Thừa cân Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout - Bạn đã biết?

Thừa cân béo phì đang là mối quan tâm hàng đầu đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, khi tỷ lệ béo phì chiếm tỷ lệ rất cao và xuất hiện ngay ở trẻ nhỏ. Vậy làm sao để phát hiện sớm để phòng chống tác hại nguy hiểm của nó. Xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Tìm hiểu thừa cân béo phì
Tìm hiểu thừa cân béo phì

1. Thừa cân béo phì là gì?

Thông thường mọi người hay hiểu rằng béo phì, thừa cân đều giống nhau. Liệu thực hư ra sao, chúng ta cùng trả lời dưới đây nhé!

1.1. Khái niệm

  • Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá cao so với quy định chuẩn. Tình trạng này không chỉ do dư thừa mỡ mà còn do nhiều cơ bắp hoặc cơ thể chứa nhiều nước.
  • Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì không những làm xấu vóc dáng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật điển hình như Gout, xương khớp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipid, huyết áp,…

1.2. Phân biệt béo phì và thừa cân

Hai khái niệm béo phì và thừa cân là khác nhau, tuy nhiên cùng chung 1 đặc điểm là có lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn cho phép. Về mức độ nghiêm trọng, béo phì có lượng mỡ dư cao hơn so với thừa cân nên nguy hiểm hơn.

2. Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thừa cân béo phì

Vậy làm sao để biết mình đang bị thừa cân béo phì?

2.1. Theo dõi chỉ số BMI

Bảng chỉ số BMI
Bảng chỉ số BMI

Khái niệm, ý nghĩa BMI

BMI là chỉ số thông dụng nhất trên toàn thế giới cho phép bạn biết chỉ số khối của cơ thể đang ở đâu để xác định nhanh nhất những người đang thừa cân, béo phì hoặc đang có dấu hiệu của bệnh.

Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao (đo bằng m) và cân nặng (đo bằng kg). Công thức tính BMI như sau:

BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m) x Chiều cao (m) 

Cách tính chỉ số BMI
Cách tính chỉ số BMI

Đọc chỉ số BMI

Sau khi tính được chỉ số BMI bạn theo dõi ở bảng trên để biết mình đang ở tình trạng nào.

Cân nặng lý tưởng của người Việt Nam là từ 18.5 – 22.9. Như vậy khi BMI > 23 thì bạn đang thừa cần và khi BMI > 25 bạn đang bị béo phì.

2.2. Số đo vòng eo

Đây cũng là cách giúp bạn xác định có bị thừa cân, béo phì hay không?

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ số đo vòng eo/mông trên 0,90 với nam giới, hoặc trên 0,85 với nữ giới được xem là có nguy cơ béo phì.

Đối với người Châu Á thì khi số đo vòng eo của nam giới > 90cm, nữ giới > 80cm thì bạn đang bị béo phì.

2.3. Một số dấu hiệu khác của bệnh béo phì

  • Thị lực kém
  • Thường xuyên đói bụng
  • Ngáy ngủ
  • Khó thở
  • Ợ nóng
  • Vấn đề về da: rạn da, sạm và chảy nhão,…
  • Giãn tĩnh mạch
  • Rối loạn cương dương
  • Kinh nguyệt không đều
  • Cơ thể trì trệ, mệt mỏi
  • Đau khớp

3. Nguyên nhân gây thừa cân béo phì

Vậy đâu là nguyên nhân nhân dẫn đến tình trạng này?

3.1. Do mất cân bằng dinh dưỡng, năng lượng

Ăn uống quá nhiều không hợp lý dễ thừa cân béo phì
Ăn uống quá nhiều không hợp lý dễ thừa cân béo phì

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này do ăn quá nhiều thức ăn, đồ uống.

Điều này dẫn đến lượng tiêu thụ lớn hơn lượng tiêu hao, nên chất dinh dưỡng thừa tích lũy, dự trữ dưới dạng mỡ, lâu ngày dẫn đến thừa cân, béo phì.

3.2. Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu, trẻ em mắc bệnh béo phì thì 80% là có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30 % là cả cha và mẹ bị béo phì.

3.3. Suy giáp

Khi bị suy giáp dẫn đến không sản xuất đủ hormone cần thiết làm chậm quá trình trao đổi chất, chất béo không được đốt cháy, lâu ngày dẫn đến béo phì.

3.4. Thiếu ngủ

Khi không ngủ đủ giấc, chất Ghrelin trong cơ thể tăng lên khiến bạn thấy đói, thèm ăn đồ ăn. Quá trình xảy ra liên tục dẫn đến sự thèm ăn mất kiểm soát gây tăng cân, béo phì.

Nguyên nhân là do khi bạn không ngủ đủ giấc, lượng ghrelin trong cơ thể sẽ tăng lên khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói, thèm đồ ăn có nhiều đường. Lâu dần sẽ dẫn đến sự thèm ăn mất kiểm soát, đây là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì.

4. Ai có nguy cơ dễ bị thừa cân béo phì?

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: người hay ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên dầu, giàu calo, đồ nhiều đường,…
  • Người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, gia đình có người bị thừa cân béo phì,…
  • Người làm việc ít vận động như văn phòng, lười tập thể dục,
  • Những người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn nhiều đồ chiên, rán, ăn ít rau, uống nhiều đồ nhiều đường như nước ngọt, nước có ga, trà sữa…

5. Tác hại của thừa cân béo phì

Tác hại nghiêm trọng của thừa cân béo phì
Tác hại nghiêm trọng của thừa cân béo phì

5.1. Về tâm lý

  • Mất tự tin trong giao tiếp.
  • Ngại xuất hiện trước đám đông.
  • Tự ti mặc cảm, chậm chạp, kém linh hoạt.

5.2. Về ngoại hình

Thừa cân béo phì làm ngoại hình không hấp dẫn dẫn đến các tâm lý tự ti, mặc cảm đặc biệt là phụ nữ.

5.3. Nguyên nhân gây bệnh Gout ở người béo phì

Theo nhiều nghiên cứu, có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ axit uric máu.

Những người béo phì làm tăng tổng hợp acid uric và làm giảm thải trừ do vậy làm nồng độ acid uric trong máu ngày càng tăng cao lâu ngày dẫn đến gout.

Thừa cân béo phì dẫn đến Gout
Thừa cân béo phì dẫn đến Gout

Theo thống kê, 50% bệnh nhân gout là người đang bị thừa cân béo phì do:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, giàu purin và chất béo.
  • Người béo phì khi xét nghiệm có nồng độ acid uric tăng cao hơn người bị gout mà không béo phì.
  • Do sử dụng nhiều rượu bia dễ gây béo phì và gout do ức chế đào thải acid uric.
Tìm hiểu thêm: Top 13 nguyên nhân bệnh gout hay gặp nhất – bạn phải nắm kỹ

5.4. Bệnh lý tim mạch

Bệnh lý do thừa cân béo phì hay gây nhất đó là bệnh lý tim mạch do hàm lượng cholesterol cao.

Béo phì làm tăng cholesterol cao xấu (LDL) đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ lâu ngày gây đau tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim do mỡ bám trên các mạch máu làm hẹp khó lưu thông máu, tắc mạch. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thừa cân béo phì.

5.5. Bệnh lý xương khớp

Béo phì ngoài dẫn đến bệnh gout còn là nguyên nhân dẫn đến bị thoái hóa khớp, đau khớp, các vấn đề về xương, khớp, cột sống.

5.6. Bệnh tiểu đường

Thừa cân, béo phì khiến việc chuyển hóa glucose khó khăn nên lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường.

5.7. Bệnh lý về đường tiêu hóa

Tác hại của béo phì có thể dẫn đến:

  • Táo bón
  • Trĩ
  • Gan nhiễm mỡ, xơ gan.

5.8. Bệnh lý về đường hô hấp

Khi bị béo phì quá mức có thể dẫn đến nguy cơ ngừng thở khi ngủ do có nhiều chất béo lưu trữ quanh cổ làm đường thở hẹp.

6. Cách điều trị thừa cân béo phì

Béo phì có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý, năng suất lao động và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, nguy hiểm như trên. Vậy khắc phục ra sao?

6.1. Chế độ ăn kiêng

Thực đơn giảm cân cho người béo phì
Thực đơn giảm cân cho người béo phì

Theo chuyên gia, tuyệt đối không được giảm cân quá mức đột ngột, điều này gây phản tác dụng và nguy hiểm hơn.

Để giảm cân an toàn thì nên giảm từ 0,5 – 1kg/ tuần. Tránh thực phẩm giàu chất béo, calo, nhiều dầu mỡ,… Nên ăn nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, gạo lứt,…

6.2. Tăng cường vận động

Việc đốt cháy năng lượng, calo thừa nhanh nhất là tập luyện thể dục, thể thao hợp lý, do đso, nên chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe theo mức độ từ nhẹ đến nặng như: đi bộ, chạy bộ, bơi, yoga, đạp xe, gym,…

6.3. Điều trị bằng thuốc

Khi bạn không áp dụng được 2 phương pháp trên vì không cải thiện được, hãy gặp bác sĩ để khám và cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc.

Các thuốc điều trị béo phì gồm 3 nhóm:

  • Nhóm can thiệp vào thần kinh trung ương: giúp làm chán ăn.
  • Nhóm can thiệp vào cơ quan tiêu hóa: làm giảm hấp thu dinh dưỡng.
  • Nhóm can thiệp vào cơ quan ngoại vi: làm tiêu hao năng lượng.

Tuy nhiên, các thuốc giảm cân từ trước đến nay hầu hết đều có tác dụng phụ nên mọi người phải cân nhắc thật kĩ khi quyết định sử dụng.

Tuyệt đối, không nên mua các thuốc giảm cân trên thị trường mà không có giấy phép của Bộ Y tế vì đã có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng các loại này.

6.4. Điều trị bằng phẫu thuật

Điều trị thừa cân béo phì
Điều trị thừa cân béo phì

Đây là phương pháp cuối cùng khi người béo phì không dùng được 3 phương pháp trên.

Các bệnh nhân béo phì cấp độ 3, béo phì quá trầm trọng, đe dọa sự sống, khi không áp dụng được các phương pháp thì có thể phẫu thuật

Phương pháp này cụ thể là:

  • Cắt tạo hình dạ dày hình ống: cắt bỏ khoảng 80% dạ dày.
  • Nối tắt dạ dày
  • Thắt đai dạ dày
  • Chuyển dòng mật tụy

Như vậy, bài viết trên đã giúp mọi người hiểu tất cả các vấn đề về thừa cân béo phì đặc biệt là đối với bệnh Gout.

Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề béo phì do Gout hoặc ngược lại liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất!

0768.299.399

Nếu bạn thấy bài viết hay hãy like và share để lan tỏa đến nhiều người hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (14 bình chọn)