Tần tật thông tin bạn nên biết về socola

Socola có tác dụng gì? Socola có tốt cho người bệnh gout không? Ăn nhiều socola có tốt không?... Và nhiều câu hỏi khác liên quan đến socola. Cùng giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Socola - Thực phẩm ngọt ngào có thực sự tốt?
Socola - Thực phẩm ngọt ngào có thực sự tốt?

1. Socola có tác dụng gì?

Socola được biết đến là một thực phẩm được nhiều người ưa thích bởi nó chứa nhiều thành phần tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của socola đối với sức khỏe:

1.1. Tác dụng của socola đối với bệnh gout

Người bệnh gout có ăn được socola không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh gout khi bổ sung socola vào chế độ ăn của mình. 

Socola có thể mang lại một số lợi ích cho người bệnh gout bởi những lý do sau:

  • Nó có thể làm giảm sự kết tinh của acid uric.
  • Nó chứa polyphenol liên quan đến các hoạt động chống oxy hóa và chống viêm, từ đó giảm viêm rất hữu ích trong việc giảm đau bệnh gout.
  • Chất chống oxy hóa có thể làm giảm huyết áp. Huyết áp là một yếu tố nguy cơ của bệnh gout.
  • Chất chống oxy hóa cải thiện chức năng thân và giảm chấn thương thận. Thận là một cơ quan quan trọng trong việc loại bỏ acid uric và ngăn ngừa các cơn đau gout.
  • Nó chứa theobromine có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của người bệnh. Khi tâm trạng được cải thiện có thể giúp người bệnh xử lý được các cơn đau của bệnh gout.

Tuy nhiên, không phải loại nào người bệnh gout cũng có thể sử dụng được, người bệnh chỉ nên dùng những loại không chứa thêm đường và chất tạo ngọt vào chế độ ăn của người bệnh gout.

1.2. Cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp

Các flavonols trong socola có thể kích thích nội mô tạo ra nitric oxide (NO). Một trong những chức năng của NO là gửi tín hiệu đến các động mạch để làm giảm sức cản của dòng máu, từ đó làm giảm huyết áp.

Nhiều nghiên cứu có kiểm soát cho thấy thực phẩm này có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp, mặc dù tác dụng nhẹ. 

Ăn socola giúp cải thiện lưu lượng máu
Ăn socola giúp cải thiện lưu lượng máu 

1.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Loại thực phẩm này có thể cải thiện một số yếu tố quan trọng đối với bệnh tim. Nó có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL (có hại) bị oxy hóa. Nó cũng làm tăng HDL và giảm tổng lượng LDL đối với người có cholesterol cao.

1.4. Cải thiện chức năng của não

Nó có thể cải thiện chức năng của não, bao gồm cả người già bị suy giảm nhận thức nhẹ. Nó cũng có thể cải thiện khả năng nói trôi chảy và một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Bên cạnh đó, nó có chứa các chất kích thích như caffeine và theobromine, đây là lý do khiến nó có thể cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn.

1.5. Cải thiện tâm trạng

Socola có chứa theobromine, một hợp chất trong thực phẩm này có tác dụng tượng tự caffeine trong việc thúc đẩy năng lượng. Từ đó, nó giúp cải thiện tâm trạng và làm cho bạn tỉnh táo hơn.

2. Những điều bạn nên biết về socola

Để hiểu rõ hơn về thực phẩm này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Socola làm từ gì?

Socola được làm từ quả cacao
Socola được làm từ quả cacao

Socola (Chocolate) là một sản phẩm được chế biến từ quả cacao. Nó có thể ở dạng lỏng, đặc hoặc sệt, dùng riêng hoặc kết hợp để tạo hương vị trong các loại thực phẩm khác.

Hạt của cây cacao có vị đắng gắt và phải được lên men để tạo ra hương vị mới. Sản phẩm của cacao được biết đến với tên gọi khác nhau như sau:

  • Bột cacao là phần nhân đặc của hạt được nghiền mịn, ép bơ.
  • Bơ cacao là phần chất béo bên trong hạt được ép từ bột của hạt
  • Socola là hỗn hợp giữa hai thành phần trên cùng đường, sữa.

2.2. Các loại socola

Các loại socola được sử dụng thông dụng hiện nay, bao gồm:

  • Socola sữa: Đây là loại socola ngọt chứa sữa bột và sữa đặc.
  • Socola trắng: Loại này được làm từ chất bơ cacao, sữa, chất làm ngọt carbohydrate và các thành phần dinh dưỡng khác.
  • Socola đen được sản xuất bằng cách thêm chất béo và đường vào hỗn hợp cacao. Do lượng cacao cao hơn các loại khác nên có vị đắng hơn.
  • Socola không đường: Đây là loại socola nguyên chất, còn được gọi socola đắng và socola nướng. Loại này được chế biến từ những hạt socola rang xay nguyên chất mang đến hương vị socola sâu đậm.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong socola

1 thanh socola chứa bao nhiêu calo? Một khẩu phần socola sữa 100 gam cung cấp 540 calo.

Thành phần dinh dưỡng của socola
Thành phần dinh dưỡng của socola

Nó còn chứa các thành khác, bao gồm:

  • Carbohydrate
  • Chất béo
  • Vitamin: vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B9, vitamin B12, choline, vitamin C, vitamin E, vitamin K.
  • Khoáng chất: canxi, sắt, magie, mangan, selen, natri, kẽm.
  • Các thành phần khác: Nước, caffeine, cholesterol, theobromine.

3. Tác hại của socola

Mặc dù socola tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng có thể mang lại nhức tác động tiêu cực như sau:

  • Tăng cân: Socola có chứa lượng calo cao do hàm lượng đường và chất béo cao.
  • Gây ra chứng ở nóng: Điều này là do nó có chứa theobromine có thể ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản bằng cách acid dạ dày đi vào thực quản.
  • Tăng nguy cơ sỏi thận: Socola chứa một lượng oxalat từ vừa phải đến cao nên có khả năng gây sỏi thận.
  • Trầm trọng tình trạng mụn trứng cá ở nam giới.

4. Một số chú ý khi dùng socola mà bạn nên biết

Socola có chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe
Socola có chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe

Để ngăn ngừa những tác dụng bất lợi từ socola và hấp thu chúng tốt nhất, bạn cần chú ý những điều dưới đây:

  • Socola có lượng đường, chất béo và calo tương đối cao góp phần làm tăng cân, huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường nên không phù hợp với những người đang thực hiện kế hoạch giảm cân hoặc muốn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Trẻ ăn quá nhiều socola có thể dẫn đến tình trạng sâu răng.
  • Lựa chọn thành phần và loại socola phù hợp với từng đối tượng sử dụng.

5. Món ăn từ socola

Socola có thể ăn riêng hoặc kết hợp với các thực phẩm khác để tạo nên món ăn tuyệt vời. Dưới đây là một số món ăn chế biến cùng socola mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Bánh socola truffle nhân oreo

Bánh socola truffle
Bánh socola truffle 

Nguyên liệu:

  • Bánh oreo: 10 cái
  • Phô mai: 300 gam
  • Socola: 450 gam

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Tách phần kem của bánh oreo, để riêng. Sau đó, cho bánh vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Cho phô mai vào xay cùng thành một hỗn hợp mịn và mềm.
  • Bước 3: Nặn bánh thành những viên socola tròn, nhỏ có kích thước khoảng 2 - 3 cm rồi đặt lên khay giấy lót sẵn giấy nến.
  • Bước 4: Hấp cách thủy socola cho đến khi tan chảy.
  • Bước 5: Nhúng bánh qua lớp socola rồi lăn qua lăn lại để socola bám hoàn toàn vào từng viên bánh tạo nên những đường sọc trên bánh cho đẹp mắt.

5.2. Bánh pudding socola

Bánh pudding socola
Bánh pudding socola

Nguyên liệu:

  • 1 cốc đường
  • ½ cốc bột cacao nấu ăn
  • ¼ cốc bột ngô
  • ½ thìa muối
  • 4 cốc sữa nguyên chất
  • 2 thìa bơ
  • 2 thìa vanilla

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều đường, bột cacao, bột ngô và muối trong chảo và thêm dần dần sữa vào. Sau đó, khuấy đều và nấu hôn hợp trên trong vòng 2 phút.
  • Bước 2: Lấy hỗn hợp khỏi bếp và trộn thêm bơ cùng với vanilla rồi khuấy cho đều tay.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp với khuôn rồi cho vào tủ lạnh để bánh đông lại thành hình.

Trên đây là những thông tin về socola mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn đọc, đặc biệt người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có câu hỏi nào liên quan đến tình trạng bệnh này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận