Bạn đã hiểu rõ công dụng của thịt gà đối với sức khỏe chưa?

Ăn thịt gà có tốt cho sức khỏe không? Công dụng của thịt gà là gì? Thịt gà có tác hại gì không nếu ăn quá nhiều? Tất cả sẽ được giải đáp ngay bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Tìm hiểu về công dụng của thịt gà với sức khỏe
Tìm hiểu về công dụng của thịt gà với sức khỏe

I. 16 Tác dụng của thịt gà với sức khỏe

Thịt gà có vô vàn tác dụng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên vẫn chưa được khoa học khám phá hết. Hãy cùng Cao Gắm điểm danh 15 tác dụng nổi trội nhất của thịt gà với sức khỏe nhé!

1. Cải thiện bệnh trình trạng bệnh gout

Bệnh gout có ăn được thịt gà không? Đây chắc hẳn là câu hỏi của hầu hết các bệnh nhân gout khi bị bệnh! Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt một số chất có tác dụng rất tốt cho người bệnh gout:

  • Thịt gà chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng như vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B12), sắt, đồng phốt pho, lưu huỳnh... và nhiều loại axit amin khác, rất tốt cho sức khỏe của mọi người đặc biệt cần thiết cho bệnh nhân gout. 
  • Selenium đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự kết tủa của axit uric, làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Hàm lượng selenium trong thịt gà khá cao.
  • Phospho là một khoáng chất rất cần thiết, nó không chỉ hỗ trợ răng và xương phát triển bền chắc mà còn giúp tăng khả năng bài tiết của gan và thận vì vậy giúp thận đào thải acid uric nhanh hơn.

Bệnh gout có ăn được thịt gà không?
Bệnh gout có ăn được thịt gà không?

Thịt gà có chứa nhiều Purin. 

Câu nói này bị nhiều người không hiểu rõ nên truyền miệng sai khiến nhiều người bệnh gout sợ không dám ăn thịt gà. 

Trong thịt gà vẫn có purin - nguyên nhân dẫn đến gout nhưng ở mức chấp nhận được. Do đó nên người bệnh gout vẫn ăn được thịt gà nhưng không vượt quá 110mg - 175mg purin mỗi ngày. 

>> Tư vấn miễn phí<<

0768.299.399

Làm thế nào để định mức purin có trong thịt gà?

  • 100g ức gà chứa đến 175mg purin.
  • 100g chân gà chứa khoảng 110mg purin.
  • Bạn có thể bỏ da sau đó nướng hoặc luộc nhưng không nên chiên, tránh thêm nước sốt kem hoặc nước thịt vì chúng chứa nhiều purin.

Vì vậy, trái ngược với suy nghĩ từ bỏ, kiêng cữ các loại thịt của nhiều bệnh nhân gút thì ngược lại thịt gà là loại thịt nên ăn (điều độ và có kiểm soát). Nó rất tốt cho sức khoẻ nếu biết chế biến và sử dụng đúng cách.

>> Có thể bạn quan tâm:

2. Hỗ trợ phát triển xương khớp 

Thịt gà có tốt cho bệnh xương khớp không? 
Thịt gà có tốt cho bệnh xương khớp không? 

Bệnh viêm khớp, loãng xương, đau khớp cũng như các bệnh liên quan đến xương luôn là nỗi lo của tuổi già. 

Trong thịt gà có các chất dinh dưỡng như phospho và canxi có tác dụng giúp xương và phát triển khỏe mạnh, ngừa tình trạng loãng xương. Nhờ vậy, hệ cơ xương tránh được các nguy cơ chấn thương do ngoại lực tác động. 

Vì vậy, nên ăn các món như gà hầm, canh gà,… trong khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.

3. Hàm lượng protein cao

Thịt gà chứa bao nhiêu protein
Thịt gà chứa bao nhiêu protein

Những người tập gym thì chắc chắn không thể không biết thịt gà đặc biệt là ức gà rất giàu protein - đây là chất giúp tăng cơ, giảm mỡ, tốt cho cơ.

Bạn có biết trong 100g thịt gà thì có chứa đến 27g protein. Đây quả là nguồn cung cấp protein dồi dào không thể bỏ qua.

Protein là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não của con người. 

Vì vậy, thiếu hụt protein dẫn đến hàng loạt các tác động nguy hiểm như suy dinh dưỡng, cơ thể chậm phát triển, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến chúng ta mệt mỏi. 

Vì vậy, trong mỗi bữa ăn hàng ngày hãy bổ sung lượng protein vừa đủ để tốt cho sức khỏe bạn nhé!

4. Tốt cho tim mạch

Homocysteine là loại axit amin có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch. Dinh dưỡng từ ức gà có thể ngăn chặn và kiểm soát hàm lượng homoccysteine. 

Chính vì thế, ta nên bổ sung thịt gà trong các bữa ăn của gia đình mình để bảo vệ trái tim và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

5. Quản lý cân nặng

Ăn ức gà giúp kiểm soát cân nặng
Ăn ức gà giúp kiểm soát cân nặng

Nghiên cứu cho thấy 25 - 30 gam protein mỗi bữa có thể giúp chúng ta cảm thấy no hơn. Các bữa ăn giàu protein có thể khiến chúng ta cảm thấy no hơn và giúp kiểm soát cân nặng. Là một thực phẩm giàu protein, thịt gà có thể giúp bạn thực hiện điều đó.

6. Giúp tâm trạng tốt hơn

Thịt gà có chứa acid amin tryptophan, một chất có liên quan đến mức serotonin (hormone giúp tạo sự hưng phấn) cao hơn trong não. 

7. Tăng cường miễn dịch

Từ lâu nay, soup gà đã được sử dụng như một phương thuốc tại nhà để giảm cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường.

Một nghiên cứu đánh giá tác dụng của soup gà giúp làm thông mũi và họng cho thấy nó ức chế sự di chuyển của bạch cầu trung tính, một loại tế bào miễn dịch, do đó ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường miễn dịch.

8. Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát huyết áp
Kiểm soát huyết áp

Một nghiên cứu trên động vật năm 2008 kết luận rằng chiết xuất collagen từ thịt gà dẫn đến giảm huyết áp đáng kể.

Một báo cáo của Trường Y Harvard cho thấy rằng bao gồm thịt gà trong chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát huyết áp rất tốt.

9. Bảo vệ mắt

Hàm lượng cao retinol, alpha và beta-carotene; lycopene (tất cả đều có nguồn gốc từ vitamin A) và tất cả đều cần thiết cho thị lực khỏe mạnh.

10. Một số công dụng khác của thịt gà

Một số công dụng nổi bật khác của thịt gà có thể kể đến như sau:

  • Hỗ trợ hoạt động của các tuyến trong cơ thể
  • Thúc đẩy trao đổi chất
  • Tăng trưởng các mô một cách khỏe mạnh
  • Tăng vị giác
  • Chống ung thư
  • Làm dịu triệu chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt)
  • Điều chỉnh Testosterone.

II. Thành phần dinh dưỡng của thịt gà

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà
Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà thường được phân làm nhiều loại như Ức gà, Đùi gà, Cánh gà, Đùi trống, Các phần thịt khác và Da gà. Mỗi loại đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của mỗi người như sau:

Ức gà 

Ức gà chứa hàm lượng protein cao và ít chất béo. Ức gà phù hợp với những người muốn giảm cân, tập gym, tuy nhiên lại không phù hợp với người bị gout do hàm lượng protein quá cao.

Bệnh gout không nên ăn nhiều ức gà
Bệnh gout không nên ăn nhiều ức gà

Một ức gà không da, không xương, nấu chín (172 gram) gồm:

  • Lượng calo: 284
  • Protein: 53,4 gam
  • Carbs: 0 gam
  • Chất béo: 6,2 gam

Một ức gà nấu chín, không xương, có da (196 gam) chứa:

  • Lượng calo: 386
  • Chất đạm: 58,4 gam
  • Chất béo: 15,2 gam
  • Chứa nhiều purin nhất trong thịt gà.

Cánh gà

Một cánh gà không da, không xương (21 gam) chứa:

  • Calo: 42,6
  • Protein: 6,4 gam
  • Carbs: 0 gam
  • Chất béo: 1,7 gam

Cánh gà không phù hợp với những người bị gout, xương khớp do có nhiều da và có lượng purin cao nên hạn chế ăn.

Thịt đùi gà

Đùi gà hơi mềm và có hương vị thơm ngon hơn ức gà do chứa nhiều chất béo hơn.

Thịt đùi gà phù hợp với những người gầy, ốm yếu, người bệnh gout, xương khớp ăn rất tốt.

Một đùi gà không da, không xương, nấu chín (52 gam) chứa:

  • Lượng calo: 109
  • Protein: 13,5 gam
  • Carbs: 0 gam
  • Chất béo: 5,7 gam

Người bệnh Gout có thể ăn được đùi gà
Người bệnh Gout có thể ăn được đùi gà

Các phần thịt gà khác

Một số phần thịt gà khác cũng chứa giá trị dinh dưỡng cao và giàu calo như:

  • Gân gà: 263 calo/100 gam
  • Phần thịt lưng: 137 calo/100 gram
  • Thịt sẫm màu: 125 calo/100 gam
  • Thịt nhẹ: 114 calo/100 gam

III. Lưu ý dùng thịt gà lợi cho sức khỏe

Ăn nhiều thịt gà có tốt không? Tác hại ra sao nếu ăn quá nhiều? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi để giải đáp thắc mắc này nhé.

1. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thịt gà

Thịt gà nếu ăn đúng, đủ, chất lượng tốt thì không có tác hại gì. Nhưng khi ăn quá nhiều hoặc thịt gà bẩn có thể gây những tác hại như sau:

  • Gây khó tiêu, gánh nặng cho hệ tiêu hóa: Khi bạn ăn quá nhiều thịt gà đặc biệt là phần ức gà sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa do hàm lượng protein quá cao chưa kịp thủy phân hết gây đầy bụng khó tiêu, hại cho đường tiêu hóa.

Ăn nhiều thịt gà có tốt không?
Ăn nhiều thịt gà có tốt không?

  • Có thể gây ngộ độc: Thịt gà có thể nói rất dễ bị nhiễm khuẩn, nếu bảo quản thịt gà trong điều kiện vệ sinh không được sạch sẽ, vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập. Đặc biệt hiện nay xuất hiện nhiều thịt gà đông lạnh không rõ xuất xứ có thể bảo quản lên đến hàng chục năm gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
  • Hormone tăng trưởng và kháng sinh trong thịt gà: Hiện nay vì lợi ích kiếm tiền mà nhiều tiểu thương đã dùng các thuốc tăng trưởng, kháng sinh cho gà, đặc biệt là gà công nghiệp. Khi chúng ta nhiều sẽ để lại các tác hại rất lớn, hệ quả và lâu dài. Vì vậy, cần phải lưu ý khi lựa chọn thịt gà.

2. Thịt gà kỵ với những thực phẩm nào?

Đông y đã giải thích lý do chúng ta nên kiêng thịt gà với các thực phẩm sau:

  • Thịt gà với thịt chó đại kỵ với nhau vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Khi ăn hai thịt này sẽ hay bị kiết lị tức tiêu chảy. Khi đó, bạn cần uống nước cam thảo sẽ khỏi. 
  • Ăn thịt gà kiêng ăn tỏi, rau cải và hành sống vì thịt gà tính cam ôn, hành tỏi đại nhiệt, rau cải cam hàn. Khi ăn các đồ ăn này cũng dẫn đến tiêu chảy. Nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.

Thịt gà kiêng ăn với tỏi
Thịt gà kiêng ăn với tỏi

  • Thịt gà kiêng ăn muối vừng: Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vùng, rau thơm tất động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
  • Thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu mắc phải lấy nước đậu đen uống sẽ khỏi. 
  • Thịt gà kiêng với rau kinh giới vì thịt gà tính can ôn thuộc phong mộc còn kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sinh ra chứng phong ngứa.

3. Ai không nên ăn thịt gà?

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe bị rách vết thương phải kiêng thịt gà, da gà, đồ nếp, rau muống phải không? Vậy thịt gà phải kiêng trong những trường hợp nào?

  • Người mới phẫu thuật, người bị vết thương hở, người đang bị thủy đậu: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, gây ngứa da, dễ bị viêm nhiễm, lồi sẹo.
  • Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol có hại trong việc dễ máu nhiễm mỡ và tăng huyết áp.

Bệnh tim mạch không nên ăn nhiều da gà, lòng trắng trứng
Bệnh tim mạch không nên ăn nhiều da gà, lòng trắng trứng

  • Người đang bị táo bón, khó tiêu: do hàm lượng protein cao nên nếu chúng ta ăn quá nhiều thịt gà đặc biệt phần ức gà sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu.
  • Người bị sỏi thận: Cũng chính vì hàm lượng protein trong thịt gà cao nên người sỏi thận cần hạn chế ăn vì có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.
  • Người bệnh gout, xương khớp: người bệnh gout, xương khớp vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần hạn chế ăn phần ức gà, cánh và da để tránh tăng lượng purin quá mức.

4. Ăn thịt gà như thế nào là đúng cách?

Mặc dù thịt gà rất tốt cho một chế độ ăn uống lành mạnh nhưng một số cách chế biến  lại khiến tăng thêm calo, chất béo hoặc natri.

Thịt gà chiên
Thịt gà chiên

Dưới đây là một số loại thịt gà mà bạn nên hạn chế hoặc tránh:

  • Gà rán vì khi chiên gà với dầu ăn khiến làm tăng hàm lượng calo, carbohydrate và chất béo không lành mạnh.
  • Thịt gà quay thường được tẩm muối và các gia vị đậm đà, điều này có thể làm tăng đáng kể lượng natri trong thành phẩm.
  • Thịt gà chế biến sẵn thường được thêm natri và các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe như nitrit có thể góp phần hình thành các hợp chất gây ung thư.

Thịt gà xào nấm
Thịt gà xào nấm

Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng những cách chế biến sau:

  • Thịt gà xào: Hãy thử xào gà với một chút dầu oliu và các loại rau yêu thích để có một bữa ăn giàu chất xơ và protein.
  • Gà nướng: Nướng gà là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa tối, đặc biệt nếu bạn đang cố gắng giảm cân. 

IV. N món ngon không nên bỏ qua từ thịt gà

Thịt gà nhiều giá trị dinh dưỡng như thế, bởi vậy chúng ta hãy thường xuyên ăn thịt gà với lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe như thịt kho, thịt gà xào, thịt gà luộc, nộm thịt gà, thịt gà nướng, thịt gà xào nấm,...

Dưới đây là một số món ngon với thịt gà ăn bạn có thể tham khảo để thay đổi khẩu vị cho đỡ nhàm chán nhé!

1. Thịt gà kho gừng

Thịt gà kho gừng
Thịt gà kho gừng

Nguyên liệu: gà (phần  đùi gà) 500 - 600 gam , gừng 50 gam, hành tím, tỏi, hành lá và gia vị.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: gà sau khi mua về thì rửa sạch với nước muối để khử mùi hôi, sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo.
  • Bước 2: Ướp thịt cùng với với 2 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, 1 thì tiêu, 1 thìa đường, dầu ăn, hành băm, tỏi băm. Trộn đều và để yên trong 30 - 45 phút cho ngấm gia vị.
  • Bước 3: Thắng đường cùng dầu ăn lên đến khi thành màu cánh gián thì cho tỏi băm và hành băm còn lại vào phi vàng. Thêm gà vào đảo đều và đun trong khoảng 5 phút.
  • Bước 4: Thêm nước vào nồi và nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun nhỏ lửa đến khi cạn nước thì thêm gừng thái lát vào đảo đều tay khoảng 2 - 4 phút. 
  • Bước 5: Đến khi thịt gà chín hoàn toàn thì thêm hành lá đã cắt nhỏ vào và tắt bếp.

2. Thịt gà nướng

Thịt gà nướng
Thịt gà nướng

Nguyên liệu: gà 1 con, dầu ăn 2 thìa, rượu trắng 1 thìa, muối 1 thìa, ớt băm 2 thìa, tiêu 1 thìa, tỏi băm, hành băm, dầu hào 3 thìa, bột điều 1 thìa và mật ong.

Cách nướng thịt gà như sau:

  • Bước 1: Thịt gà rửa sạch và để ráo.
  • Bước 2: Trộn đều 2 thìa dầu ăn, 1 thìa rượu trắng, 1 thìa muối, 2 thìa tỏi và ớt băm nhuyễn để các gia vị tan hết.
  • Bước 3: Đổ nước ướp thịt gà lên mình gà, trong bụng gà và thoa đều để gà ngấm gia vị đều và nhanh, sau đó để 3 - 4 tiếng để gà ngấm gia vị đều hơn.
  • Bước 4: Nướng thịt gà bằng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 60 phút và cứ khoảng 15 phút lại thực hiện lấy gà ra và quét lên 1 lớp gia vị đã tẩm ướp rồi cho vào lò nướng tiếp.
  • Bước 4: Tiếp tục làm như vậy đến khi gà ngả màu vàng, chín đều và dậy mùi là được.

Chúc bạn thành công với 2 công thức chế biến món ăn từ thịt gà!

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thịt gà cũng như các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vì vậy, hãy ăn thịt gà đúng khẩu phần, chất lượng đảm bảo để tăng cường sức khỏe bạn nhé!

Nếu bạn đang còn băn khoăn lo lắng về tình trạng bệnh gout của mình hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc tình trạng bệnh của mình nhé!

0768.299.399

Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy like và chia sẻ đến mọi người nhé! Chúng tôi cảm ơn bạn nhiều!

Bạn có biết? Gout là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh gout khó có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và tiếp tục sống lạc quan, khoẻ mạnh khi thực hiện tốt những điều sau:

Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gout để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ, tra cứu trên các cổng thông tin trực tuyến đáng tin cậy, và tuyệt đối không tin vào lời đồn thổi bên ngoài.

Điều thứ 2 bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu đạm, giàu gốc purin; nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn, uống đủ nước hàng ngày.

Điều thứ 3 bạn nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên tập luyện nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập sẽ giúp tăng cường thể lực cho bạn, từ đó sẽ giảm thiểu được các biến chứng không mong muốn của bệnh.

Ngoài ra có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, trạch tả, lá vối,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Trong đó Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là phổ biến nhất vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và Dây gắm đã được chứng minh tác dụng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.9 (16 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận