Những thông tin bổ dưỡng về thịt dê bạn nên biết

Thịt dê có tác dụng gì? Ăn thịt dê có tốt không? Bệnh gout có ăn được thịt dê không? Ăn nhiều thịt dê có tốt không?... Và hàng ngàn câu hỏi liên quan đến thịt dê. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của thịt dê đối với sức khỏe
Tác dụng của thịt dê đối với sức khỏe

1. Tác dụng của thịt dê

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng ăn quá nhiều thịt đỏ có hại cho sức khỏe tim mạch khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, ngày càng nhiều chuyên gia nói rằng thịt dê có một số lợi ích về dinh dưỡng.

Cùng Cao gắm tìm hiểu 11 công dụng của thịt dê đối với sức khỏe, cụ thể như sau:

1.1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Thịt dê ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thịt dê ngăn ngừa bệnh tim mạch

Trong khi thịt đỏ được biết đến là có nhiều chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol và dẫn đến bệnh tim, tuy nhiên thịt dê lại có lượng chất béo bão hòa thấp và không gây hại cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, trong thịt có chứa vitamin B giúp đốt cháy mỡ, kiểm soát cân nặng và phòng ngừa béo phì - yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Theo một nghiên cứu cho thấy, khi ăn thịt dê có thể giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành nhờ hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt dê ít.

1.2. Giảm nguy cơ viêm mạch máu

Thành phần acid linoleic liên hợp trong thịt dê là một trong những acid béo có khả năng ngăn ngừa và giảm viêm nhiễm, đặc biệt là trong mạch máu.

1.3. Ngăn ngừa ung thư

Tác dụng ngăn ngừa ung thư của thịt dê
Tác dụng ngăn ngừa ung thư của thịt dê

Không chỉ giảm nguy cơ viêm mạch máu, acid linoleic liên hợp có khả năng phòng ngừa ung thư. Tác dụng này là do acid linoleic có tác dụng giảm viêm và làm ức chế sự phát triển của khối u.

Hơn nữa, trong thịt dê có chứa nhóm vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, acid pantothenic cùng với selenium và choline hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể giúp ngăn ngừa phát triển tế bào ung thư.

1.4. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Thịt dê chứa hàm lượng sắt cao. Theo thống kê, cứ 100 gam thịt dê chứa 3mg sắt. Tác dụng này rất tốt cho phụ nữ mang thai vì nó ngăn ngừa bệnh thiếu máu nhờ cung cấp lượng hemoglobin và giúp máu lưu thông.

Bên cạnh đó, nó cũng rất giàu vitamin B12 và kali rất tốt cho tuần hoàn máu. Do đó, người thiếu máu nên bổ sung thịt dê vào chế độ ăn của mình.

1.5. Cung cấp acid béo omega-3

Thịt dê cung cấp một lượng omega-3 cần thiết cho cơ thể
Thịt dê cung cấp một lượng omega-3 cần thiết cho cơ thể

Nhiều người thường nghĩ rằng, omega-3 thường có trong loài cá như cá hồi, cá thu,... Tuy nhiên, trong thịt dê cũng là một nguồn cung cấp acid béo omega-3 tuyệt vời.

Acid béo omega-3 được biết đến như một chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Chất này cũng giúp cải thiện sức khỏe làn da như chàm, mụn hay bị da khô.

1.6. Phòng ngừa các dị tật bẩm sinh

Không chỉ giúp ngăn ngừa thiếu máu trong thời kỳ mang thai, thịt dê còn giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Tác dụng này là do hàm lượng sắt và vitamin B12 cao hỗ trợ quá trình sản xuất máu. Cùng với đó, các vitamin B, vitamin E, vitamin K, protein, acid amin ,... là những chất cần thiết cho phụ nữ có thai.

1.7. Tốt cho việc giảm cân

Thịt dê tốt cho việc giảm cân
Thịt dê tốt cho việc giảm cân

Chắc hẳn, bạn nghĩ tất cả các loại thịt đều có thể gây tăng cân. Tuy nhiên, thịt dê lại có tác dụng kiểm soát cân nặng hợp lý.

Điều này có thể lý giải bởi trong thịt dê có chứa nhiều protein có tác dụng gây no và làm hạn chế sự thèm ăn của bạn. 

Đồng thời, nó cũng chứa một lượng chất béo rất ít và vitamin B có tác dụng đốt cháy thêm chất béo nên rất thích hợp với người đang giảm cân.

1.8. Tăng cường sức khỏe nam giới

Theo Đông y, thịt dê có tính nóng, giúp trừ hàn, bổ máu, kích thích vị giác, bồi bổ cơ thể, tăng khả năng cường dương.

Do đó, nó giúp tăng cường sinh lực và nó là giải pháp hữu hiệu cho việc điều trị tình trạng vô sinh ở nam giới. 

1.9. Một số tác dụng khác của thịt dê

  • Nâng cao sức khỏe tinh thần.
  • Tăng cường sản xuất tế bào mới do đó làm chậm quá trình lão hóa.
  • Giúp duy trì hoạt động của tuyến giáp.

2. Những điều bạn nên biết về thịt dê

Mặc dù thịt dê là món ăn quen thuộc của một số người, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại thực phẩm này. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Thịt dê là gì?

Hình ảnh thịt dê
Hình ảnh thịt dê

Thịt dê là thịt của loài dê nhà. Thịt dê tiếng anh là Chevron, đây là thịt từ dê trưởng thành, trong khi thịt dê non được gọi là Capretto.

Thịt dê là thịt nạc và nổi tiếng là có hương vị đậm đà nhưng hương vị cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào cách nuôi và chế biến. 

Nền văn hóa Caribe thường thích ăn thịt dê trưởng thành, một số nền văn hóa khác lại thích thịt từ những con dê non từ sáu đến chín tháng tuổi.

Bạn có thể chưa biết?

  • Thịt dê phổ biến trong một số nền ẩm thực ví dụ như ẩm thực châu Phi, đặc biệt là Bắc Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Caribe,...
  • Thịt dê có vị ngon và đậm đà hơn nhiều so với thịt gà.
  • Thịt dê chiếm 6% lượng thịt đỏ được tiêu thụ trên toàn cầu và có khoảng 63% dân số thế giới ăn thịt dê.
  • Thịt dê có ít calo hơn thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt gà.
  • Thịt dê có hàm lượng sắt, kali cao hơn so với một khẩu phần tương tự như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt gà.
  • Thịt dê có lượng natri tương đối thấp hơn thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt gà.
  • Thịt dê giống thịt bò và thịt cừu về thành phần axit amin.

2.2. Thành phần dinh dưỡng của thịt dê

Thành phần dinh dưỡng của thịt dê
Thành phần dinh dưỡng của thịt dê

Giá trị dinh dưỡng của thịt dê phụ thuộc chủ yếu vào cách chăn nuôi và chế biến. Cụ thể, trong 100 gam thịt dê bao gồm:

  • Lượng calo: 143 kcal
  • Nước: 65,7g
  • Chất béo: Chất béo bão hòa 0,9g; chất béo không bão hòa đa 0,2g và chất béo không bão hòa đơn 1,4g.
  • Cholesterol: 75mg
  • Carbohydrate: 0g
  • Protein: 27g
  • Các vitamin: vitamin A 22 mg; thiamin 0,05 mg; riboflavin 0,14 mg; niacin 4,5 mg và vitamin E 0,26 mg.
  • Chất khoáng: canxi 6mg; phospho 146mg; kali 232 mg; natri 80,6 mg; magie 20 mg; sắt 3 mg; kẽm 3,22 mg; selen 32,2 mg và mangan 0,02 mg.
Xem thêm: Tác dụng của thịt gà tây đối với sức khỏe - Bạn có biết?

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn thịt dê

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể, tuy nhiên thịt dê có thể gây ra một số tác dụng bất lợi khi ăn quá nhiều, chẳng hạn như:

  • Làm tăng huyết áp
  • Gây ra các triệu chứng dị ứng với người có cơ địa dễ dị ứng.
  • Làm tăng cholesterol trong máu do hàm lượng cao cholesterol trong thịt.
  • Gây rối loạn chuyển hóa lipid.

4. Một số chú ý khi dùng thịt dê mà bạn nên biết

Để sử dụng thịt dê tốt nhất trong chế độ ăn và ngăn ngừa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn thịt dê?

Người bệnh viêm gan không nên ăn thịt dê
Người bệnh viêm gan không nên ăn thịt dê

Theo Y học cổ truyền, thịt dê có vị ngọt tính nhiệt, khi ăn tác dụng ngay tới lá lách, dạ dày, thận và tim. Nó được đánh giá là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng nhưng lại là món ăn cần phải chú ý đối với các nhóm bệnh khác nhau:

  • Người bệnh viêm gan: Do chức năng gan suy giảm, nếu ăn cùng lúc một lượng lớn protein và chất béo trong thịt, gan không thể đảm đương được toàn vẹn chức năng vốn có của nó, khiến bệnh bùng phát nặng hơn.
  • Người nóng trong: Do thịt dê có tính nhiệt nên sau khi ăn cơ thể dễ nóng lên và bốc hỏa. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều thịt dê và nên ăn kèm với các loại rau xanh có tính mát như cải thảo, bắp cải,... để trung hòa độ nóng của thịt dê.
  • Người bệnh đau và viêm: Do tính có tính nóng nên các món ăn từ thịt dê không phù hợp với người đang bị sốt, đau răng, viêm nhiệt lở khoang miệng và có đờm vàng.
  • Người bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn quá nhiều thịt dê.

4.2. Ăn thịt dê kiêng gì?

Tránh ăn dưa hấu sau khi ăn thịt dê
Tránh ăn dưa hấu sau khi ăn thịt dê

Thịt dê kỵ với thức ăn nào? Đây là thắc mắc của nhiều người khi thêm thịt dê vào chế độ ăn hàng ngày. Do đó, khi ăn thịt dê bạn nên tránh những loại thực phẩm sau:

  • Nước trà: Do thịt có chứa nhiều protein, trong khi đó nước trà lại có nhiều acid tannic. Hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành tannalbin, một chất có tác dụng làm giảm nhu động ruột từ đó gây ra tình trạng táo bón.
  • Giấm: Vị chua của giấm có tác dụng thu co, không có lợi cho dương khó trong cơ thể, khi ăn cùng giấm sẽ làm giảm tác dụng giữ ấm của thịt dê đi rất nhiều.
  • Dưa hấu: Do dưa hấu có tính hàn sẽ làm giảm tác dụng bổ dưỡng của thịt dê và gây cản trở cho tỳ vị  và dạ dày.
  • Các thực phẩm điều vị có tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, đinh hương, hồi hương,...

4.3. Ăn thịt dê đúng cách

Gừng không chỉ làm tăng tác dụng của thịt dê mà còn giúp khử mùi hôi khó chịu
Gừng không chỉ làm tăng tác dụng của thịt dê mà còn giúp khử mùi hôi khó chịu

Hải Thượng Lãn Ông khuyên ăn thịt dê tái với gừng, hành, tỏi và hẹ làm tăng tác dụng tiêu thực và làm ấm đan điền (là trung tâm của các huyệt đạo trên cơ thể người).

Bên cạnh đó, trước khi chế biến bạn nên khử sạch mùi hôi của thịt dê để mang lại món ăn ngon và bổ dưỡng. Cách khử mùi hôi của thịt dê được tiến hành như sau:

  • Cách 1: Thịt thái miếng vừa ăn, chần qua nước sôi, thêm bã rượu và đun với tỷ lệ 500 gam thịt dê với 500 gam nước và 25 gam bã rượu. Sau đó rửa sạch thịt và để ráo.
  • Cách 2: Ướp thịt dê trong hỗn hợp rượu trắng và gừng trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch với nước và để ráo.
  • Cách 3: Chần thịt dê vào nước sôi có thêm tỏi, sả và 1 - 2 khúc mía và rửa sạch, để ráo.

Ngoài ra, khi chế biến bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thịt dê tốt nhất nên nấu ở nhiệt độ thấp.
  • Thịt dê khi nấu ở nhiệt độ cao có thể bị mất độ ẩm và nhanh bị dai. Điều này là do hàm lượng chất béo thấp và không có vân, tức là chất béo trong cơ.
  • Để tăng hương vị và tăng độ mềm, hãy nấu thịt dê với độ ẩm như luộc, om, hầm.

5. Món ngon từ thịt dê

Để phong phú thêm thực đơn hàng ngày, bạn có thể thay đổi hương vị bằng một số món ăn ngon từ thịt dê. Cùng Cao gắm khám phá các món ngon từ thịt dê nhé!

5.1. Thịt dê hấp gừng

Thịt dê hấp gừng
Thịt dê hấp gừng

Nguyên liệu gồm có:

  • Thịt dê: 500 gam
  • Sả 3 cây, gừng 1 củ lớn và hành lá
  • Các gia vị khác.

Cách chế biến món thịt dê hấp gừng như sau:

  • Bước 1: Thịt dê sau khi mua về được khử bớt mùi bằng sả, rượu hoặc gừng. Sau đó rửa sạch lại và để ráo. Gừng cạo vỏ và thái sợi.
  • Bước 2: Ướp thịt với một ít muối, bột ngọt và gừng đã cắt sợi. Cuộn trong thịt lại để gừng không bị rớt ra ngoài.
  • Bước 3: Cho khoảng 500ml nước vào nồi hấp, khi nước sôi thêm sả cây và gừng đập dập vào.
  • Bước 4: Cho thịt lên khay hấp, đậy nắp và hấp trong khoảng 10 đến 15 phút. Dùng tăm để kiểm tra độ chín của thịt, nếu tăm xuyên thủng phần da thì tắt bếp.

5.2. Thịt dê hầm thuốc bắc

Thịt dê hầm thuốc bắc được biết đến không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà nó còn là một bài thuốc quý mà ai cũng thích và muốn thưởng thức ngay.

Thịt dê hầm thuốc  bắc
Thịt dê hầm thuốc  bắc

Nguyên liệu gồm có:

  • Thịt dê: 1,5kg
  • Xương dê: 1kg
  • Thảo quả: 1 quả
  • Đậu hũ ky: 100 gam
  • Đậu hũ chiên: 2 miếng
  • Đẳng sâm, hoài sơn, câu kỷ tử, táo đỏ mỗi vị 15 gam
  • Gừng, tỏi, tương bột, chao, rượu, quế
  • Mía, tía tôm, rau tần ô, hẹ và cải xanh
  • Gia vị và bún ăn kèm.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Đem thịt dê thui cho vàng lớp da bên ngoài. Sau đó cắt từng miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Ướp thịt với hành, tỏi, gừng băm, tương bột, chao, đường, gạt nêm, muối trong khoảng 1 tiếng.
  • Bước 3: Tiến hành sơ chế các nguyên liệu khác: gừng đập dập, tỏi và hành băm nhuyễn, đậu hũ ky chiên vàng và cắt miếng nhỏ, mía cắt khúc nhỏ, đẳng sâm ngâm nước và cắt lát.
  • Bước 4: Cho tỏi vào phi thơm rồi cho thịt dê vào xào tiếp. Thêm một ít rượu vào xào đến khi thịt khô lại thì tắt bếp.
  • Bước 5: Cho nước vào nồi cùng các loại thuốc bắc, xương dê và thịt dê vào hầm cho thịt chín mềm. Sau 10 phút thì thêm câu kỷ tử vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 5: Sau khi đun khoảng 1 tiếng, bạn thử độ chín của thịt, nếu thấy da mềm là được.
  • Bước 6: Cuối cùng bạn chỉ cần trang trí thêm đậu hũ ky chiên lên trên là có thể thưởng thức.

Chúc bạn thành công với 2 công thức món ăn ngon từ thịt dê!

6. Bệnh gout có ăn được thịt dê không?

Người bệnh gout không nên ăn thịt dê
Người bệnh gout không nên ăn thịt dê

Là một trong những loại thịt đỏ giàu chất dinh dưỡng, thịt dê rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, do hàm lượng protein và purin khá cao (trong 100 gam thịt dê có chứa 400mg purin) nên thịt dê không phải là thực phẩm được bổ sung vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

Điều này là do, khi purin đi vào cơ thể và nhanh chóng chuyển sang dạng acid uric. Chất này tạo ra quá nhiều sẽ gây lắng đọng tại khớp và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gout.

Xem thêm: 13 nguyên nhân gây bệnh gout phổ biến hiện nay

Do đó, người bệnh gout cần kiêng cữ và tuyệt đối không ăn thịt dê để hạn chế tính trạng đau nhức khớp ở người bệnh gout.

Trên đây là những thông tin về thịt dê mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù thịt dê đem lại nhiều tác dụng có lợi nhưng bạn vẫn nên thận trọng khi sử dụng loại thực phẩm này trong chế độ ăn của bạn, đặc biệt người bệnh gout.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì về bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn về tính trạng bệnh của bạn.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận