nhất.

Và một điều cần chú ý, đó là không nên sử dụng rau đắng liên tục quá 12 tuần.

Rau đắng có tác dụng giảm cân không?

Cũng như các loại rau củ quả khác, rau đắng chứa nhiều chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan rất tốt cho việc giảm cân.

Các hoạt chất này không chỉ tạo cảm giác no, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khác mà nó còn có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol xấu và chất béo dư thừa có trong cơ thể, từ đó, nó giúp giảm cân hiệu quả.

Rau đắng rất tốt cho một chế độ giảm cân
Rau đắng rất tốt cho một chế độ giảm cân

Ăn rau đắng khi mang thai có tốt không?

Tuy ra đắng mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể nhưng theo các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai không nên ăn rau đắng. 

Nguyên nhân là do trong rau đắng có chứa chất charatin gây co thắt tử cung, xuất huyết hoặc thậm chí là sảy thai.

Sau sinh ăn rau đắng được không? 

Rau đắng không chỉ chống chỉ định với mẹ bầu mà sau khi sinh mẹ bầu cũng nên dùng loại rau này bởi đây là loại rau có tính bình sẽ khiến mẹ bầu gặp các tình trạng như đi ngoài nhiều, đau bụng,...

Các tác dụng bất lợi này có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ, từ đó, tác động gián tiếp đến sức khỏe của trẻ và trẻ có thể cũng mắc một vài bệnh lý như tiêu chảy, khó tiêu,...

Trên đây là những thông tin về cây rau đắng mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về rau đắng và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

 

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.3 (3 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận