Thoái hóa khớp - bệnh không chừa người trẻ

Trong cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ dường như ít vận động hơn. Việc lười vận động so với thời điểm hiện nay, không chỉ khiến xương khớp của bạn mà còn tạo điều kiện giúp mức độ lão hóa của nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.

Mục lục [ Ẩn ]

Thông thường, biểu hiện của thoái hóa khớp thường xuất hiện, ở những người trung niên và cao tuổi do xương khớp bị lão hóa theo thời gian. Nhưng hiện nay, bệnh thoái hóa khớp không còn là vấn đề của người già nữa, mà rất nhiều người có độ tuổi từ 19 tuổi trở lên, đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng này, số lượng người trẻ mắc bệnh thoái hóa đang ngày càng tăng.

Thoái hóa khớp – bệnh không chừa người trẻ

  1. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp là do lớp sụn ở khớp xương bị lão hóa và ăn mòn, dẫn đến xương thiếu chất nhờn ở các đầu khớp xương, điều này tạo nên những cơn đau nhức khi bạn cử động hoặc vận động.

Tình trạng này càng biểu hiện rõ khi ta lớn tuổi, các tế bào và hệ miễn dịch bị suy thoái. Những ảnh hưởng đầu tiên, là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn bắt đầu thiếu hụt đi dần theo thời gian dẫn đến thoái hóa khớp.

Sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động. Một số nguyên nhân khách quan gây rathoái hóa khớp:

- Béo phì: đây chính là một trong những nguyên nhân, khiến cho trọng lượng cơ thể của bạn, sẽ tác động mạnh vào xương, khớp xương. Các khớp luôn trong tình trạng quá tải gây bào mòn sụn khớp dần dần hình thành thoái hóa khớp. Những người bị béo phì là những người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao nhất hiện nay.

- Chấn thương: những người bị chấn thương do thể thao, hay do hoạt động liên quan đến công việc nặng, hoặc tai nạn có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp. Ví dụ, các vận động viên bị chấn thương liên quan đến đầu gối, có thể mắc nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, những người đã từng bị chấn thương lưng nghiêm trọng cũng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa cột sống.

- Yếu tố di truyền: có một số người khi sinh ra đã có những khiếm khuyết di truyền, ở một trong các gen chịu trách nhiệm cho việc tạo ra sụn. Điều này có thể gây khiếm khuyết sụn, dẫn đến việc suy thoái nhanh chóng của các khớp xương. Những người sinh ra với những bất thường về khớp, sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp, và những người sinh ra với sự bất thường của cột sống (như vẹo cột sống) có nhiều khả năng phát triển thoái hóa cột sống.

- Sử dụng khớp quá mức: việc lạm dụng một số khớp trong cơ thể nhất định, cũng làm tăng khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp. Ví dụ, những người làm các công việc nặng, đòi hỏi phải gập đầu gối liên tục có nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp gối.

 

Làm việc quá sức dễ dẫn tới bệnh thoái hóa khớp

- Tuổi tác: mặc dù tuổi tác lớn sẽ là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn tới thoái hóa khớp nhưng các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, đau thoái hóa không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Mà hiện tượng này, đang dần hình thành ở những người trẻ tuổi ít vận động và ít tập thể dục thường xuyên, ...

  1. Triệu chứng của thoái hóa khớp

Có rất nhiều biểu hiện để nhận biết, rằng bạn có bị thoái hóa khớp hay không? Những biểu hiện này, được các chuyên gia nhận định là thường hay gặp nhất, và xuất hiện ở một số bộ phận như:

- Đau vai gáy: đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Nhiều khi bạn sẽ thấy cơn đau nhức xuất phát từ vị trí vai gáy của bạn trong một lúc nào đó.

- Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh thì bệnh càng đau tăng, nhưng bạn sẽ rất khó để nhìn bên ngoài để kiểm tra có bị sưng hay không, ngoài ra vị trí bàn chân và cẳng chân sẽ có cảm giác lạnh. Nhiều bạn, bị thoái hóa khớp với biểu hiện vị trí bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, dẫn đến ngại vận động.

- Đau khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi: triệu chứng đau cứng khớp do thoái hóa chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, không quá 15 phút. Vị trí thường gặp là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn tay và khớp háng. Khớp có thể sưng và đau, nhưng khác với khớp viêm có biểu hiện đau liên tục, đau trong thoái hóa khớp gắn liền với vận động và giảm khi nghỉ ngơi, có cảm giác lạo xạo khi cử động khớp.

 

Thoái hóa khớp – đau khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi

- Các biểu hiện khác đi kèm: khi bị thoái hóa khớp có thể có các triệu chứng khác đi kèm như đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, ...

Ngoài ra, người bệnh có cảm giác gia tăng cơn đau khi thời tiết thay đổi. Nhiều người còn gọi là "bệnh thời tiết". Sau quãng thời gian đau, người bệnh có cảm giác chân tay mỏi rã rời, chẳng muốn làm gì, không muốn vận động và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống hiện tại.

  1. Hãy chuẩn bị cho một hệ xương chắc khỏe

- Vận động vừa đủ: việc luyện tập vừa đủ, không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp. Do đó, bạn cần phải có các chế độ tập luyện thể dục linh hoạt, theo chỉ đạo của các huấn luyện viên để tránh gây tổn thương khớp do quá trình vận động sai quy tắc.

- Căng duỗi: Trong quá trình vận động, việc các bạn áp dụng kỹ thuật căng duỗi, sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là, bạn cần phải khởi động thật kỹ các khớp xương trước khi thực hiện bài tập căng duỗi, nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.

- Ăn uống hợp lý: nền tảng và hệ thống xương khớp của bạn, cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái. Nhưng cũng phải tránh các thực phẩm làm các cơn đau nhức do thoái hóa khớp bộc phát nếu như bạn dùng không hợp lý cho cơ thể mình.

 

Sữa – thực phẩm giàu canxi rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp

- Uống đủ nước: nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Viện y học Mỹ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày, và ở phụ nữ sẽ là 2,7 lít nước mỗi ngày. Trong đó, đã tính luôn việc bao gồm nước từ tất cả các loại thực phẩm và đồ uống mà bạn đã nạp vào cơ thể của mình.

Hương Trần (ST)

Xếp hạng: 3.7 (9 bình chọn)