Thực đơn “vàng” cho người bệnh gout bạn cần nắm rất kỹ

Thực đơn cho người bị gout là gì? Bệnh gout có ăn được cá, thịt, trứng,… hay không? Đây luôn là câu hỏi thắc mắc của các bệnh nhân gout. Vậy để có câu trả lời chính xác nhất, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gout
Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gout

1. Cách xây dựng thực đơn cho người bị gout

Tuân thủ theo đúng thực đơn cho người bị gút giúp người bệnh nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng và khiến tình trạng bệnh chuyển biến tốt hơn. Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu về cách xây dựng thực đơn cho người bệnh gout nhé.

1.1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Để xây dựng thực đơn cho người bị gout hợp lý, đúng với yêu cầu của bệnh thì người bệnh phải hiểu kỹ “chế độ ăn cho người bệnh gout” để có thể xây dựng chế độ ăn chính xác nhất.

  • Những thực phẩm nên ăn như các loại rau xanh, trái cây chín tự nhiên, ngũ cốc nguyên hạt, các loại sữa tách béo,...
  • Những thực phẩm không nên ăn như hải sản, thịt đỏ, nội tạng, lạp xưởng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bia rượu,...

1.2. Cách tính số lượng thực phẩm trong bữa ăn của người bệnh gout

Đối với người bệnh gout, chế độ ăn uống khoa học vô cùng quan trọng để chung sống hòa bình với căn bệnh này, kể cả trong giai đoạn cấp tính và mạn tính.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mức ăn tiêu chuẩn trung bình đối với từng giai đoạn bệnh như sau:

Cách tính chế độ ăn cho người bệnh gout
Cách tính chế độ ăn cho người bệnh gout

1.2.1. Đối với bệnh nhân gout cấp tính

Hàm lượng các chất dinh dưỡng dành cho người bệnh gout cấp tính như sau:

  • Tổng mức năng lượng: 1600kcal/ngày/trọng lượng 50kg
  • Protein (đạm): 10% tổng lượng (40 gam hay 160kcal) (ví dụ, 100 gam thịt hoặc 180 gam đậu phụ hoặc 100 gam cá)
  • Đường bột: 75% tổng năng lượng (300 gam hay 1200kcal)
  • Chất béo: 15% tổng năng lượng (27 gam hay 240 kcal)
  • Chất xơ: Bổ sung tùy ý khoảng 30 - 60% khẩu phần

1.2.2. Đối với bệnh nhân gout mạn tính

Hàm lượng các chất dinh dưỡng dành cho người bệnh gout mạn tính như sau:

  • Protein: Không quá 1 gam/kg cân nặng
  • Đường bột: 60% tổng năng lượng hàng ngày
  • Chất béo: 10% tổng năng lượng hàng ngày
  • Chất xơ: Khoảng 30 - 60% khẩu phần

2. Tổng hợp 3 thực đơn mẫu

Dựa trên các tài liệu y học quốc tế và trong nước cùng với sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ và chuyên gia gout hàng đầu hiện nay, Cao Gắm đã chọn lọc và xây dựng một thực đơn đa dạng đầy đủ thành phần khoa học cho các bệnh nhân trong 1 tuần.

Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout

Thực đơn 1

Thứ 2

  • Sáng: 1 bắp ngô, 200ml sữa ít đường và 1 quả táo
  • Trưa: Cá hồi sốt cà chua, salad và cơm trắng
  • Tối: Khoai tây/khoai lang, ức gà/100gam thịt nạc, cà rốt và bông cải xanh

Thứ 3

  • Sáng: nửa cốc ngũ cốc cùng sữa ít béo, quả việt quất và nước lọc
  • Trưa: Salad rau xanh với dầu oliu, cá hồi hầm với đậu trắng và cơm trắng
  • Tối: Gà hấp, đậu Hà lan hấp và 1 cốc nước ép dưa hấu

Thứ 4

  • Sáng: Bánh mì ốp la 1 trứng, 300mk sữa tách béo
  • Trưa: 1 bát mì ống nấu xương lợn và salad rau trộn
  • Tối: Salad rau được làm bằng cà rốt và bông cải xanh, thịt nạc và cơm trắng
Salad dành cho người bệnh gout
Salad dành cho người bệnh gout

Thứ 5

  • Sáng: 2 lát sandwich kèm đậu phộng/mứt dâu tây và 1 ly nước cam
  • Trưa: Súp thịt bằm và rau; salad diếp cá và cà chua
  • Tối: Cơm trắng, 1 bát rau hấp và cá hồi

Thứ 6

  • Sáng: Nui xào thịt nạc, 250ml nước táo
  • Trưa: Bún bò và trái cây tươi
  • Tối: Cơm trắng, canh bí đỏ và thịt nạc luộc

Thứ 7

  • Sáng: Hủ tiếu, nước lọc và cơm trắng
  • Trưa: Canh bí đỏ, rau cần xào thịt và rau cải xanh luộc
  • Tối: Cơm trắng và gà luộc

Chủ nhật

  • Sáng: Cháo thịt băm và 300ml nước ép dứa
  • Trưa: Salad rau, xúc xích chiên và bánh mì khô
  • Tối: Cơm trắng, sườn non chua ngọt và canh khoai mỡ

Thực đơn 2

Thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout
Thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout

Thứ 2

  • Sáng: Cháo thịt nạc
  • Trưa: Hai bát cơm nhỏ, thịt nạc viên hấp và canh rau cải
  • Chiều: Trái cây tươi và 250ml nước
  • Tối: Hai bát cơm nhỏ, canh rau đay mồng tơi và đậu rán

Thứ 3

  • Sáng: Bánh mì ốp la và 300ml sữa bò
  • Trưa: Hai bát cơm nhỏ, rau cải trắng xào và trứng gà rán
  • Chiều: 1 cốc nước ép trái cây
  • Tối: Hai bát cơm nhỏ, canh bí đỏ và thịt luộc

Thứ 4

  • Sáng: Hai lát sandwich kèm mứt dâu tây và 200ml nước cam
  • Trưa: Phở bò
  • Chiều: Salad trộn ngô
  • Tối: Hai bát cơm nhỏ, canh cải chua và gà luộc

Thứ 5

  • Sáng: Cháo hạt dẻ và 250 gam dâu tây
  • Trưa: Hai bát cơm nhỏ, canh rau tần ô và thịt bò xào hành
  • Chiều: Bánh quy và 250ml nước
  • Tối: Hai bát cơm nhỏ, thịt nạc luộc và rau luộc
Bữa trưa cho người bệnh gout
Bữa trưa cho người bệnh gout

Thứ 6

  • Sáng: Hủ tiếu và 300ml nước
  • Trưa: Hai bát cơm nhỉ, canh cải xanh và thịt xào củ cải
  • Chiều: Nho tươi
  • Tối: Hai bát cơm nhỏ và canh chua rau cải

Thứ 7

  • Sáng: Cơm tấm và 300ml nước
  • Trưa: Bún bò và 300ml
  • Chiều: Dưa hấu
  • Tối: Hai bát cơm nhỏ, canh rau ngót và thịt xíu mại

Chủ nhật

  • Sáng: Núi sốt cà và 250ml nước táo
  • Trưa: Hai bát cơm nhỏ và sườn non chua ngọt
  • Chiều: Quả anh đào
  • Tối: Hai bát cơm nhỏ, canh bí xanh và rau cần xào thịt

Thực đơn 3

Bánh mì kẹp thịt phù hợp với bữa sáng của người bệnh gout
Bánh mì kẹp thịt phù hợp với bữa sáng của người bệnh gout

Thứ 2

  • Sáng: Bánh mì, trứng rán và 200ml sữa
  • Trưa: Hai bát cơm, lạc rang, bí xanh xào, dưa hấu
  • Tối: Hai bát cơm, tôm xào chay, mồng tơi nấu canh với thịt, xoài chín và 200ml sữa.

Thứ 3

  • Sáng: Bánh cuốn và 200ml sữa
  • Trưa: Hai bát cơm, trứng xào mướp đắng, rau muống xào tỏi và chuối
  • Tối: Hai bát cơm, giò chay, su su xào, rau đay nấu canh, na chín và 200ml sữa ít đường

Thứ 4

  • Sáng: Bánh mì kẹp chả và 200ml sữa
  • Trưa: Hai bát cơm, nem trứng, su hào xào, canh rau muống và dưa hấu
  • Tối: Hai bát cơm, pho mát, lạc rang, rau cải luộc và quả việt quất

Thứ 5

  • Sáng: Một bát phở bò
  • Trưa: Hai bát cơm, sườn lợn rim, đậu phụ rán, su su xào, cải xanh nấu canh và thanh long
  • Tối: Một bát cơm, cá rô phi chiên, mướp đắng xào trứng, canh rau ngót và dưa hấu
Bữa tối dành cho người bệnh gout
Bữa tối dành cho người bệnh gout

Thứ 6

  • Sáng: Một bát bún riêu cua đậu phụ
  • Trưa: Hai bát cơm, cá trắm sốt cà chua, thịt nạc băm rang, bắp cải luộc, bí xanh nấu canh canh và cam
  • Tối: Một bát cơm, thịt lợn rang, bầu luộc, mồng tơi nấu canh và bưởi

Thứ 7

  • Sáng: Một phần xôi lạc
  • Trưa: Hai bát cơm, thịt bò xào, cá bống kho, củ cải luộc, bí ngô và xoài chín
  • Tối: Một bát cơm, trứng xào thịt, bắp cải xào, cải nấu canh và lựu

Chủ nhật

  • Sáng: Một bắp ngô, 200ml sữa ít đường và một quả táo
  • Trưa: Cá hồi sốt cà chua, salad và hai bát cơm
  • Tối: khoai tay luộc, ức gà, cà rốt và bông cải xanh luộc

3. Lời khuyên khi áp dụng thực đơn cho người bị gout

Khi thực hiện chế độ ăn uống, người bệnh gout cần phải lưu ý những điều sau: 

Người bệnh gout nên uống đủ nước mỗi ngày
Người bệnh gout nên uống đủ nước mỗi ngày
  • Uống đủ nước mỗi ngày để thận đủ lượng nước cung cấp thuận lợi trong quá trình đào thải acid uric máu. Tốt nhất người bệnh nên uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Sử dụng sữa cho cho người bệnh gout thay vì lượng nước uống dùng mỗi ngày.
  • Giảm cân: Tình trạng thừa cân có thể khiến nồng độ insulin tăng, đường trong cơ thể không thể được loại bỏ hết dẫn đến tăng nồng độ acid uric và gây cơn đau gout.
  • Tập luyện thường xuyên: Mỗi ngày người bệnh sẽ dành khoảng 30 phút để tập luyện các động tác nhẹ nhàng.
  • Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm dành cho người bệnh gout thay vì tập trung một loại sẽ khiến bạn bớt nhàm chán, khó ăn.
  • Không nên ăn các thực phẩm, trái cây có chứa nhiều acid (vị chua) vì sẽ tạo môi trường acid khiến acid uric khó đào thải qua thận.

Hy vọng bài viết này phần nào đã giúp các bạn biết thêm những thực phẩm nào cần bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày. Từ đó xây dựng được 1 thực đơn cho người bị gout hợp lý sẽ làm giảm các cơn đau mỗi khi tái phát cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Để kiểm soát và đẩy lùi gout, hãy tập cho mình lối sống khoa học và chế độ ăn lành mạnh bạn nhé. Nếu bạn thấy thắc mắc về bất cứ thông tin nào xin vui lòng gọi tới hotline dưới đây để được tư vấn kĩ hơn nhé!

0768.299.399

Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên like và share đến nhiều người hơn nhé. Cảm ơn

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (10 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận