Tinh dầu sả: Tác dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng

Bên cạnh việc sử dụng sả làm gia vị trong các món ăn hoặc thành phần trong nước uống thì ít người viết được cây sả còn được chiết xuất thành tinh dầu đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích có thể có của tinh dầu sả cũng như cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng.

Mục lục [ Ẩn ]
Tinh dầu sả có công dụng gì?
Tinh dầu sả có công dụng gì?

1. Tinh dầu sả có tác dụng gì?

Dưới đây là một số lợi ích của tinh dầu sả đối với sức khỏe:

1.1. Tác dụng của tinh dầu sả đối với bệnh gout

Bệnh gout có sử dụng được tinh dầu sả không? Đây là thắc mắc của người bệnh gout khi đang tìm kiếm những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh từ thiên nhiên. 

Người bệnh gout có thể sử dụng tinh dầu sả để cải thiện triệu chứng bệnh gout. Điều này là do loại tinh dầu này có chứa chất citral có tác dụng giảm viêm.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 đã được thực hiện để đánh giá tác dụng của tinh dầu sả đối với 30 người bệnh viêm khớp, từ 35 - 70 tuổi. Mỗi đối tượng nghiên cứu được sử dụng 3mg tinh dầu sả trong 30 ngày. Qua thời gian nghiên cứu, các đối tượng này nhận thấy cảm giác đau được giảm đi.

1.2. Đặc tính kháng khuẩn

Tinh dầu này được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chữa lành vết thương và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Năm 2010 , một nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng đường ruột. Tác dụng này là do trong tinh dầu này có hàm lượng citral và geraniol cao. 

1.3. Chống nhiễm trùng nấm

Nấm là những sinh vật như nấm men và nấm mốc. Tác dụng này được các nhà nghiên cứu in vitro của tinh dầu này đối với loại nấm cụ thể, bao gồm cả nấm Candida albicans, tác nhân gây nhiễm trùng nấm men và tưa miệng.

Tác dụng của tinh dầu sả đối với sức khỏe
Tác dụng của tinh dầu sả đối với sức khỏe

1.4. Cung cấp các chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do có hại có thể giúp giảm dấu hiệu lão hóa và nguy cơ của nhiều bệnh lý. Nhiều nghiên cứu được tiến hành để chứng minh tác dụng này.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu tác dụng của tinh dầu sả với ba nồng độ khác nhau và nhận thấy rằng tinh dầu này vẫn có hoạt tính chống oxy hóa ở tất cả các nồng độ.

1.5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Tinh dầu sả được sử dụng như một phương thuốc dân gian đối với những vấn đề về tiêu hóa, từ đau bụng đến viêm loét dạ dày, một nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày.

Một nghiên cứu vào năm 2012 được thực hiện trên động vật để xem xét tác động của tinh dầu này đối với bệnh viêm loét dạ dày do tác hại của ethanol và aspirin. 

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả giúp bảo vệ và chống lại các tổn thương trong dạ dày và có thể là một phương thuốc tiềm năng cho các vết loét. Hơn nữa, eugenol, một chất trong tinh dầu này có thể giúp giảm đau và điều trị chứng rối loạn dạ dày.

1.6. Giảm căng thẳng và lo lắng

Huyết áp cao là một trong những tác dụng phụ thường gặp của căng thẳng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hương thơm giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Việc kết hợp liệu pháp hương thơm và massage có thể mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

1.7. Giảm đau đầu và đau nửa đầu

Theo các nhà nghiên cứu của Úc, tinh dầu này có thể giảm đau đầu và đau nửa đầu. Điều này là do trong tinh dầu có chứa một chất gọi là eugenol có khả năng tương tự aspirin.

Eugenol có tác dụng ngăn các tiểu cầu trong máu kết tụ lại với nhau. Nó cũng giải phóng serotonin, một loại hormon điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, sự thèm ăn và các chức năng nhân thức.

2. Những điều bạn nên biết về tinh dầu sả

Với nhiều tác dụng tuyệt vời kể trên của tinh dầu sả, cùng tìm hiểu về rõ hơn về tinh dầu này nhé. 

2.1. Tinh dầu sả là gì?

Tinh dầu sả tiếng anh là Citronella Essential oil. Loại tinh dầu này được chiết xuất từ lá và thân của cây sả. Trải qua quá trình chưng cất hơi nước cây sả được chiết xuất ra phần tinh dầu.

Đây là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Hình ảnh tinh dầu sả
Hình ảnh tinh dầu sả

Mặc dù có nhiều loại sả chiết được tinh dầu nhưng hiện nay có 4 loại được dùng thông dụng, bao gồm:

  • Tinh dầu sả chanh: Tinh dầu này được chiết xuất từ loại sả được trồng tại nhiều gia đình. Loại sả này được gọi là sả “ta” hay còn gọi là sả chanh.
  • Tinh dầu sả Ceylon: Nó được chiết xuất từ loài sả Cymbopogon Nardus. Loại thảo dược này có mùi hương khá giống với tinh dầu họ cam quýt và tinh dầu quế.
  • Tinh dầu sả Java: Loại này được chiết xuất từ giống sả Cymbopogon Winteriannus, hay còn gọi là sả đỏ hoặc sả xòe. Nó có màu nâu đậm hơn tinh dầu sả Ceylon và mùi hương tương tự tinh dầu chanh.
  • Tinh dầu sả hoa hồng: Loại này được chiết xuất từ sả Palmarosa, còn được gọi là sả hoa hồng. Nó có hương thơm tương tự như tinh dầu hoa hồng.

2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu sả

Thành phần của tinh dầu sả bao gồm các thành phần geranial và neral, là các aldehyde. Thông thường, aldehyde được biết đến với mùi thơm đặc trưng, được thể hiện rõ trong tinh dầu sả.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi sử dụng tinh dầu hoa oải hương

3. Tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu sả

Tinh dầu sả rất tốt nếu được dùng đúng cách. Tuy nhiên, loại tinh dầu này cũng có thể gây ra tác dụng bất lợi cho cơ thể. Một số tác dụng phụ của tinh dầu sả bao gồm:

  • Gây dị ứng hoặc kích ứng da tại chỗ.
  • Khi dùng theo đường uống có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, tăng khẩu vị và đi tiểu.

4. Cách dùng tinh dầu sả

Cách sử dụng tinh dầu sả
Cách sử dụng tinh dầu sả

Có nhiều cách để sử tinh dầu sả, chẳng hạn như:

  • Xịt: Thêm tối đa 10 giọt vào một bình xịt nhỏ chứa đầy nước để dùng chống muỗi hoặc làm thơm phòng.
  • Massage: PHa loãng 5 giọt dầu sả với 10ml dầu nền Miaroma và nhẹ nhàng massage lên da.
  • Ngâm: Khi tắm với nước ấm thì thêm 4 đến 6 giọt tinh dầu. Sau đó, thư giãn trong bồn tắm ít nhất 10 phút để hương thơm phát huy tác dụng.
  • Khuếch tán: Nhỏ 8 đến 10 giọt vào máy khuếch tán và hít thở hương thơm thảo mộc tươi mát.
  • Hít trực tiếp: Hít trực tiếp từ chai hoặc nhỏ vài giọt lên khăn vải hoặc khăn giấy và hít nhẹ.

Tuy nhiên, để tránh xảy ra những tác dụng bất lợi cho cơ thể, trước khi sử dụng bạn nên dùng thử để giúp bạn biết da phản ứng như thế nào đối với chất này bằng cách như sau:

  • Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng nhẹ, không mùi, sau đó lau khô vùng da đó.
  • Bước 2: Nhỏ một vài giọt tinh dầu đã pha loãng lên một vùng da nhỏ trên cánh tay.
  • Bước 3: Che vùng da trên băng băng, sau đó đợi 24 giờ.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào trong vòng 24 giờ, chẳng hạn như mẩn đỏ, phồng rộp hoặc kích ứng, hãy tháo băng và rửa sạch da với xà phòng nhẹ và nước. Nếu bạn không cảm thấy khó chịu sau 24 giờ thì bạn có thể sử dụng tinh dầu sả an toàn.

5. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả

Mặc dù tinh dầu sả rất tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng hoặc pha với một loại dầu nền khác, chẳng hạn như dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân,...
  • Không nên để tinh dầu rơi vào mắt
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ dưới 2 tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Một số trường khớp khác cũng nên thông báo trước với bác sĩ về việc sử dụng tinh dầu sae, bao gồm người mắc bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp, hen suyễn, mắc bệnh gan và đang hóa trị.
  • Không nên sử dụng sả như một liệu pháp bổ sung hoặc thay thế cho phương pháp điều trị thông thường nào khác, trừ khi có sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về tinh dầu sả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng tinh dầu sả chanh.

Nếu bạn có thắc mắc về bệnh gout hoặc sản phẩm Cao gắm, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận