Những điều bạn cần biết về quả thanh long

Thanh long là một loại quả được nhiều người ưa thích bởi hương vị tuyệt vời của nó. Nó còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hãy cùng Cao gắm tìm hiểu nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của quả thanh long đối với sức khỏe
Tác dụng của quả thanh long đối với sức khỏe

1. Tác dụng của thanh long

Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới nổi tiếng với vỏ đỏ rực và phần thịt lấm tấm hạt. Nó mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là n lợi ích sức khỏe của thanh long:

1.1. Công dụng của thanh long đối với bệnh gout và viêm khớp

Người bệnh gout có nên ăn thanh long không? Ăn thanh long có tốt cho người bệnh gout không? Đây chắc hẳn là những thắc mắc của người bệnh khi sử dụng thực phẩm này.

Thanh long tốt cho người bệnh gout
Thanh long tốt cho người bệnh gout

Bệnh gout và viêm khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp. Thêm thanh long vào chế độ ăn có thể giúp người bệnh ngăn ngừa bệnh này. Lợi ích của thanh long đối với những người bị viêm khớp rất lớn đến mức nó thường được gọi là “trái cây chống viêm”.

Điều này là do thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, carotenoids và betalains. Các chất chống oxy hóa hoạt động tốt trong cơ thể và và giúp người bệnh ngăn ngừa bệnh tật.

1.2. Thúc đẩy một đường ruột khỏe mạnh

Thanh long có chứa prebiotics nên nó có khả năng cải thiện sự cân bằng của các vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn. Prebiotics là một loại chất xơ có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột.

Đặc biệt, nó chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của hai họ vi khuẩn: vi khuẩn acid lactic và vi khuẩn bifidobacteria.

Thường xuyên tiêu thụ prebiotics có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy. Điều này là do prebiotics thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt, chúng có thể cạnh trạng với các vi khuẩn xấu.

1.3. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thanh long giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Thanh long giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể được xác định bởi một số yếu tố khác nhau, bao gồm cả chất lượng chế độ ăn uống.

Vitamin C và carotenoid trong loại quả này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách bảo vệ các tế bào bạch cầu khỏi bị hư hại.

Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch có thể tấn công và tiêu diệt các chất độc hại, tuy nhiên chúng cực kỳ nhạy cảm với tác hại của các gốc tự do. Trong khi đó, vitamin C và carotenoid là chất chống oxy hóa mạnh có thể trung hòa các gốc tự do và bảo vệ các tế bào bạch cầu chống lại các tác hại.

1.4. Tốt cho tim mạch

Thanh long có cùi đỏ chứa betalains (tạo màu đỏ bên trong quả) làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol). Những hạt nhỏ màu đen sẫm bên trong quả rất giàu acid béo omega-3 và omega-9 tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

1.5. Chống lão hóa da

Lão hóa da nhanh có thể do căng thẳng, ô nhiễm và các yếu tố khác như chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,... Tuy nhiên, đó là một nguồn giàu chất chống oxy hóa có thể điều trị cháy nắng, da khô và mụn trứng cá. Hàm lượng vitamin C trong thanh long có thể giúp làm da trở nên tươi sáng hơn.

1.7. Giúp xương khỏe mạnh

Thanh long giúp xương khỏe mạnh
Thanh long giúp xương khỏe mạnh

Sức khỏe của xương tốt có thể góp phần vào nhiều yếu tố như chấn thương, đau khớp,... Loại quả này chứa 18% magie giúp xương chắc khỏe hơn và sức khỏe xương tốt. Tất cả những gì bạn cần làm là uống một ly sinh tố thanh long mỗi ngày.

1.8. Tốt khi mang thai

Loại quả này chứa nhiều vitamin, folate và sắt nên trở thành loại trái cây lý tường cho mẹ bầu. 

Vitamin B và folate ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và tăng cường năng lượng trong thai kỳ. Hàm lượng canxi trong nó chịu trách nhiệm cho sự phát triển xương của thai nhi. Hàm lượng magie trong nó giúp chống lại các biến chứng sau mãn kinh ở phụ nữ.

2. Những điều bạn nên biết

Với những tác dụng tuyệt vời của thanh long, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về thực phẩm này nhé.

2.1. Thanh long là gì?

Thanh long tiếng anh là Dragon fruit hoặc Pitaya. Nó là một loại cây được trồng chủ yếu để lấy quả và thuộc họ Xương Rồng. 

Cây có nguồn gốc từ miền nam Mexico và Trung Mỹ. Ngày nay, nó được trồng tại nhiều nơi trên thế giới như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan,...

Loại quả này có thể trông kỳ là những hương vị của nó tương tự các loại hoa quả khác. Hương vị của nó được mô tả là sự giao thoa giữ quả kiwi và quả lê.

2.2. Các loại thanh long

Quả thanh long vỏ vàng ruột trắng
Quả thanh long vỏ vàng ruột trắng

Hiện nay, có nhiều loại thanh long khác nhau, trong đó có ba loại chính:

  • Hylocereus undatus: ruột trắng với vỏ hồng hoặc đỏ.
  • Hylocereus costaricensis: ruột đỏ với vỏ hồng hoặc đỏ.
  • Hylocereus megalanthus: ruột trắng với vỏ vàng.
Tìm hiểu thêm: Những điều bạn nên biết về quả mâm xôi

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong thanh long

Thành phần dinh dưỡng của quả thanh long
Thành phần dinh dưỡng của quả thanh long

Mặc dù có nhiều loại thanh long nhưng chúng lại có giá trị dinh dưỡng như nhau, bất kể màu sắc. Cụ thể giá trị dinh dưỡng của thanh long trong 100 gam bao gồm:

  • Năng lượng: 50 kcal (210kJ)
  • Carbohydrate: 9 - 14 gam
  • Chất xơ: 0,3 - 0,9 gam
  • Chất béo: 0,1 - 0,6 gam
  • Chất đạm: 0,15 - 0,5 gam
  • Vitamin: vitamin B3 0,45 mg; vitamin C 25 mg.
  • Chất khoáng: canxi 10mg; sắt 0,7 mg và phospho 36 mg

3. Chú ý khi dùng thanh long mà bạn nên biết

Mặc dù chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn thanh long, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn quán nhiều thanh long bời nó chứa nhiều đường glucose dẫn đến đường máu tăng cao.
  • Thanh long có tính hư hàn nên những người bị tiêu chảy, người đang bị kinh nguyệt, người không thông khí huyết không nên ăn.
  • Không nên bảo quản thanh long trong tủ lạnh bời nhiệt độ lạnh có thể làm hư hại đến thành phần dinh dưỡng của thanh long.
  • Nên rửa sạch vỏ thanh long trước khi ăn để tránh vi khuẩn lây bệnh vào lát thanh long.
  • Không ăn loại quả này với sữa bò bởi nó có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
  • Không nên ăn vào buổi tối vì nó có thể gây các chứng rối loạn đường tiêu hóa.

4. Món ăn ngon từ thanh long

Thanh long là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người ưa thích với nhiều cách chế biến khác nhau. Cùng Cao Gắm tìm hiểu một số món ăn ngon từ thanh long nhé.

4.1. Sinh tố thanh long

Sinh tố thanh long
Sinh tố thanh long

Nguyên liệu: thanh long 2 quả, chanh tươi 1 quả, mật ong 20ml, sữa đặc có đường 30ml, sữa tươi có đường 100ml, hạt é và một cốc đá bào.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thanh long bóc vỏ. Dùng thìa chuyên dụng lấy một vào viên thanh long tròn để trang trí, phần còn lại cắt thành hạt lựu. 
  • Bước 2: Cho thanh long vào máy xay cùng một ít nước cốt chanh, mật ong, sữa đặc và sữa tươi đến khi nhuyễn mịn.
  • Bước 3: Cho đá bào vào tiếp tục xay và xay thêm 3 - 5 phút nữa. Bước này bạn có thể gia giảm thêm độ ngọt tùy theo sở thích.
  • Bước 4: Cho sinh tố ra cốc, thêm phần thanh long tròn và 2 lát chanh mỏng sẽ trông rất hấp dẫn.

4.2. Rượu thanh long

Có thể đây là thức uống xa lạ đối với nhiều người nhưng nó có thể bổ dưỡng rất nhiều sp với nhiều loại rượu trái cây khác. 

Rượu thanh long
Rượu thanh long 

Nguyên liệu: thanh long ruột đỏ 600 gam, đường phèn 250 gam, rượu trắng 600ml và bình ủ rượu.

Các thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thanh long rửa sạch vỏ, lấy phần ruột và cắt thành miếng nhỏ.
  • Bước 2: Cho 600 gam thanh long vào bình ủ rượu theo tỷ lệ: một lớp thanh long được phủ bằng lớp đường một lớp đường phèn mỏng. Đổ rượu vào bình, ủ và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Sau khoảng 3 tháng, bạn kiểm tra hương thơm của rượu đến khi có mùi thơm dịu nhẹ thì bỏ xác thanh long và gạn lấy phần nước. Mỗi lần sử dụng bạn nên lấy một lượng nước vừa đủ và thêm một ít đá, lắc đều trước khi dùng.

Trên đây là những thông tin về quả thanh long mà bạn có thể tham khảo. Thực phẩm này rất tốt cho người bệnh, bao gồm người bệnh gout. Nếu bạn đang mắc bệnh gout hoặc câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận