Thời tiết chuyển mùa hãy coi chừng bệnh gout

Bệnh gout là bệnh lý kéo dài suốt cuộc đời. Nó thường xuất hiện khi có các yếu tố nguy cơ tác động như thời tiết chuyển mùa. Vậy, vì sao bệnh gout tái phát khi thời tiết chuyển mùa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Nguyên nhân bệnh gout tái phát khi thời tiết chuyển mùa
Nguyên nhân bệnh gout tái phát khi thời tiết chuyển mùa

Mưa lạnh đầu mùa, thời tiết hơi se se lạnh như mấy ngày hôm nay là điều kiện thuận lợi cho các cơn đau gout tái phát. 

Khi thời tiết chuyển mùa người bệnh thường bị kéo theo những cơn đau gout. Các cơn đau gout cấp làm cho khớp bị viêm, sưng tấy đỏ, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. 

Ngay cả với những người có chỉ số acid uric cao nhưng chưa từng xuất hiện cơn đau gout cũng cần phải dè chừng trong thời gian này.

1. Nguyên nhân bệnh gout tái phát khi thời tiết chuyển mùa

Vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cho độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Sự thay đổi nội môi này làm tăng khả năng kết tủa các tinh thể muối urat tại khớp. 

Khi lắng đọng tại khớp, các muối urat sẽ gây viêm, những tinh thể muối sắc nhọn hình kim này làm tổn thương các phần cơ xung quanh khớp gây nên các cơn đau gout cho người bệnh.

Bệnh gout tái phát với các khớp sưng đỏ
Bệnh gout tái phát với các khớp sưng đỏ

Không khí chuyển lạnh và thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế dẫn đến lượng máu nuôi dưỡng khớp bị thiếu hụt. 

Khi đó các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích cộng với các muối urat tại khớp càng làm cho cơn đau trầm trọng hơn.

Xem thêm:

Ngoài ra vào mùa lạnh, mọi người thường có thói quen uống ít nước hơn so với bình thường. Lượng nước đưa vào cơ thể giảm sẽ hạn chế khả năng đào thải acid uric trong máu qua thận theo đường nước tiểu. 

Mặt khác cung cấp đủ nước giúp bôi trơn ổ khớp, làm giảm các triệu chứng đau. Khi thiếu nước, khớp trở nên khô điều này làm cho tình trạng viêm đau càng trở nên tồi tệ hơn.

2. Chế độ dự phòng giúp ngăn ngừa bệnh gout tái phát

Để ngăn ngừa bệnh gout tái phát khi thời tiết chuyển màu trong điều trị bệnh gout, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Khi trở lạnh, người bệnh cần giữ ấm cơ thể mình (đặc biệt là chân và tay). Để làm tốt điều đó cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất.
  • Không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn, khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn để không bị cảm lạnh.
  • Hãy uống nước ngay cả khi bạn không khát, đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày từ 2 - 2,5 lít nước. Uống đủ nước hàng ngày giúp tăng cường đào thải acid uric và làm trơn, mềm ổ khớp, giảm các triệu chứng đau.
Uống đủ nước ấm để đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric
Uống đủ nước ấm để đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric
  • Khi có dấu hiệu xuất hiện cơn đau gout cấp, ngoài việc phải sử dụng thuốc người bệnh nên áp dụng một số biện pháp đơn giản giúp giảm các triệu chứng đau như ngâm chân với nước muối ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng hay tắm dưới vòi nước nóng đều mang lại hiệu quả giảm đau nhanh.
  • Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh gout. Theo đó người bệnh cần hạn chế các món ăn giàu đạm, cai rượu bia nhằm kiểm soát mức acid uric máu ổn định ở ngưỡng an toàn.
  • Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, nhất là lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp.
  • Khi bị tái phát cơn đau gout, người bệnh nên đi khám để xác định được mức độ nặng nhẹ và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn có thể giải đáp được thắc mắc vì sao bệnh gout tái phát khi chuyển mùa cũng như các biện pháp dự phòng để ngăn ngừa cơn đau gout.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.3 (12 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận