Lợi và hại của sầu riêng mà ai cũng nên biết

Sầu riêng có tác dụng gì? Ăn sầu riêng có tốt không? Sầu riêng kỵ món nào? Hạt sầu riêng có ăn được không?... Tất cả những thắc mắc trên của bạn đọc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi.

Mục lục [ Ẩn ]

Hình ảnh sầu riêng
Hình ảnh sầu riêng

1. Tác dụng của sầu riêng đối với cơ thể

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của quả sầu riêng, chúng ta cùng đi tìm hiểu về quả sầu riêng nhé!

1.1. Quả sầu riêng là quả gì?

  • Sầu riêng ban đầu được nhiều người dân Việt Nam gọi là Mít Gai vì hình dạng giống quả mít, vị khá giống với mít.
  • Nó có tên tiếng anh là Durian và thuộc chi Sầu riêng (Durio).

Đặc điểm của quả sầu riêng
Đặc điểm của quả sầu riêng

  • Quả có kích thước lớn, mùi mạnh và vỏ có gai. Hình dạng của nó từ thuôn đến trong, màu vỏ từ xanh lục đến nâu và thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ tùy theo loài.
  • Một số người cảm nhận sầu riêng có mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, trong khi những người khác lại thấy mùi thơm át đi mùi khó chịu.
  • Có lẽ bởi độ hăng và mùi cực mạnh của loại trái cây nổi tiếng Đông Nam Á này mà nó được các mọi người gọi với cái tên “Vua của các loài trái cây” ở Đông Nam Á.

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Quả kiwi - Mặt lợi và mặt hại mà bạn nên biết
  • Những điều thú vị về quả dâu tây mà bạn chưa biết

1.2. Sầu riêng gồm những loại nào?

Ở Việt Nam, hầu hết các giống sầu riêng được du nhập từ thái Lan và được trồng ở các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, chỉ một số ít loại được ưa chuộng như:

Một số loại sầu riêng ở Việt Nam
Một số loại sầu riêng ở Việt Nam

  • Sầu riêng Ri 6: Sầu riêng có mùi đặc trưng, cơm dày, hạt lép, vị ngọt và béo vừa phải. Quả dạng bầu dục, phần đáy hẹ, vỏ quả màu vàng xanh.
  • Sầu riêng chuồng bò: Loại này nhỏ hơn sầu riêng Ri 6, cơm sầu riêng có màu vàng nhạt và mềm, vị ngọt tương đối nhưng béo ngậy. Quả nhỏ khoảng 1 - 2kg, hình bầu, vỏ màu xanh, gai to.
  • Sầu riêng khổ qua: Cây gồm 2 loại là khổ qua vàng và khổ qua xanh. Sầu riêng khổ qua có cơm vàng, hơi nhão, vị ngọt đặc trưng, rất thơm và béo nhưng hạt rất to nên phần cơm khá ít so với các loại sầu riêng hạt lép.
  • Sầu riêng Cái Mơn: Quả có vỏ màu xanh ngắt, gai thưa. Cơm sầu riêng có màu vàng nhạt, hạt lép, mùi rất thơm, và vị ngọt, béo ngậy.
  • Sầu riêng ruột đỏ: Đây là loài có nguồn gốc từ Malaysia, có mùi giống socola đen đậm đặc kết hợp cùng vị béo. Tùy theo cảm nhận của từng người mà nó có vị như rượu vang lên men hay vị ngọt, bùi và đăng đắng.
  • Sầu riêng Musang king: Đây được voi là “vua” của các loại sầu riêng bởi hương vị khó quên của nó. Múi sầu riêng to, hạt lép, vị đăng đắng, thơm thơm và không quá ngọt, có vị béo như bơ sữa.

1.3. Thành phần chất dinh dưỡng của sầu riêng

 

Thành phần chất tinh dưỡng của sầu riêng
Thành phần chất tinh dưỡng của sầu riêng

Trong 100g sầu riêng có chứa 144 calo, bao gồm các thành phần như sau:

  • Ascorbic Acid: 23,9 - 25,0mg
  • Canxi: 7,6 - 9,0mg
  • Phốt pho: 37,8 - 44,0mg
  • Kali: 436mg
  • Vitamin A: 20 - 30IU
  • Vitamin B: 0,24 - 0,352mg
  • Vitamin B2: 0,20mg
  • Vitamin B3: 83 - 0,70mg
  • Sắt: 0,73 - 1,0mg
  • Đường: 12,0g
  • Protein: 2,5 - 2,8g
  • Chất béo: 5.33g
  • Chất xơ: 3,8g
  • Carbohydrates: 30,4 - 34,1g

1.4. Công dụng của sầu riêng

Các nghiên cứu cho thấy quả sầu riêng mang lại những lợi ích cho sức khỏe sau đây:

1.4.1. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Chất xơ trong sầu riêng giúp giảm nhu động ruột. Điều này giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi và ợ chua. Thiamin trong trái cây có thể cải thiện sự thèm ăn và sức khỏe cho người cao tuổi.

Sầu riêng cải thiện bệnh tiêu hóa
Sầu riêng cải thiện bệnh tiêu hóa

1.4.2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Lưu huỳnh sulfur trong loại quả này có thể điều chỉnh các enzym gây viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn trái cây giàu chất xơ giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL-C) và giảm nguy cơ bệnh mạch vành.

1.4.3. Điều chỉnh mức huyết áp

Sầu riêng điều chỉnh mức huyết áp
Sầu riêng điều chỉnh mức huyết áp

Sầu riêng là nguồn cung cấp kali dồi dào. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng kali có thể làm giảm mức huyết áp.

Kali trong trái cây cũng có tác dụng giãn mạch. Nó giúp duy trì sự cân bằng giữa máu và lượng muối trong tế bào của cơ thể. Khoáng chất này giúp giảm căng thẳng trên mạch máu và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

1.4.4. Giúp tăng cân

Lợi ích này của trái sầu riêng là do nó có chứa một lượng calo khá cao. Ăn 100g sầu riêng cung cấp khoảng 147 calo năng lượng.

Nó cũng là nguồn cung cấp carbohydrate tốt giúp giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động hằng ngày. Ngoài ra, nó rất giàu chất béo lành mạnh, hỗ trợ sức cân và sứa sức cho chúng ta.

1.4.5. Tăng cường miễn dịch và trao đổi chất

Sầu riêng giúp tăng cường miễn dịch
Sầu riêng giúp tăng cường miễn dịch

Lợi ích này chủ yếu là do sự có mặt của vitamin C. Nó giúp ngăn chặn các vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh cho cơ thể.

1.4.6. Giảm nguy cơ ung thư

Sầu riêng được cho là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Trái cây có chứa polyphenol có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư và thậm chí tiêu diệt tế bào ung thư. Các gốc tự do được biết là phá hủy các tế bào khỏe mạnh và gây ra sự lây lan của ung thư. 

1.4.7. Chữa bệnh thiếu máu

Sầu riêng chữa bệnh thiếu máu
Sầu riêng chữa bệnh thiếu máu

Sầu riêng là nguồn giàu chất sắt và folate. Chúng ngăn chặn sự giảm số lượng tế bào hồng cầu được tạo ra.

Các khoáng chất khác trong sầu riêng cũng kích hoạt sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể, do đó hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng và chất lỏng đến tất cả các cơ quan trong hệ thống.

1.4.8. Điều trị chứng mất ngủ

Lợi ích này của trái sầu riêng là do sự hiện diện của tryptophan trong đó. Tryptophan là một axit amin thiết yếu chuyển đổi thành serotonin trong não của chúng ta và mang lại cảm giác thư giãn và hạnh phúc. 

Nó cũng giúp giải phóng melatonin trong máu của chúng ta. Melatonin là một loại hormone khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, do đó giúp chữa chứng mất ngủ. 

Ngoài ra, các hợp chất khác như vitamin B complex, canxi và sắt, ... cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một giấc ngủ ngon.

1.4.9. Chống trầm cảm

Ăn trái sầu riêng thường xuyên và vừa phải rất có lợi cho việc chống lại bệnh trầm cảm. Lợi ích này của trái sầu riêng chủ yếu là do sự hiện diện của vitamin B6. 

Vitamin B6 là một chất dinh dưỡng thiết yếu làm tăng sản xuất serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm trầm cảm, giảm lo lắng, do đó nâng cao tâm trạng và tăng cường trí nhớ và sự tập trung.

Ăn sầu riêng giúp giảm trầm cảm
Ăn sầu riêng giúp giảm trầm cảm

1.4.10. Tốt cho da và tóc

Lợi ích này của sầu riêng chủ yếu là do sự hiện diện của các chất chống oxy hóa như vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa như dinh dưỡng thực vật, polyphenol và flavonoid, v.v. collagen giúp:

  • Cải thiện vẻ ngoài của làn da. 
  • Mang lại vẻ sáng tự nhiên của làn da, loại bỏ các vết sạm và giảm các dấu hiệu lão hóa sớm như các nếp nhăn.
  • Đảm bảo tóc được nuôi dưỡng từ bên trong, tóc dài và bóng mượt.

2. Mặt trái của sầu riêng đối với cơ thể

Bên cạnh những tác dụng có lợi cho cơ thể, sầu riêng cũng tồn tại những tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn sầu riêng không đúng cách:

  • Đầy hơi: sầu riêng rất giàu chất xơ, vì vậy khi ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày khó chịu.
  • Tăng lượng đường trong máu: Đây là loại trái cây rất giàu lượng đường tự nhiên, gây tăng lượng đường trong máu lên rất nhanh, đặc biệt ở những người bệnh tiểu đường.

Sầu riêng gây tăng lượng đường trong máu
Sầu riêng gây tăng lượng đường trong máu

  • Gây độc cho cơ thể: Trong sầu riêng chứa một lượng lớn sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyde dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hóa trong cơ thể không được chuyển hóa và gây độc cho cơ thể.
  • Gây nóng trong người: Theo Đông y, sầu riêng có tính nóng, làm tăng tiết mồ hôi. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều đường và chất béo có thể sinh nhiệt gây nóng khiến bạn bị nổi mụn và nhiệt miệng.
  • Hạt sầu riêng chứa nhiều tinh bột, protein và dầu, có thể đem nướng, luộc chín hoặc rang để ăn như hột mít. Tuy nhiên, ăn nhiều có thể gây ngạt thở.
  • Tăng cân: Khi ăn quá nhiều sầu riêng có thể khiến cơ thể bạn bị tăng cân - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout và khiến tình trạng  bệnh trầm trong hơn.

>>Tư vấn miễn phí<< 

0768.299.399

3. Một số chú ý khi dùng sầu riêng mà bạn nên biết

Sầu riêng kị món nào? Sầu riêng nóng hay mát? Ai không nên ăn sầu riêng? Để trả lời cho những câu hỏi này mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

3.1. Ai không nên ăn sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn sầu riêng. Hãy cùng tìm hiểu những người nào nên nói không với việc ăn sầu riêng nhé.

  • Người bệnh tiểu đường: Trong sầu riêng có lượng đường rất cao nên khi ăn sẽ làm đường huyết tăng rất nhanh.
  • Người cao huyết áp: Do có tính nóng, có thể làm tăng huyết áp đột ngột.
  • Phụ nữ có thai: Để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu nên nên hạn chế ăn sầu riêng trong quá trình mang thai. Nó có thể gây tình trạng đầy hơi khó tiêu, khó ngủ, tim đập nhanh, xuất huyết.

Không dùng sầu riêng cho bệnh nhân suy thận và bệnh tim
Không dùng sầu riêng cho bệnh nhân suy thận và bệnh tim

  • Bệnh nhân suy thận và bệnh tim: Sầu riêng chứa lượng lớn kali không tốt cho bệnh thận. Khi lượng kali trong cơ thể quá nhiều sẽ làm tim đập loạn nhịp, có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Nó gây ra các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi,... khi ăn quá nhiều.
  • Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt: người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cần hạn chế ăn sầu riêng.
  • Người béo phì.
  • Trẻ em đang mắc chứng khó tiêu hoặc sốt vì nó làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

3.2. Thực phẩm kỵ sầu riêng bạn nên tránh

Khi ăn sầu riêng, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm dưới đây bởi chúng có thể gây độc cơ thể.

  • Rượu: Rượu có tính nóng kết hợp cùng sầu riêng làm tăng tác dụng nhiệt, làm mất cân bằng âm dương của cơ thể gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu, rối loạn tiêu hóa.
  • Cà phê, coca: Trong cà phê và coca có chứa nhiều cafein, khi dùng chung với sầu riêng sẽ gây một số phản ứng hóa học bất lợi cho cơ thể, để lại nhiều hậu quả đến sức khỏe.

Không nên kết hợp sầu riêng với rượu
Không nên kết hợp sầu riêng với rượu

  • Hải sản: Hải sản thường có tính hàn, trong khi đó sầu riêng có tính nóng, hai thứ này kết hợp với nhau có thể gây khó chịu cho dạ dày.
  • Hoa quả có tính nóng như vải,.. khiến cơ thể khó chịu, bốc hỏa.
  • Một số loại thịt như thịt bò, cừu, chó bởi các loại thịt có chứa nhiều đạm và chất béo mà quả này chứa nhiều đường, kali, chất béo và glycemic khiến cholesterol trong máu tăng cao.
  • Thực phẩm cay nóng: Nó làm giảm hương vị vốn có của sầu riêng lại kết hợp với tính nóng của sầu riêng khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu.

4. Cách ăn sầu riêng đúng cách

Cách ăn sầu riêng đúng cách
Cách ăn sầu riêng đúng cách

Cách tốt nhất là đẻ sầu riêng trong tủ đông, sau đó đem rã đông trước khi ăn. Đợi khi sầu riêng mềm là được. 

Theo các chuyên gia, để tốt cho sức khỏe và không bị tăng cân, bạn nên ăn tối đa 2 múi một ngày và 1 - 2 lần/tuần. Ngoài ra, để trung hòa với tính nóng của sầu riêng,  bạn nên kết hợp với các loại trái cây có tính mát như măng cụt, dứa, thanh long,...

Đặc biệt, những người bệnh gout không nên ăn quá nhiều sầu riêng vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân để các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Trên đây là bài chia sẻ về sầu riêng, bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về quả sầu riêng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về bệnh tình của mình, đặc biệt bệnh gout hoặc viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy like và chia sẻ kiến thức đến những người xung quanh nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận