Gợi ý thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao

Tìm hiểu về thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao là việc làm cần thiết mà người bệnh cần nghiên cứu. Axit uric là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều bệnh về tim mạch cũng như xương khớp. Khi mắc như căn bệnh này, bạn cần phải cân nhắc đến thực đơn hàng ngày để giúp chỉ số uric giảm thiểu một cách tối đa.

Mục lục [ Ẩn ]
Thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao
Thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao

1. Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến axit uric máu?

Các bạn đều biết người có nồng độ axit uric trong máu cao rất khó để phát hiện. Không có bất cứ biểu hiện nào cảnh báo người bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng về bệnh gout hoặc viêm nhiễm xương khớp. 

Trước đó chúng ta chỉ có thể phát hiện ra tình trạng gia tăng axit uric khi thực hiện các bài xét nghiệm máu. Như vậy mới có thể biết được chính xác nồng độ axit uric có vượt ngưỡng an toàn hay không.

Nồng độ axit uric tăng cao do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa phần xuất phát từ thói quen ăn uống thường ngày, điển hình là cơ thể dung nạp quá nhiều đồ ăn giàu purin. Purin đều chứa trong hầu hết các loại thức ăn và chúng sẽ chuyển hóa thành axit uric trong quá trình hấp thụ. 

Bởi vậy, việc cân đối lại cho mình chế độ ăn uống là rất cần thiết. Với cách ăn khoa học đó, cơ thể chúng ta hạn chế được nguy cơ tăng cao nồng độ axit uric đó một cách hiệu quả nhất.

2. Lời khuyên về chế độ ăn cho người bị axit uric cao

Những lời khuyên về lời khuyên cho người axit uric cao:

  • Giảm cân: Đa phần những người thừa cân, béo phì thường có nồng độ axit uric trong máu cao hơn bình thường nhiều lần. Chính vì vậy cần đảm bảo chỉ số BMI phù hợp với cơ thể.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định: Cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện để duy trì cân nặng cơ thể phù hợp.
Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định
Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định
  • Hạn chế tối đa rượu bia: Sử dụng các loại chất uống có cồn sẽ làm giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều purin: Sử dụng thực đơn cho người có axit uric cao bằng cách tránh các thực phẩm có nhiều purin. Purin sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành axit uric và nếu nạp vào thường xuyên cơ thể rất khó đào thải ra bình thường.
  • Uống nhiều nước lọc: Cần bổ sung lượng nước lọc đầy đủ cho cơ thể hàng ngày. Điều này giúp quá trình trao đổi chất cũng như đào thải axit uric một cách dễ dàng hơn.
  • Chọn thực đơn cho người bị axit uric cao: Nên chọn các loại rau củ quả tươi. Không nên lạm dụng đồ khô, đồ ăn mặn hay tẩm ướp quá nhiều gia vị.
  • Tham khảo lời khuyên từ chuyên gia: Nhận lời khuyên để có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

3. Gợi ý thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao

Để có được thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao, bạn cần xét nghiệm axit uric trong máu đang ở mức độ như thế nào. Thực đơn tốt cho người có lượng axit uric trong máu cao là cần phải kết hợp giữa nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này giúp cho đảm bảo sức khỏe cũng như năng lượng cần thiết và giảm lượng purin từ thức ăn hấp thụ vào cơ thể. Sau đây là gợi ý về thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao sử dụng trong một tuần.

Thứ hai

Thực đơn gợi ý cho ngày Thứ hai
Thực đơn gợi ý cho ngày Thứ hai
  • Bữa sáng: Bánh mì lúa mạch với sữa đặc hoặc các loại mứt. Thêm một cốc sữa chua hoặc nước cam vắt.
  • Bữa trưa: Cơm và thịt nạc băm cùng với rau luộc. Bổ sung thêm trai cây như dưa hấu hoặc xoài.
  • Bữa tối: Ăn cơm với ức gà và hạt đậu bắp luộc. Thêm quả táo hoặc nước ép dưa.

Thứ 3

  • Bữa sáng: Ăn ngũ cốc cùng với một cốc sữa tươi.
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt với cá kho cùng với canh rau ngót thịt băm. Thêm vào đó là quả nhỏ hoặc bưởi
  • Bữa tối: 2 quả trứng với salad súp lơ, rau cải tím. Thêm một bát cháo thịt băm hành.

Thứ 4

  • Bữa sáng: Phở bò ( ít phở và không nên sử dụng nước dùng ). Thêm trà xanh hoặc nước thảo mộc thanh nhiệt.
  • Bữa trưa: Cơm trắng với canh cải và thịt băm. Thêm quả chuối và thực đơn bữa trưa.
  • Bữa tối: Mỳ, miến hoặc bún. Thêm vào trà gừng hoặc trà quất.

Thứ 5

  • Bữa sáng: Bánh mì và trứng ốp la. Thêm ly nước cam hoặc nước táo.
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt cùng với rau củ luộc như súp lơ, cà rốt hay củ cải. Thêm vào đó là ức gà nướng. Nước sữa chua hoặc quả thanh long.
  • Bữa tối:  Cháo ngải cứu thịt băm, một ly nước giấm táo.

Thứ 6

  • Bữa sáng: Bún chả hoặc bún nước. Thêm ly trà xanh thảo mộc.
  • Bữa trưa: Cơm cùng với canh bí nấu xương. Một ly nước cam vắt.
  • Bữa tối: Salad trộn các loại rau củ cùng với súp cà chua. Nếu bạn có thời gian, hãy chế biến trái cây thành salad để thay đổi khẩu vị.

Thứ 7

Thực đơn gợi ý cho ngày Thứ 7
Thực đơn gợi ý cho ngày Thứ 7
  • Bữa sáng: Bột ngũ cốc cùng với trứng ốp la và một cốc sữa tươi.
  • Bữa trưa: Phở bò, phở gà cùng với trái nho hoặc dâu tây. Chúng ta cũng có thể uống thêm một tách trà gừng nhỏ để tăng cường chuyển hóa.
  • Bữa tối: Cháo bí đỏ hầm xương cùng với trà gừng mật ong.

Chủ nhật

  • Bữa sáng: Bánh mì với trứng ốp và salad rau xanh.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt nạc băm cùng với rau củ luộc.
  • Bữa tối: Mì ống sốt cà chua thêm nước ép táo. Nếu không có nước ép táo có thể thay thế bằng trái cây tươi.

Trên đây là toàn bộ thực đơn cho người có chỉ số axit uric cao mà các bạn nên tham khảo và lựa chọn áp dụng. Trên thực tế thì thực đơn này không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết mà còn đảm bảo lượng purin chuyển hóa thấp nhất. Điều này giúp cơ thể có được lượng axit uric ổn định và không vượt quá ngưỡng yêu cầu.

Nếu bạn đang gặp “rắc rối” với bệnh gout mà chưa tìm được cách giải quyết, gọi ngay tới hotline 0768 299 399 để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 2.5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Mai Đào chịu trách nhiệm phân tích thông tin, cập nhật tin tức về các bệnh và thông tin liên quan tới bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Mai Đào đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Mai Đào

Bình luận