Lợi ích sức khỏe của thịt trâu và lưu ý khi sử dụng

Thịt trâu có tác dụng gì? Ăn thịt trâu có tốt không? Bệnh gout có ăn được thịt trâu không? Ăn nhiều thịt trâu có tốt không?... Và hàng ngàn câu hỏi liên quan đến thực phẩm này. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của thịt trâu đối với sức khỏe
Tác dụng của thịt trâu đối với sức khỏe

1. Tác dụng của thịt trâu

Theo Đông y, thịt trâu có vị ngọt, tính mát, không độc. Nó có tác dụng bổ tỳ vị, mạnh gân cốt, ích huyết.

Do đó, nó được dùng trong các chứng phong thấp sưng tê, đau lưng, phù chân, bổ khí huyết, mạnh gân cốt.

Ngoài ra, nhờ tính mát, nó còn được dùng để chữa huyết hư, nóng trong xương, mồ hôi trộm và phụ nữ bị tắc sữa.

Đây cũng là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ béo phì bởi nó cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể mà không gây tăng cân.

2. Những điều bạn nên biết về thịt trâu

Thịt trâu được coi là món ăn dân dã nổi tiếng trong nền ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên bạn đã biết loại thực phẩm này chưa, hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu nhé!

2.1. Thịt trâu là gì?

Hình ảnh thịt trâu
Hình ảnh thịt trâu

Thịt trâu tiếng anh là Buffalo meat. Nó được biết đến với nhiều tên gọi ở các quốc gia khác nhau, chẳng hạn như ở Ấn Độ và Nepal là thịt bò đỏ hoặc da bò, Tây Ban Nha gọi là cara beef

Đây là thịt của loài trâu nước, màu hồng tái, mỡ trắng, thớ to, mùi tanh và không thơm như thịt bò. Nó là nguồn thực phẩm quan trọng đối với nền ẩm thực vùng Nam Á và Đông Nam Á.

Sự khác biệt giữa thịt bò và thịt trâu?

Mặc dù thịt trâu và thịt bò đều là thịt đỏ nhưng chúng lại khác nhau ở nhiều khía cạnh, bao gồm:

  • Thịt trâu có hàm lượng mỡ thấp hơn, mỡ có màu trắng sữa so với mỡ màu vàng của thịt bò.
  • Thịt trâu có màu sẫm và xương cứng hơn so với thịt bò.
  • Về độ pH: thịt trâu có pH thấp hơn là 5,6 ± 0,4 trong khi đó thịt bò có pH là 6,4 ± 0,7.

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Những thông tin bổ dưỡng về thịt dê bạn nên biết
  • Xem thêm: Tác dụng của thịt gà tây đối với sức khỏe - Bạn có biết?

2.2. Thành phần dinh dưỡng của thịt trâu

Thành phần dinh dưỡng của thịt trâu
Thành phần dinh dưỡng của thịt trâu

Thịt trâu thuộc thịt đỏ và giàu chất dinh dưỡng. Hơn nữa, trong nhiều thế kỷ qua, trâu được sử dụng làm động vật kéo vì chúng có cơ bắp phát triển và thức ăn của chúng thường là thức ăn thô nên thịt trâu nạc và giàu protein (khoảng 26g protein trong 85g thịt trâu).

Loại thịt này có chứa ít mỡ hơn so với các loại thịt đỏ khác như thịt bò, trong 100 gam thịt chứa 1,42 gam chất béo, 143 calo và 82mg cholesterol.

Ngoài ra, thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như các chất khoáng (canxi, photpho, sắt,...) và các vitamin (vitamin B1, B2, B6, B12,PP,...).

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn thịt trâu

Ngộ độc thực phẩm do ăn thịt trâu không hợp vệ sinh
Ngộ độc thực phẩm do ăn thịt trâu không hợp vệ sinh

Ăn thịt trâu có tốt không? Ăn thịt trâu bổ dưỡng và không độc cho cơ thể nếu nó được chế biến đảm bảo vệ sinh.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều vụ ngộ độc thức ăn do ăn các món chế biến từ thịt trâu. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của các vụ ngộ độc này là do người dân ăn phải thịt ôi thiu, nhiễm khuẩn. Thịt  nếu không được bảo quản hợp lý thì rất nhanh bị hỏng. 

Tại một số vùng còn có thói quen chế biến những món ăn sống như tiết canh, gỏi,... Những món ăn này có thể khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn nếu không sử dụng loại thịt tươi ngon.

Hơn nữa, khi thực phẩm này được chế biến trong các đám cỗ đông người việc chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế, thịt sống lẫn với thịt chín cũng là một trong những yếu tố rủi ro cho sức khỏe người dùng.

4. Một số chú ý khi dùng thịt trâu mà bạn nên biết

Khi ăn thịt trâu bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn thịt trâu?

Người bệnh huyết áp cao không nên ăn thịt trâu
Người bệnh huyết áp cao không nên ăn thịt trâu

Dưới đây là những đối tượng không nên ăn thịt trâu:

  • Phụ nữ mang thai: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại thực phẩm này gây nên tình trạng đầy bụng, ợ nóng, không tốt cho tiêu hóa và sức khỏe bà bầu.
  • Người bệnh u xơ cổ tử cung: Bởi thịt trâu kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khối u.
  • Người cao huyết áp: Do thịt trâu có chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, bao gồm người cao huyết áp.
  • Người bệnh viêm khớp: Khi tiêu hóa thịt, cơ thể phải sản xuất ra rất nhiều acid, những acid này cần canxi trung hòa. Điều này dẫn đến lượng canxi trong cơ thể bị hao hụt và ảnh hưởng đến xương khớp của cơ thể.
  • Người bị sỏi thận: Loại thực phẩm này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng nhanh và hình thành các loại sỏi tại thận.

4.2. Thịt trâu kỵ gì?

Không nên ăn thịt trâu kết hợp với thịt chó vì nó sẽ sinh độc và gây bệnh
Không nên ăn thịt trâu kết hợp với thịt chó vì nó sẽ sinh độc và gây bệnh

Trâu có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, tuy nhiên, khi chế biến bạn cần tránh kết hợp với những thực phẩm sau đây:

  • Củ kiệu và hẹ: Gây đau bụng đối với những người có tiền sử dạ dày không tốt.
  • Gừng: Theo Đông y, thịt trâu kết hợp với gừng sẽ dẫn đến hư răng. Do vậy, nếu dùng thịt trâu nấu chín xắt mỏng chấm với nước mắm gừng phải thêm giấm, lúc này sẽ ăn vào sẽ chữa tỳ hư thấp ủng, sưng thũng nặng nề hai chân.
  • Thịt lươn: Thịt trâu và thịt lươn khi ăn cùng nhau sẽ sinh độc và dẫn đến tử vong.
  • Thịt chó: Theo kinh nghiệm dân gian, không nên ăn thịt trâu và thịt chó trong cùng một bữa ăn bởi hai loại thịt này kết hợp với nhau sẽ sinh độc và gây bệnh.

4.3. Ăn thịt trâu đúng cách

Cách chế biến thịt trâu
Cách chế biến thịt trâu

Để chế biến món ngon từ thịt trâu đúng cách, chắc chắn bạn phải chọn được loại nguyên liệu tốt nhất và cách chế biến phù hợp, cụ thể như sau:

Cách chọn thịt trâu: 

  • Thịt trâu có mùi thơm đặc trưng không như các thịt không như các loại thịt đỏ khác.
  • Thịt còn tươi sẽ có màu đỏ sậm, mỡ trắng và bề mặt khô mịn và thớ thịt hơi thô.
  • Kiểm tra độ đàn hồi của thịt bằng cách ấn nhẹ tay vài miếng thịt, nếu thịt ôi sẽ cho cảm giác nhão và để lại vết lõm.

Cách chế biến thịt trâu:

  • Đối với các món xào, hầm hoặc thịt trâu gác bếp, bạn nên chọn phần thịt thăn hoặc thịt bắp. 
  • Đối với món cà ri hoặc sốt vang, bạn hãy chọn thịt nhiều gân.

5. Món ngon từ thịt trâu

Thịt trâu được chế biến với nhiều món ăn trong các nền ẩm thực khác nhau. Dưới đây là 2 công thức món ăn ngon với thịt trâu mà bạn đọc có thể tham khảo:

5.1. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp

Nguyên liệu gồm có:

  • Thịt bắp trâu: 1 kg
  • Hạt mắc khén: 100 gam 
  • Gia vị: muối, sả, gừng, ớt, đường, tỏi và ớt khô.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt, để ráo và thai thành từng miếng dài hình chữ nhật dày khoảng 2 đốt ngón tay theo thớ dọc. Sau đó, dần miếng thịt cho mềm ra.
  • Bước 2: Dùng chảo rang hoặc nướng trên than ớt khô. Sau đó giã nhuyễn ớt khô, tỏi, sả, mắc khén, muối, đường để được hỗn hợp gia vị.
  • Bước 3: Ướp thịt cùng với hỗn hợp gia vị trong 1 - 2 tiếng.
  • Bước 4: Nướng thịt trên bếp: Đặt thịt cách bếp khoảng 1m và sấy liên tục trong ít nhất 13 tiếng. Lưu ý lật mặt thịt để thịt được chín đều. Thịt trâu gác bếp càng khô thì sẽ bảo quản được càng lâu.

5.2. Thịt trâu xào

Thịt trâu xào rau cần
Thịt trâu xào rau cần

Nguyên liệu gồm có:

  • Thịt trâu: 200 gam
  • Rau muống non hoặc rau cần
  • Tỏi và ớt
  • Gia vị: dầu hào, nước tương, bột ngọt và hạt nêm.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt và thái thành từng miếng mỏng. Tỏi băm nhỏ. Rau rửa sạch.
  • Bước 2: Ướp thịt với tỏi, dầu hào và tiêu trong 10 phút.
  • Bước 3: Phi thơm hành và tỏi cùng dầu ăn trong chảo. Sau đó, cho thịt trâu vào xào đến khi thịt chín tái thì cho ra tô.
  • Bước 4: Tiếp tục xào rau trong chảo, nêm nếm với bột ngọt, hạt nêm, nước tương và một chút nước để rau nhanh chín.
  • Bước 5: Khi rau chín thì thêm thịt đã cào vào đảo đều rồi tắt bếp.

Chúc bạn thành công với 2 món ăn từ thịt trâu! 

6. Bệnh gout có ăn được thịt trâu không?

Bệnh gout không nên ăn nhiều thịt trâu
Bệnh gout không nên ăn nhiều thịt trâu

Thịt trâu thuộc nhóm thịt đỏ, do đó nó mang đầy đủ những đặc tính của thịt đỏ đối với bệnh gout. Trong thịt có chứa hàm lượng lớn chất đạm, người bệnh gout nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến làm trầm trọng triệu chứng bệnh gout.

Điều này là do chất đạm vào cơ thể và sau quá trình chuyển hóa sản phẩm của nó là acid uric. Nồng độ chất này tăng cao trong máu sẽ lắng đọng tại khớp và gây triệu chứng đau nhức cho người bệnh gout.

Do đó, bạn cần lưu ý không nên bổ sung thịt trâu trong chế độ ăn cho người bệnh gout để tránh những tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin về thịt trâu mà bạn đọc có thể tham khảo. Mặc dù, nó là món ăn với hương vị đặc sắc những bạn cần đặc biệt lưu ý khi thêm thịt trâu vào chế độ ăn hàng ngày, bao gồm người bệnh gout.

Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc gì về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận