Ăn rong biển để nhận được nhiều lợi ích từ nó

Rong biển có tác dụng gì? Ăn rong biển có tốt không? Rong biển trị bệnh gì? Bệnh gout có ăn được rong biển không? Ăn rong biển có mập không?... Và hàng ngàn câu hỏi khác liên quan đến thực phẩm này mà bạn đang quan tâm. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của rong biển đối với cơ thể
Tác dụng của rong biển đối với cơ thể

1. Tác dụng của rong biển

Rong biển là một nguồn i-ốt tuyệt vời, một khoáng chất vi lượng cần thiết đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Cùng Cao gắm tìm hiểu lợi ích của rong biển nhé!

1.1. Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Rong biển giúp hạn chế rồi loạn chức năng tuyến giáp
Rong biển giúp hạn chế rồi loạn chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và i-ốt rất cần thiết cho hoạt động bình thường của nó. Tuyến giáp kiểm soát và giải phóng các hormone để sản xuất năng lượng, tăng trưởng và sửa chữa tế bào.

Tuyến giáp của cơ thể dựa vào i-ốt để tạo ra hormon. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ i-ốt, bạn có thể bắt gặp các triệu chứng như thay đổi cân nặng, mệt mỏi hoặc có thể dẫn đến bướu cổ.

Trong khi đó, rong biển rất giàu i-ốt. Hàm lượng i-ốt của nó khác nhau tùy thuộc vào loài, nơi nó sinh sống và cách nó chế biến. Trên thực tế, một tấm rong biển khô có thể chứa khoảng 1,989% khẩu phần ăn cần thiết trong một ngày.

1.2. Chống lại bệnh hen suyễn

Theo một cuộc khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia tại Hàn Quốc vào năm 2013 - 2016 (KNHANES) đã phát hiện ra rằng lượng ăn rong biển và hải sản thấp hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao hơn.

Điều này có thể lý giải là do bệnh hen suyễn là một bệnh viêm nhiễm, người ta giả thiết rằng chất béo không bão hòa đa và vitamin có trong thực phẩm này có tác dụng bảo vệ cơ thể.

1.3. Giảm nguy cơ loãng xương

Rong biển giúp giảm nguy cơ loãng xương
Rong biển giúp giảm nguy cơ loãng xương

Quá trình oxy hóa từ các gốc tự do có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả sự suy yếu của xương. 

Rong biển có chứa các hợp chất chống oxy hóa, được gọi là fucoidan, được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự phân hủy xương bởi các gốc tự do.

Tác dụng này là do, các loại fucoidan bảo vệ các nguyên bào xương (tế bào chịu trách nhiệm cấu tạo nên xương) chống lại quá trình apoptosis hoặc sự chết tế bào có thể gây ra bởi stress oxy hóa.

Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều vitamin K và canxi, hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sự chắc khỏe của xương.

1.4. Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Rong biển có chứa carrageenan, agar, fucoidan, hoạt động như prebiotics, chất xơ không tiêu hóa được, nuôi vi khuẩn lành mạnh trong đường tiêu hóa của bạn. 

Bên cạnh đó, polysaccharides sulfate (loại đường có trong rong biển) giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn tốt và tăng acid béo ngắn hạn giúp giữ cho lớp niêm mạc đường tiêu hóa được khỏe mạnh. 

Hơn nữa, nó là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Nó được biết đến là có tác dụng thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Nó có thể chiếm khoảng 25 - 75% trọng lượng khô của rong biển.

Hàm lượng chất xơ cao có thể chống lại các nguy cơ bệnh về đường tiêu hóa và được sử dụng làm nguồn thức ăn cho vi khuẩn trong ruột già của bạn.

1.5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Rong biển giúp tăng cường chức năng tim mạch
Rong biển giúp tăng cường chức năng tim mạch

Rong biển là một nguồn chất xơ hòa tan tốt, đặc biệt là rong biển dulse và kombu cung cấp 5 đến 6 gam mỗi khẩu phần. Chất xơ liên kết với cholesterol và kéo chúng ra khỏi cơ thể thông qua quá trình đào thải.

Ngoài việc giảm cholesterol, nó cũng có thể giúp giảm huyết áp do hàm lượng kali cao. Cuối cùng, folate giữ cho mức homocysteine giảm xuống (một dấu hiệu của chứng viêm), từ đó, giảm nguy cơ đột quỵ.

1.6. Các công dụng khác của rong biển

  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Giảm cân

2. Những điều bạn nên biết về cây rong biển

Với những công dụng tuyệt vời như trên của rong biển, chắc hẳn bạn sẽ muốn hiểu rõ về nó hơn. Vì vậy, hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu về nó nhé.

2.1. Rong biển là gì?

Rong biển là gì?
Rong biển là gì?

Rong biển tiếng anh là Seaweed. Đây là một thuật ngữ chung để chỉ một số loài tảo và thực vật biển mọc dọc theo các bờ biển đá trên khắp thế giới. 

Vào thời tiền sử, cây rong biển là một phần quan trọng của người dân ven biển. Họ thường sử dụng lá rong biển để chế biến thành các món ăn và được chế biến dưới dạng rong biển tươi, rong biển khô hoặc rong biển ăn liền

HIện nay chúng mọc ở tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới, chúng phổ biến nhất trong các món ăn châu Á với các món đặc trưng như sushi, salad, soup, món hầm.

>> Có thể bạn quan tâm: Rau lang - Lợi ích sức khỏe từ thực phẩm dân dã

2.2. Các loại rong biển

Ngày nay, hơn 145 giống được sử dụng trên khắp thế giới. Các nhà khoa học đã phân loại chúng thành các nhóm khác nhau dựa trên sắc tố, cấu trúc tế bào và các đặc điểm khác của chúng.

Các nhóm rong biển thường được tiêu thụ bao gồm:

  • Các loại tảo xanh như rau diếp biển và nho biển
  • Các loại tảo nâu như kombu, arame, tảo bẹ và wakame
  • Các loại tảo đỏ như dulse, laver và nori 
  • Các loại tảo xanh lam như spirulina và chlorella

2.3. Giá trị dinh dưỡng của rong biển

Rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng của rong biển khác nhau tùy thuộc vào nơi nó phát triển và loại rong biển nhưng chúng đều chứa một lượng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Hầu hết các loại đều chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, vitamin K, canxi, folate, kali, mangan, sắt,...

Ngoài ra, nó cũng chứa một lượng lớn i-ốt và các chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với tuyến giáp và các cơ quan khác trong cơ thể.

Rong biển chứa bao nhiêu calo? Trong 100 gam rong biển có chứa 306,4 kcal. Nó cũng cấp một lượng calo cần thiết cho cơ thể.

3. Tác hại của rong biển

Ăn nhiều rong biển có hại không? Đây chắc hẳn là điều mà những người ưa chuộng món ăn này cũng như nhiều người bệnh thắc mắc.

Ăn rong biển thường được coi là an toàn đối với hầu hết mọi người. Mặc dù đây là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó cũng có thể gây ra những tác động như sau đối với cơ thể:

Tác hại của rong biển khi ăn quá nhiều
Tác hại của rong biển khi ăn quá nhiều

3.1. Quá nhiều i-ốt 

Hầu hết các loại rong biển đều chứa hàm lượng i-ốt cao và một người nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng nồng độ i-ốt trong cơ thể, từ đó, nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp.

Để hạn chế tình trạng tăng i-ốt quá mức, bạn có thể ăn cùng với các thực phẩm có thể ức chế sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Những thực phẩm này được gọi là goitrogens và chúng có trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải.

3.2. Rong biển chứa nhiều kim loại nặng

Rong biển có thể hấp thu và lưu trữ khoáng chất với nồng độ cao. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi nó có thể hấp thu một lượng lớn các kim loại độc hại như cadmium, thủy ngân và chì.

Do đó, khi ăn rong biển thường xuyên, hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể sẽ tăng lên theo thời gian và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

4. Một số chú ý khi dùng rong biển mà bạn nên biết

Để hạn chế những tác động bất lợi và phát huy tác dụng có lợi của rong biển, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Những người rối loạn chức năng tuyến giáp hay tiêu hóa nên thận trọng khi ăn rong biển.
  • Không nên ngâm rong biển trong nước quá lâu vì nó có thể làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý cách bảo quản rong biển sao cho nó vẫn giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng:

  • Rong biển tươi nên được rửa sạch trước khi bảo quản. Bảo quản thực phẩm này trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Rong biển khô nên được đặt trong hộp kín sau khi mở. Tuân theo hạn sử dụng ghi trên bao bì để có độ tươi tối đa.

5. Món ngon từ rong biển

Rong biển có thể được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc từ rong biển khô hoặc rong biển tươi như:

  • Làm nước dùng từ rong biển khô
  • Trộn arame và wakame tươi với giấm, dầu mè, hành lá và tỏi để làm món salad rong biển
  • Kết hợp nori xay, kombu, dulse, muối, tiêu đen và hạt mè tạo thành gia vị trộn cơm tuyệt hảo
  • Rong biển khô chế biến thành sushi
  • Salad cá ngừ thuần chay với đậu gà, sốt mayonnaise thuần chay, cần tây, hành tím, muối, tiêu và dulse.

Để có được những món ăn ngon từ rong biển, mời bạn đọc tham khảo 2 công thức món ăn từ rong biển như sau:

5.1. Canh rong biển tôm khô đậu phụ

Canh rong biển tôm khô đậu phụ
Canh rong biển tôm khô đậu phụ

Nguyên liệu gồm có:

  • Rong biển tươi: 100 gam
  • Đậu phụ non: 2 - 3 miếng
  • Nấm (tùy chọn): 50 gam
  • Tôm khô: 10 gam
  • Gừng tươi
  • Gia vị

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Rong biển rửa sạch và sử dụng một lượng nhỏ dầu mè hoặc gừng tươi để khử mùi tanh. Sau đó, thái rong biển thành miếng vừa ăn. Nấm rửa sạch với nước muối loãng và thái lát. Đậu cắt miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Tôm khô đem ngâm với nước ấm cho mềm rồi vớt ra để ráo. Bắt chảo lên bếp, đun sôi dầu và phi thơm hành tỏi. Sau đó, có tôm vào đảo nhanh 2 - 3 phút.
  • Bước 3: Thêm một lượng nước vừa đủ vào để nấu canh. Thêm gừng thái chỉ vào nấu cùng. Tiếp theo thêm đậu vào nấm vào nấu cùng.
  • Bước 4: Khi nồi canh sôi thì thêm rong biển vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun thêm khoảng 5 phút cho rong biển chín thì tắt bếp.

5.2. Cơm cuộn rong biển

Cơm cuộn rong biển
Cơm cuộn rong biển

Nguyên liệu gồm có:

  • Cơm trắng
  • Rong biển khô dạng lá
  • 1 củ cà rốt, 1 quả dưa leo, 2 quả trứng, 2 cây xúc xích ăn liền, 200 gam rau bina, mè trắng, mè đen và mành cuốn cơm.
  • Gia vị: dầu mè, muối, tiêu, nước tương và đường trắng.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Dưa chuột rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ và rửa sạch. Rau bina rửa sạch. Dưa chuột, cà rốt và sức xích thái sợi dài nhỏ.
  • Bước 2: Bắc một nồi nước lên trên bếp, thêm đường, muối vào đun sôi. Sau đó cho cà rốt và rau bina vào luộc chín. Luộc xong vớt ngay vào tô nước đá lạnh để cà rốt và rau được giòn và xanh.
  • Bước 3: Đập trứng vào bát, thêm muối và tiêu vào đánh tan. Đun sôi dầu trên chảo và chiên trứng chín đều 2 mặt. Đợi trứng nguội thì thái sợi dài như cà rốt, dưa chuột.
  • Bước 4: Cho cơm trắng ra tô lớn, thêm 1 thìa dầu mè, mè trắng, mè đen và trộn thật đều.
  • Bước 5: Trải mành tre lên một mặt phẳng, lấy lá rong biển đặt trên mành tre và lần lượt cho các nguyên liệu đã được sơ chế vào rồi từ từ cuộn mành tre lại. Lưu ý cuốn chặt tay để nhân không bị rơi ra ngoài khi cắt.
  • Bước 6: Sau khi cuốn xong thì phết một lớp dầu mè lên trên bề mặt để cơm cuộn không bị khô. Sau đó, cắt cơm cuộn thành các miếng vừa ăn.

Chúc bạn thành công với hai công thức món ăn ngon từ rong biển nhé!

6. Mọi người thường hỏi về rong biển

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi ăn rong biển thường xuyên:

Bệnh gout ăn được rong biển không?

Bệnh gout hoàn toàn ăn được rong biển
Bệnh gout hoàn toàn ăn được rong biển

Theo các chuyên gia cho biết, bạn có thể hoàn toàn bổ sung rong biển vào chế độ ăn cho người bệnh gout. Bởi những lý do như sau:

  • Đây là thực phẩm có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối với người bệnh gout.
  • pH trong rong biển rất cao, lớn hơn 14 lần so với các thực phẩm giàu tính kiềm khác như bí đao, dưa hấu, củ cải,...
  • Đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm, lưu thông máu và khả năng thải trừ độc tố cơ thể.

Bầu ăn rong biển được không?

Bà bầu ăn rong biển ở mức độ vừa phải có thể mang lại những lợi ích như sau: 

  • Ngăn ngừa táo bón: Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ.
  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Do giàu acid béo omega-3 tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, acid align và acid alginic giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi.
  • Ngăn ngừa các bệnh răng miệng: Vitamin C trong rong biển cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng 

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rong biển

Rong biển là thực phẩm có chứa hàm lượng i-ốt cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên ăn rong biển khoảng 2 - 3 lần một tuần (không vượt quá 45mg/kg) sẽ đảm bảo được lượng i-ốt hấp thu vào cơ thể.

Trên đây là những thông tin về rong biển mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh gout.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận