Tất tật kiến thức về tinh dầu gừng

Trong y học cổ truyền, củ gừng đã được sử dụng để hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý. Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng tinh dầu gừng để chữa bệnh. Vậy tác dụng của tinh dầu gừng như thế nào. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Tinh dầu gừng có tác dụng với sức khoẻ như thế nào?
Tinh dầu gừng có tác dụng với sức khoẻ như thế nào?

1. Tinh dầu gừng có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng của tinh dầu gừng:

1.1. Công dụng của tinh dầu gừng đối với bệnh gout

Người bệnh gout có nên sử dụng tinh dầu gừng không? Người bệnh gout sử dụng tinh dầu gừng có hiệu quả không? Câu trả lời là có.

Các chất hóa học trong tinh dầu gừng được chuyển hoá trong cơ thể trở thành gingerols giúp giảm viêm khớp. Sau đó, dầu hỗ trợ với tác dụng giảm đau, làm dịu cơn đau vì nó hạn chế sưng và nóng của chứng viêm. Những tác dụng này nhờ hoạt động của một số hợp chất terpen.

Bên cạnh đó, một thành phần khác của tinh dầu gừng, được gọi là zingibain, có tác dụng chống viêm. Thành phần quan trọng này giúp giảm đau viêm khớp.

Vì vậy sử dụng tinh dầu gừng giúp làm ấm và làm dịu cơn đau nhức của bệnh gout và các rối loạn của bệnh viêm khớp.

1.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tinh dầu gừng có khả năng giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa tình trạng đông máu. Từ đó giúp điều trị bệnh tim và đau tim dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện quá trình chuyển hoá lipid, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

1.3. Tác dụng chống oxy hoá

Tinh dầu gừng có chứa một lượng chất chống oxy hóa rất cao. Chất chống oxy hóa là những chất giúp ngăn ngừa một số loại tổn thương tế bào, đặc biệt là những tổn thương do quá trình oxy hoá gây ra.

Theo cuốn sách “Thuốc thảo dược, phân tử sinh học và các khía cạnh lâm sàng”, tinh dầu gừng có thể làm giảm dấu hiệu của tình trạng lão hoá liên quan đến tuổi tác và tổn thương do quá trình oxy hoá gây ra.

Theo các nghiên cứu gần đây về hoạt động chống ung thư của tinh dầu gừng cho thấy tác dụng này là do các hoạt động chống oxy hóa của 6-gingerol và zerumbone. Hai chất này có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa của tế bào ung thư và chúng có hiệu quả trong việc ngăn chặn CXCR4, một thụ thể trong nhiều loại protein trong nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tuỵ, phổi, thận và da.

Tinh dầu gừng có tác dụng chống oxy hoá
Tinh dầu gừng có tác dụng chống oxy hoá

1.4. Giảm đau cơ và đau bụng kinh

Do chứa các thành phần giảm đau như zingibain, tinh dầu gừng giúp giảm đau bụng kinh, đau đầu, đau lưng và đau nhức. 

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ một hoặc hai giọt tinh dầu gừng mỗi ngày có hiệu quả hơn trong việc điều trị đau cơ và khớp so với một số thuốc giảm đau. Điều này là do khả năng giảm viêm và tăng tuần hoàn của nó.

1.5. Tác dụng khác của tinh dầu gừng

  • Làm dịu dạ dày
  • Giúp các vết thương mau lành
  • Hỗ trợ các vấn đề về hô hấp
  • Tăng cường sức khoẻ của tóc và da đầu
  • Cải thiện sức khỏe làn da
  • Điều trị chứng ho cảm mạo, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn
Xem thêm: Tinh dầu chanh - Tác dụng, Cách dùng và lưu ý khi dùng

2. Những điều bạn nên biết về tinh dầu gừng

Với những tác dụng tuyệt vời kể trên của tinh dầu gừng, mời bạn tiếp tục theo dõi để hiểu rõ hơn về loại tinh dầu này.

2.1. Tinh dầu gừng là gì?

Tinh dầu gừng được chiết xuất từ thân và rễ của cây gừng
Tinh dầu gừng được chiết xuất từ thân và rễ của cây gừng

Tinh dầu gừng có tên tiếng anh là Ginger Essential Oil. Nó được chiết xuất từ thân và củ cây gừng bằng phương pháp chưng cất hơi nước.

Tinh dầu gừng có màu vàng nhạt và có mùi hương cay ngọt, ấm nồng.

2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu gừng

Thành phần chính của tinh dầu gừng là a-zingiberene và sesquiphellandrene. Đây là hai thành phần mang lại hương vị đặc trưng cho tinh dầu gừng và góp phần vào cải thiện sức khỏe cho người sử dụng.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu gừng

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA - Food and Drug Administration, tinh dầu gừng được công nhận là an toàn và ít tác dụng phụ được báo cáo.

Như với bất kỳ loại tinh dầu nào, nếu sử dụng ở liều lượng cao có thể gây tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Tinh dầu gừng nếu sử dụng ở nồng độ cao có thể gây tiêu chảy, kích ứng da, miệng.

Những người đang dùng thuốc loãng máu có thể tăng nguy cơ chảy máu, người đang điều trị bệnh tiểu đường có thể làm giảm lượng đường trong máu và người dùng thuốc trị cao huyết áp có thể làm huyết áp hạ quá thấp khi sử dụng tinh dầu gừng.

4. Cách dùng tinh dầu gừng

Sử dụng tinh dầu gừng như thế nào để hiệu quả?
Sử dụng tinh dầu gừng như thế nào để hiệu quả?

Bạn có thể sử dụng tinh dầu theo những cách như sau:

  • Cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tim mạch: Xoa một đến hai giọt tinh dầu lên phần tim hai lần mỗi ngày.
  • Đối với đau cơ và khớp: Xoa hai đến ba giọt tinh dầu lên vùng bị đau hai lần mỗi ngày.
  • Tăng cường tâm trạng: Thêm 2 - 3 giọt và máy khuếch tán và mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Để ngăn ngừa buồn nôn: Thêm hai đến vào giọt vào khăn tay để ngửi khi đi tàu xe hoặc pha loãng 5 lần với nước ấm hoặc dầu vận chuyển để xoa lên vùng rốn, vùng trước cổ và sau tai.
  • Để hỗ trợ tiêu hoá và loại bỏ độc tố: Thêm 2 - 3 giọt tinh dầu gừng vào nước ấm.
  • Giảm các tình trạng bệnh hô hấp: Uống trà gừng hoặc thêm một giọt tinh dầu gừng vào trà xanh hai lần mỗi ngày.
  • Dùng để nấu ăn: Thêm một lượng nhỏ tinh dầu gừng (khoảng hai giọt) vào món ăn hàng ngày.

5. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng rất tốt cho sức khoẻ những khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây.

  • Không nên bôi trực tiếp tinh dầu chưa pha loãng lên da vì có thể gây kích ứng da. Do đó, bạn nên pha với dầu nền hoặc nước ấm trước khi dùng.
  • Hạn chế dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú (tỷ lệ tinh dầu tối đa là 0,7%) và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu gừng.
  • Không để tinh dầu rơi vào mắt hoặc các vết thương hở.
  • Hạn sử dụng tốt nhất của tinh dầu là 3 - 4 năm sau khi mở nắp.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Trên đây là những thông tin về tinh dầu gừng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh gout đang tìm hiểu những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có vấn đề thắc mắc về bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận