Tác dụng của thịt bò đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng

Thịt bò có tác dụng gì? Bệnh gout có ăn được thịt bò không? Ăn nhiều thịt bò có tốt không?... Và hàng ngàn câu hỏi liên quan đến thịt bò. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Lợi ích của thịt bò đối với sức khỏe
Lợi ích của thịt bò đối với sức khỏe

1. Tác dụng của thịt bò

Thịt bò là một nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác nhưng nó cũng chứa nhiều cholesterol và chất béo có thể gây tích tụ chất béo trong máu. Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu công dụng của thịt bò đối với sức khỏe.

1.1. Thịt bò cung cấp một nguồn lớn L-Carnitine

L-carnitine đóng một phần trong quá trình chuyển hóa chất béo
L-carnitine đóng một phần trong quá trình chuyển hóa chất béo

L-carnitine là một acid amin xuất hiện tự nhiên trong các sản phẩm thịt. Tại sao L-Carnitine lại quan trọng?

Trong số các chức năng khác, L-carnitine đóng một phần trong quá trình chuyển hóa chất béo. Là một phần của điều này, L-Carnitine thực hiện công việc vận chuyển chất béo vào ty thể để đốt cháy.

Chất này có tác dụng rất tốt đối với những người đang trong chế độ giảm cân. Theo một nghiên cứu cho thấy các đối tượng sử dụng bổ sung L-carnitine giảm “cân nhiều hơn đáng kể” so với nhóm đối chứng.

1.2. Thịt bò cung cấp Glutathione - chất chống oxy hóa bậc nhất

Thường được gọi là "chất chống oxy hóa bậc thầy", glutathione có tác dụng đối với một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Lợi ích chống lão hóa
  • Tăng tuổi thọ
  • Phòng ngừa bệnh tật
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nó giúp bảo vệ mọi tế bào trong cơ thể chúng ta khỏi tổn thương tế bào, có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính.

Mặt khác, sự thiếu hụt glutathione góp phần gây ra căng thẳng oxy hóa và viêm. Do đó, giữ cho mức glutathione cao là rất quan trọng đối với sức khỏe và thịt bò là thực phẩm giúp bạn đạt được điều này.

1.3. Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời
Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời

Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời. Chất sắt trong thịt bò giúp cơ thể sản sinh ra hemoglobin , một loại protein giúp máu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. 

Khi cơ thể thiếu sắt có thể khiến bạn xảy ra tình trạng thiếu máu, do đó, các cơ quan của cơ thể không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ, yếu ớt và stress.

Do đó, ăn loại thịt này có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở những người có nguy cơ mắc bệnh.

1.4. Tăng cường sự phát triển ở trẻ

Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà cơ thể cần để chữa lành các mô bị tổn thương và hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần một lượng kẽm lành mạnh để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

1.5. Tăng cường cơ bắp

Protein (chất đạm) cần thiết cho sức khỏe cơ bắp. Nó xây dựng lại các mô cơ bị mất tự nhiên trong quá trình hao mòn của cuộc sống hàng ngày. Nó cũng giúp bạn xây dựng nhiều cơ hơn và đặc biệt hữu ích nếu bạn đang trong quá trình tập gym.

Một khẩu phần thịt bò cung cấp lượng protein khuyến nghị hàng ngày, giúp ngăn ngừa khối lượng cơ bị mất. Mất khối lượng cơ có thể khiến bạn cảm thấy yếu hơn và khó giữ thăng bằng, đặc biệt nếu bạn từ 55 tuổi trở lên.

2. Những điều bạn nên biết về thịt bò

Thịt bò là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm gia đình, tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu về nó để sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất chưa. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Thịt bò là gì?

Hình ảnh thịt bò
Hình ảnh thịt bò

Thịt bò là thịt của con bò (thường là từ bò thịt). Đây là thực phẩm gia súc phổ biến (chiếm khoảng 25% sản lượng thịt) trên thế giới cùng với thịt lợn, được chế biến và sử dụng theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào nền văn hóa và tôn giáo.

>> Có thể bạn quan tâm: 

  • Thịt mèo: Tác dụng, Thành phần dinh dưỡng và Lưu ý khi sử dụng
  • Sự thật về thịt ngỗng, lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng

2.2. Thịt bò gồm những loại nào?

Thịt bò là tên gọi chung của nhiều phần thịt của con bò. Có thể phân loại thịt bò như sau:

  • Thịt cổ: Phần thịt có nhiều thớ sợi, hơi cứng, hầu như không có mỡ và thích hợp với các món hầm, súp hoặc thịt bằm
  • Thịt vai: Phần này nằm phía trước trên hai chân trước, ít mỡ, bơi cùng và thường dùng món thịt bít tết.
  • Sườn: Sớ thịt nhỏ, có nhiều vân mỡ và dùng trong các món lẩu.
  • Thăn ngoại: Đây là bộ phận ít hoạt động của con bò cho nên sớ thịt nhỏ, mỡ nhiều, mềm, phần thịt ngon nhất của con bò. 
  • Thăn nội: Đây là bộ phận gần nội tạng nên sớ thịt nhỏ, mềm, ít mỡ và thường được chế biến thành món bít-tết.
  • Nạm: Dây là phần thịt gần cổ và gân chân nên rất cứng do đó khi ninh thịt nhừ cũng không bị nát.

Các phần của thịt bò
Các phần của thịt bò

  • Diềm thăn: Đây là bộ phận có chứa cơ giúp cho sự hô hấp nên khá cứng và nhiều mỡ. Có gân và màng nhưng vị thịt lại đậm nên dùng là nguyên liệu cho món hầm hay thái mỏng để làm món thịt nướng.
  • Đầu rồng: Đây là bộ phận có ít mỡ nhất.
  • Bắp rùa: Thịt đỏ trong, sớ thịt nhỏ, mềm. ít mỡ và thường dùng làm món bít tết hoặc thịt nướng.
  • Mông: Đây là phần thịt có hương vị rất đậm đà nhưng nó có sớ thịt không đều, mỡ ít và khá cứng.
  • Thăn đùi: Đây là phần cuối của thăn bò. Không có nhiều mỡ như phần thăn ngoại, tuy nhiên thịt mềm, vị đậm. 
  • Bắp bò: Phần thịt nằm ở 4 bắp chân, có nhiều gân và cứng nhưng rất giàu collagen nếu hầm lâu.

2.3. Thành phần dinh dưỡng của thịt bò

Thịt bò có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein và lượng chất béo khác nhau. Trong 100g thịt bò có chứa 217 lượng calo, hàm lượng protein trong thịt bò có 21,6 gam, chất béo 11,8 gam.

Thịt bò chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Thịt bò chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của thịt bò thay đổi theo từng phần thịt hoặc cách chế biến, chẳng hạn như hàm lượng protein trong thịt bò nấu chín khoảng 26 - 27%. 

Lượng chất béo trong thịt phụ thuộc vào mức độ cắt tỉa và tuổi, giống, giới tính và thức ăn của con vật. Các sản phẩm thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích và xúc xích Ý, có xu hướng chứa nhiều chất béo. Thịt nạc thường có khoảng 5–10% chất béo.

Thịt bò cũng chứa nhiều vitamin (vitamin B12, niacin, vitamin B6,...) và khoáng chất (kẽm, selen, sắt, phospho,...).

Bên cạnh đó, nó cũng chứa một số hợp chất quan trọng khác có tác động tới sức khỏe bao gồm: 

  • Creatine. Có nhiều trong thịt, creatine đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ bắp.
  • Taurine. Được tìm thấy trong cá và thịt, taurine là một axit amin chống oxy hóa có tác dụng trong hoạt động của tim và cơ.
  • Glutathione - chất chống oxy hóa.
  • Axit linoleic liên hợp (CLA). CLA là một chất béo chuyển hóa của động vật nhai lại có thể có nhiều lợi ích với sức khỏe.
  • Cholesterol.

3. Tác hại của thịt bò

Chế biến thịt bò không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe
Chế biến thịt bò không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe

Thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ và nó cũng có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe bất lợi như bệnh tim, ung thư,...

  • Gây ra bệnh tim mạch: Điều này là do khi tiêu hóa trong dạ dày sẽ sinh ra một chất tên là Carnitine. Chất này gây nên chứng xơ vữa động mạch và ảnh hưởng không tốt đến hệ thống tim mạch.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư: Thịt bò làm tăng nguy cơ tình trạng bệnh này khi được chế biến không đúng cách như nướng trực tiếp thịt trên lửa,...
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Khi tiêu thụ quá nhiều thịt bò làm dẫn đến hàm lượng sắt tăng cao trong máu. Tình trạng này gây phá vỡ các tế bào thần kinh và đây chính là căn nguyên của bệnh Alzheimer.
  • Thịt chứa nhiều sán dây bò: Nhiễm sán dây bò thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến giảm cân, đau bụng và buồn nôn.

4. Một số chú ý khi dùng thịt bò mà bạn nên biết

Để tránh các tác dụng không mong muốn trên xảy ra và phát huy tốt tác dụng của thịt bò, bạn cần chú ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn thịt bò?

Người bệnh sỏi thận không nên ăn thịt bò
Người bệnh sỏi thận không nên ăn thịt bò

Những đối tượng dưới đây nên hạn chế hoặc không nên ăn thịt bò, bao gồm:

  • Người bệnh sỏi thận: Do thịt rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng và hình thành các loại sỏi tại thận.
  • Người bị dị ứng: Các triệu chứng dị ứng thịt bò như xuất hiện cảm giác nóng và khô trên da. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da và cản trở sinh hoạt.
  • Người tiêu hóa kém: Thịt bò là một trong những thực phẩm khó tiêu hóa nên người tiêu hóa kém khi ăn quá nhiều có thể làm tăng tình trạng bệnh đường tiêu hóa, thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Người bị u xơ cổ tử cung: Loại thịt này làm kích thích sản xuất estrogen và ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
  • Người bị bệnh mỡ máu: Đối tượng này không nên ăn quá nhiều đạm và thực phẩm này là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao hơn so với các loại thịt khác.
  • Người bị thủy đậu: Do người thủy đậu cần tránh những loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt, thịt bò và thịt thỏ.

4.2. Thịt bò kỵ gì?

Không nên nấu hải sản với thịt bò vì nó làm giảm thành phần sinh dưỡng của nhau
Không nên nấu hải sản với thịt bò vì nó làm giảm thành phần sinh dưỡng của nhau

Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn không nên kết hợp cùng thịt bò:

  • Thịt lợn: Thịt bò có tính ôn, ôn trung ích khí và thịt lợn có tình hàn, có tác dụng lương huyết nên khi kết hợp chúng với nhau tác dụng sẽ bị trung hòa và không đem lại hiệu quả như mong muốn.
  • Hải sản: Thịt bò không nên nấu với hải sản bởi chúng có thể gây phản ứng giữa các thành phần dinh dưỡng với nhau.
  • Lươn, ghẹ: Khi ăn chung hai loại này sẽ gây khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài.
  • Hạt dẻ: Do hạt dẻ chứa nhiều vitamin C và thịt bò chứa nhiều đạm. Nếu nấu chung sẽ làm biến chất đạm và giảm giá trị dinh dưỡng của thịt.
  • Rượu: Do rượu có tính cay nóng nên khi nấu chung sẽ gây ra các chứng táo bón, viêm khóe miệng, mắt đỏ và ù tai.
  • Nước chè: Nước chè sẽ làm cản trở hấp thụ hấp thu hầu hết các vi khoáng như sắt, kẽm, đồng,... và làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại cho cơ thể.
  • Đậu đen: Không nên nấu chung đậu đen với thịt bò vì chất xơ trong đậu đen làm giảm hấp thu chất sắt trong thịt.

4.3. Ăn thịt bò đúng cách

Cách chế biến thịt bò đúng cách
Cách chế biến thịt bò đúng cách

Để có được tác động dinh dưỡng của thịt bò với ít cholesterol và chất béo bão hòa, hãy chọn những miếng thịt nạc hơn hoặc có thể cắt bỏ càng nhiều mỡ càng tốt trước khi nấu thịt bò.

Dưới đây là một số cách chế biến thịt bò bạn có thể tham khảo:

  • Trộn nước sốt ít béo bằng rượu vang đỏ, nước cốt chanh hoặc nước tương, sau đó nướng thịt trong lò.
  • Xoa các miếng thịt bò với hỗn hợp các loại thảo mộc và gia vị, sau đó nướng trên vỉ.
  • Cắt thịt bò thành từng miếng nhỏ, cắt một ít rau và thêm chúng vào xiên để có những miếng thịt bò ngon.
  • Nướng thịt bò với muối, tiêu và các loại gia vị bạn yêu thích.

5. Món ngon từ thịt bò

Thịt bò được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, các món ăn nấu từ thịt bo mang lại hương vị khác nhau phụ thuộc vào phần thịt mà bạn sử dụng. Sau đây là 2 công thức món ăn từ thịt bò thơm ngon và bổ dưỡng.

5.1. Bắp bò om tương

Bắp bò om tương
Bắp bò om tương

Bắp bò om tương là một trong các món ngon từ thịt bắp bò với cách chế biến như sau:

Nguyên liệu:

  • Bắp bò: 450 gam
  • Tương hạt: 50 gam, nước tương 50 mL
  • Đường hạt to: 15 gam
  • Gừng, hoa hồi, quế, ớt khô, hạt tiêu và gia vị.

Cách làm như sau:

  • Bước 1:  Bắp bò ngâm trong nước từ 15 - 30 phút và thay nước 1 - 2 lần sau đó vớt ra để ráo. Gừng cạo vỏ, rửa sạch và cắt lát.
  • Bước 2: Đun sôi một nồi nước, bỏ thịt vào và đun nhỏ lửa đến khi sôi và đun thêm 15 phút rồi thả vào nước lạnh.
  • Bước 3: Bắc nồi nước khác lên bếp cho đậu nành, gừng, hoa hồi, quế, ớt khô, tiêu, muối, đường vào và đun đến khi dậy mùi là được.
  • Bước 4: Cho thịt vào nồi đun trong 20 phút sau đó hạ lửa và đun thêm khoảng 1 giờ. Thử thịt chín bằng cách xiên đũa vào, đũa xiên được thịt là đã chín. Sau đó, tắt bếp và ngâm thịt trong 1 giờ là được.

5.2. Bò kho củ cải

Bò kho củ cải
Bò kho củ cải

Nguyên liệu gồm có:

  • Thịt bò: 450 gam
  • Củ cải trắng: 250 gam
  • Gia vị: muối, bột nêm, đường, nước màu, gừng, tiêu và dầu ăn.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng vừa ăn, Gừng cạo vỏ, rửa sạch và một phần đập dập băm nhỏ, một phần thái chỉ. Củ cải gọt vỏ và cắt miếng vuông vừa ăn.
  • Bước 2: Ướp thi với các gia vị và dầu ăn trong 15 - 20 phút cho ngấm.
  • Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo, cho thịt vào đảo cho săn, thêm nước cho ngập mặt thịt, thêm gia vị và để lửa nhỏ.
  • Bước 4: Chờ khi thịt gần chín thì thêm củ cải vào kho cùng. Khi củ cải chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa ăn.

Chúc bạn thành công với những công thức món ăn từ thịt bò!

6. Mọi người thường hỏi về thịt bò

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi sử dụng thịt bò trong chế độ ăn:

Bệnh gout có ăn được thịt bò không?

Người bệnh gout nên hạn chế ăn thịt bò
Người bệnh gout nên hạn chế ăn thịt bò

Do thịt bò là một loại thịt đỏ có chứa hàm lượng protein cao dễ dàng làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Khi tiêu thụ quá nhiều thịt bò khiến hàm lượng acid uric tăng cao rất dễ dẫn đến sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric.

Nếu sự mất cân bằng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây nên tình trạng lắng đọng acid uric tại khớp và làm tăng triệu chứng bệnh gout.

Mặc dù thịt bò là một trong những nguy cơ gây nên bệnh gout nhưng không phải vì thế mà người bệnh phải kiêng tuyệt đối.

Để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và sức khỏe thì người bệnh gout cũng như các tình trạng bệnh khác vẫn có thể ăn thịt bò nhưng duy trì với số lượng vừa phải. Do đó, bạn cần chú ý khi bổ sung thịt bò trong chế độ ăn cho người bệnh gout sao cho hợp lý.

Ăn bao nhiêu thịt bò mỗi tuần?

Theo hướng dẫn khuyến nghị 65 gam thịt nạc và thịt đỏ nấu chín mỗi ngày (tương đương với khoảng 90 đến 100 gam thịt sống, trước khi nó được nấu chín), hoặc 455 gam mỗi tuần (tương đương khoảng 650 gam mỗi tuần đối với trọng lượng sống).

Hội đồng Ung thư Australia công nhận rằng thịt nạc đỏ bao gồm thịt bò, là nguồn cung cấp sắt, kẽm, vitamin B12 và protein quan trọng, đồng thời khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ một lượng vừa phải thịt đỏ nấu chín (65 đến 100 gam) ba hoặc bốn lần một tuần.

Ăn thịt bò có béo không?

Mặc dù thịt bò chứa hàm lượng axit béo omega-3 khá cao nhưng lại không béo phì, thậm chí nó còn giúp đốt cháy mỡ thừa. Nếu sử dụng thịt bò theo chế độ ăn hợp lý thì đây là loại thực phẩm rất tốt để phát triển cơ bắp và thích hợp người đang giảm cân. 

Ăn thịt bò có bị sẹo lồi không?

Trên thực tế, thịt bò có chứa nhiều protein và có khả năng kích thích tái tạo tế bào nên nguy cơ hình thành sẹo lồi rất cao ở người bệnh đang trong quá trình liền sẹo. 

Chắc hẳn đọc đến đây bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của thịt bò đối với cơ thể. Mặc dù thịt bò rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng cần lưu ý đối với với các thực phẩm và đối tượng không hoặc hạn chế ăn thịt bò, đặc biệt người bệnh gout.

Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn về bệnh Gout hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Bạn có biết? Gout là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh gout khó có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và tiếp tục sống lạc quan, khoẻ mạnh khi thực hiện tốt những điều sau:

Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gout để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ, tra cứu trên các cổng thông tin trực tuyến đáng tin cậy, và tuyệt đối không tin vào lời đồn thổi bên ngoài.

Điều thứ 2 bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu đạm, giàu gốc purin; nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn, uống đủ nước hàng ngày.

Điều thứ 3 bạn nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên tập luyện nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập sẽ giúp tăng cường thể lực cho bạn, từ đó sẽ giảm thiểu được các biến chứng không mong muốn của bệnh.

Ngoài ra có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, trạch tả, lá vối,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Trong đó Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là phổ biến nhất vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và Dây gắm đã được chứng minh tác dụng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận