Tất tật thông tin về sò điệp - Thực phẩm nhỏ bé của đại dương

Sò điệp được nhiều người coi là một trong những loại hải sản tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vì lợi ích sống lành mạnh nên tránh sử dụng nó. Vậy nó thực sự có tác dụng như thế nào đối với cơ thể? Có lẽ bạn cần tìm hiểu thêm về loại thực phẩm nhỏ bé đến từ đại dương này.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của sò điệp đối với sức khỏe
Tác dụng của sò điệp đối với sức khỏe

1. Tác dụng của sò điệp

Vi kết cấu dai và vị ngọt dịu, sò điệp là một lựa chọn phổ biến của những người yêu thích hải sản. Nếu bạn đang lo lắng về việc ăn thực phẩm này hoặc tò mò về việc ăn chúng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế, hãy xem những lợi ích sức khỏe ấn tượng này có được từ việc ăn nó.

1.1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sò điệp rất giàu acid béo omega-3, chất béo lành mạnh có thể cân bằng mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Hàm lượng magie cao trong thực phẩm này giúp thư giãn các mạch máu, có thể làm giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Một nghiên cứu cho thấy những người có lượng magie thấp có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 54%.

Một nghiên cứu khác cho thất các acid béo có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm các cục máu đông dẫn đến đột quỵ.

Sò điệp tốt cho tim mạch
Sò điệp tốt cho tim mạch

1.2. Quản lý cân nặng

Hải sản này là một nguồn protein tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu protein có thể giúp giảm cân vì nó khiến có thể cảm thấy no lâu hơn. Protein cũng thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể.

Ngoài ra, nó cũng chứa taurine và glycerin, các acid amin có thể ngăn ngừa tăng cân và béo phì.

1.3. Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 trong chế độ ăn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như suy tim, cholesterol, đột quỵ, tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.

Tuy nhiên, sò điệp lại chứa một lượng lớn vitamin B12 để đáp ứng hàm lượng hàng ngày cần cung cấp của cơ thể.

1.4. Tốt cho sức khỏe của tóc

Protein cần thiết cho sức khỏe của tóc và ngăn ngừa tóc hư tổn. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc. Protein cũng được sử dụng để sản xuất chất dưỡng tóc. 

1.5. Cân bằng nội tiết tố

Phospho rất cần thiết để điều chỉnh sự cân bằng hormone trong cơ thể. Nó kích thích sức khỏe sinh sản. Nó điều hòa với các tuyến nội tiết và điều hòa sự hình thành hormone. Các loại hormone khác nhau đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề sức khỏe.

Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do,...

2. Những điều bạn nên biết về sò điệp

Để hiểu rõ hơn về thực phẩm này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Sò điệp là gì?

Hình ảnh sò điệp
Hình ảnh sò điệp

Sò điệp là tên gọi chung của những loại nhuyễn thể được tìm thấy trên đá, đá vụn, san hô, cỏ biển, cát, tảo bẹ và bùn.

Nó có hình trứng hoặc hình quạt giống như vỏ sò, phẳng, nhẵn và được chạm trổ với các đường gân xuyên tâm. Màu sắc của Sò điệp từ đỏ, cam, tím, vàng và trắng rực rỡ. Van dưới nhẹ hơn so với van trên.

Tìm hiểu thêm về tác dụng của con ngao đối với sức khỏe

2.2. Các loại sò điệp

Sò điệp Nhật Bản
Sò điệp Nhật Bản

Có nhiều loại sò điệp khác nhau bao gồm sò điệp biển, sò điệp vịnh và sò điệp tam thể. Kích thước của chúng có thể từ nhỏ đến lớn tùy thuộc vào nơi chúng phát triển. Dưới đây là một số loại sò điệp nổi tiếng trên thế giới:

  • Sò điệp biển (Placopecten magellanicus) là loại sò điệp lớn được thu hoạch ở vùng biển Đông Bắc Hoa Kỳ và Canada.
  • Sò điệp Weathervane (Patinopecten caurinus) là loại sò điệp lớn được thu hoạch ở vùng biển Alaska.
  • Sò điệp Nhật Bản (Patinopecten yessoensis) là loại sò điệp lớn được thu hoạch ở Nhật Bản.
  • Sò điệp vịnh (Argopecten irradians) là loại sò điệp trung bình được thu hoạch ở các vùng biển từ Bắc Carolina đến Massachusetts.
  • Sò điệp hồng (Chlamys rubida) là loại sò điệp trung bình đến nhỏ được thu hoạch ở các vùng biển từ Alaska đến California.
  • Sò điệp có gai (Chlamys hastata) là loại sò điệp trung bình đến nhỏ được thu hoạch ở các vùng biển từ Alaska đến California.
  • Sò điệp Calico (Argopecten gibbus) là loại sò điệp nhỏ được thu hoạch ở các vùng biển từ Bắc Carolina đến Florida.
  • Sò điệp hoàng hậu ( Chlamys opercularis) là loài sò điệp nhỏ được thu hoạch ở Châu Âu.
  • Sò điệp Iceland (Chlamys islandica) là loại sò điệp nhỏ được thu hoạch ở Châu Âu, Iceland và Canada.

2.3. Thành phần dinh dưỡng của sò điệp

Thành phần dinh dưỡng của sò điệp
Thành phần dinh dưỡng của sò điệp

Trong 100 gam sò điệp nấu chín, các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Chất đạm: 23,29 gam (47% DV)
  • Carbohydrate: 6 gam (3%
  • Chất béo: 0,95 gam
  • Lượng calo: 125.87 
  • Cholesterol: 46,49 gam
  • Vitamin: Vitamin B1 0,01 mg (1% DV); Vitamin B2 0,03 mg (2% DV); Vitamin B3 1,22 mg (8% DV); Vitamin B6 0,13 mg (8% DV); Vitamin B12 2,44 mcg (102% DV); Axit pantothenic 0,42 mg (8% DV); Choline 125 mg (30% DV); Folate 22,68 mcg (6% DV); Vitamin A 5,67 IU và Vitamin D 2,27 IU (1% DV).
  • Khoáng chất: Canxi 11,34 mg (1% DV); Đồng 0,04 mg (4% DV); Iốt 135 mcg (90% DV); Kẽm 0,66 mg (4% DV); Magie 41,96 mg (10% DV); Mangan 0,03 mg (2% DV); Phốt pho 483 mg (69% DV); Kali 356 mg (10% DV); Selen 24,61 mcg (45% DV); Natri 756 mg (50% và Kẽm 1,76 mg (16% DV).

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn sò điệp

Sò điệp an toàn với hầu hết mọi người nhưng có thể gây ra vấn đề cho những người mắc một số bệnh. Hãy xem xét những rủi ro trước khi bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn.

Dị ứng động vật có vỏ

Sò điệp là một trong những động vật có vỏ, do đó nên tránh ăn chúng nếu bạn dị ứng với hải sản như hàu, trái và con ngao.

Kim loại nặng

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số kim loại nặng trong các mẫu sò điệp, như thủy ngân, chì và cadmium. Mặc dù mức này thấp hơn mức được coi là nguy hiểm đối với tiêu dùng của con người, nhưng lượng cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư. 

Thực phẩm chứa nhiều purin

Người bệnh gout không nên ăn sò điệp
Người bệnh gout không nên ăn sò điệp

Sò điệp có chứa các chất tự nhiên như purin, có thể gây hại cho những người nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến purin. Ăn quá nhiều sò điệp, trong những trường hợp như vậy, có thể gây hại cho sức khỏe.

Cơ thể có thể tiếp tục phân hủy purin để tạo thành acid uric. Sự tích tụ quá nhiều purin trong cơ thể sẽ dẫn đến sự tích tụ dư thừa của acid uric, có thể dẫn đến một số vấn đề khác, chẳng hạn như hình thành sỏi thận và bệnh gout.

Do đó, đây là thực phẩm không nên bổ sung vào chế độ ăn cho người bệnh gout và suy thận.

4. Một số chú ý khi dùng sò điệp mà bạn nên biết

Lưu ý khi ăn sò điệp
Lưu ý khi ăn sò điệp

Để có thể hạn chế những rủi ro và phát huy những lợi ích của sò điệp, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không sử dụng thực phẩm đối với người bệnh có liên quan đến purin như suy thận, bệnh gout,...
  • Khi sơ chế cần loại bỏ mảng mỏng quanh thịt sò điệp vì đây là bộ phận chứa nhiều chất bẩn của loại hải sản này.
  • Không nên ăn hoa ngay sau khi ăn hải sản vì nó là giảm hàm lượng của các chất như đạm, canxi,...
  • Không nên uống trà sau khi ăn dò vì trong trà chứa nhiều tanin kết hợp với canxi trong hải sản hình thành canxi khó tan.

5. Món ngon từ sò điệp

Dưới đây là một số món ăn từ loại hải sản tuyệt vời này:

5.1. Sò điệp xào bơ

Sò điệp xào bơ
Sò điệp xào bơ

Nguyên liệu: 500 gam thịt sò điệp, tỏi băm nhuyễn, bơ, sữa tươi, bánh mì và tương ớt.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thịt sò điệp rửa sạch và chần qua nước sôi.
  • Bước 2: Làm nóng chảo và cho bơ vào. Khi bơ tan hết thì thêm tỏi băm vào phi thơm. Tiếp tục cho sò điệp và sữa tươi vào đun thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp.

Bày món ăn ra đĩa và ăn chung với bánh mì bạn có một món ăn tuyệt vời rồi đó.

5.2. Cơm chiên sò điệp

Cơm chiên sò điệp
Cơm chiên sò điệp

Nguyên liệu: Cơm nấu chín, 300 gam sò điệp, tỏi, hành lá.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cơm nấu chín để nguội. Thịt sò điệp chần quan nước sôi. Tỏi đập dập và hành lá cắt nhỏ.
  • Bước 2: Phi thơm tỏi và cho sò điệp và xào cùng với một chút hạt tiêu rồi cho ra đĩa. 
  • Bước 3: Cho tỏi vào chảo phi thơm rồi cho cơm vào đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho sò vào đảo đều và cho ra đĩa.

Trên đây là bài chia sẻ về sò điệp mà bạn có thể tham khảo. Đây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số người bệnh không nên sử dụng thực phẩm này như bệnh gout, suy thận.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận