9 Tác dụng của trà xanh và những điều bạn cần biết

Trà xanh được biết đến là thức uống được nhiều người ưa thích không chỉ bởi hương vị mà còn do tác dụng mà nó mang lại. Vậy tác dụng của trà xanh là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Mục lục [ Ẩn ]

Lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe
Lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe

1. Tác dụng của trà xanh

Trà xanh được coi là một trong những đồ uống lành mạnh do nó có chứa nhiều chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện chức năng não, giảm chất béo, bảo vệ chống lại bệnh ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiều công dụng hơn nữa. 

Dưới đây là 9 lợi ích sức khỏe có thể có của trà xanh:

1.1. Công dụng của trà xanh đối với bệnh gout

Trà xanh tốt cho bệnh gout
Trà xanh tốt cho bệnh gout

Người bệnh gout có uống được trà xanh không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bệnh có sở thích uống trà xanh.

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenols (acid gallic, các hợp chất catechin epigallo catechin, epicatechin và gallocatechin) có thể giúp giảm viêm khớp và sưng đỏ.

Ngoài ra, sử dụng đồ uống này giúp người bệnh đi tiểu nhiều hơn, từ đó tăng cường sự thải trừ lượng acid uric cao trong máu của người bệnh gout.

Có thể bạn quan tâm đến chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút

1.2. Lợi ích của trà xanh đối với xương khớp

Trà xanh cũng giúp xương khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp điều trị và ngăn ngừa loãng xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Điều này là do lá trà có chứa florua có thể làm chậm quá trình loãng xương cũng như các hợp chất có lợi như flavonoid và phytoestrogen. Hai hợp chất này là các hóa chất thực vật có thể tăng cường sự hình thành xương và ngăn ngừa sự phân hủy mô xương.

1.3. Cải thiện chức năng của não

Caffeine có thể ngăn chặn một chất dẫn truyền thần kinh ức chế được gọi là adenosine. Chất này làm tăng quá trình dẫn truyền các tế bào thần kinh và nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và norepinephrine.

Ngoài ra, caffeine có thể cải thiện các khía cạnh khác của chức năng não bao gồm tâm trạng, sự cảnh giác, thời gian phản xạ và tình trạng nhận thức như Alzheimer và Parkinson.

Trà xanh giúp cải thiện chức năng của não
Trà xanh giúp cải thiện chức năng của não

Lượng caffeine trong trà xanh thấp hơn nhiều so với cà phê, vì vậy bạn có thể nhận được một số tác dụng như cà phê mà không xuất hiện các tác dụng phụ khó chịu như bồn chồn.

Nó cũng chứa một acid amin được gọi là L-theanine. Chất này tạo ra sự thư giãn bằng cách tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA. Sự kết hợp của caffeine và L-theanine giúp cải thiện chức năng não bằng cách tăng cường trí nhớ và sự chú ý làm việc, đồng thời giảm lo lắng. 

1.4. Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản.

Tác dụng này là do nó chứa polyphenol có tác dụng ức chế chống lại sự phát triển, tiến triển và tăng trưởng của khối u của một số loại ung thư.

1.5. Các tác dụng khác của trà xanh

  • Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn
  • Chứa các hợp chất hoạt tính sinh học lành mạnh
  • Tăng cường đốt cháy chất béo
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2
  • Hỗ trợ quản lý cân nặng

2. Những điều bạn nên biết về trà xanh

Để hiểu rõ nhất về trà xanh, chúng ta phải nhìn vào trà nói chung. Hầu hết mọi người uống trà đen hoặc trà ô long, tuy nhiên, hiện nay nó đang trở thành một thức uống được nhiều người ưa chuộng. Sự khác biệt và điều gì làm cho trà xanh rất tốt cho sức khỏe?

2.1. Sự thật thú vị về trà xanh

Hình ảnh cây trà xanh
Hình ảnh cây trà xanh

Bạn có biết?

  • Trà xanh có nguồn gốc từ lá của bụi Camellia sinensis. Nó có chứa nhiều flavonoid nhất, là chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật. Trà xanh ít bị oxy hóa nhất khi chế biến và đó là lý do vì sao nó tốt hơn so với trà đen, trà ô long.
  • Trà xanh được sử dụng từ 4000 năm trước. Nó được phát hiện ở Trung Quốc và hiện nay nó đã phể biến trên toàn thế giới.
  • Nó có thể được sử dụng như một chất làm sạch trong nhà. Do đặc tính làm se của nó, nó có thể được sử dụng để loại bỏ vết dầu mỡ trên sàn gỗ và quầy. Sau khi làm sạch, nó để lại một mùi trà xanh rất dễ chịu.
  •  Trà xanh tốt cho tóc do đặc tính chống oxy hóa, nó bảo vệ tóc khỏi tia UV có hại và các gốc tự do. 
  • Trà xanh được đặt tên từ màu xanh tự nhiên của lá cây mọc và màu xanh của nước pha.
Có thể bạn quan tâm: 9 Lợi ích sức khỏe dựa trên khoa học của nước dừa

2.2. Trà xanh gồm những loại nào?

Trà xanh Sencha của Nhật Bản
Trà xanh Sencha của Nhật Bản

Hiện nay có nhiều giống trà xanh được sử dụng phổ biến tại các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Chẳng hạn như:

  • Trung Quốc: Biluochun, chun mee, Hoàng sơn Mao phong, Long Tỉnh, Taiping Houkui và Xinyang Maojian.
  • Nhật Bản: Bancha, Genmaicha, Gyokuro, Hojicha, Kabusecha, Kukicha, Matcha, Sencha và Shincha.
  • Hàn Quốc: Ujeon, Sejak, Jungjak, Deajak, Ipcha, Garucha, Deokkem-cha, Jeungje-cha Jungno-cha, Hyeonmi-nokma, Remon-nokcha và Banya-cha

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong trà xanh

Khi được sấy khô, trà xanh chứa một lượng rất lớn các chất dinh dưỡng đối với sức khỏe. Điểm đặc biệt của trà xanh là các thành phần của nó có dạng hòa tan trong nước cao.

Nói cách khác, nếu lá trà không được ngâm trong nước nóng, cơ thể chúng ta sẽ không thể hấp thụ nhất định các hoạt chất có trong trà xanh.

Thành phần hóa học của trà xanh
Thành phần hóa học của trà xanh

Những thành phần trong trà xanh bao gồm:

  • Caffeine
  • L- theanine
  • Flavonol: kaempferol, quercetin và myricetin
  • Tinh dầu và các acid có trong tinh dầu
  • Các vitamin: Tiền vitamin A, B2, B3, B5 C(có trong trà tươi)
  • Nguyên tố vi lượng: kali và fluor

3. Tác dụng không mong muốn của trà xanh

Uống trà xanh có thể gây mất ngủ
Uống trà xanh có thể gây mất ngủ

Việc uống nhiều trà xanh có thể dẫn đến các vấn đề như sau:

  • Nhức đầu, chóng mặt và các triệu chứng trên đường tiêu hóa
  • Bệnh gan : Các chất bổ sung chiết xuất từ ​​trà xanh có liên quan đến một số trường hợp tổn thương gan. Các chất chiết xuất từ ​​trà xanh có thể làm cho bệnh gan trở nên tồi tệ hơn 
  • Trà xanh cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh do thiếu axit folic. Caffeine đi vào sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ đang bú mẹ.
  • Giảm nồng độ trong máu và do đó hiệu quả của thuốc nadolol, một loại thuốc chẹn beta được sử dụng cho bệnh cao huyết áp và các vấn đề về tim.
  • Thiếu máu: Uống trà xanh có thể khiến tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn.
  • Rối loạn lo âu : Làm cho chứng lo âu trở nên tồi tệ hơn.
  • Rối loạn chảy máu : Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Không uống trà xanh nếu bạn bị rối loạn chảy máu.
  • Tiêu chảy: Caffeine trong trà xanh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.

4. Một số chú ý khi dùng trà xanh mà bạn nên biết

Khi sử dụng trà xanh, bạn cần chú ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên uống trà xanh?

Những người dưới đây không nên uống trà xanh để bảo vệ sức khỏe:

  • Trẻ dưới 3 tuổi
  • Người thường xuyên mất ngủ và suy nhược thần kinh
  • Người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người bệnh tim và cao huyết áp
  • Người mắc bệnh gan
  • Người mắc bệnh sỏi tiết niệu
  • Người đang có thân nhiệt cao

4.2. Tương kỵ với trà xanh bạn nên tránh

Không nên uống trà xanh cùng một số thuốc
Không nên uống trà xanh cùng một số thuốc

Dưới đây là một số thuốc có thể gây tương tác khi sử dụng cùng với trà xanh:

  • Thuốc kích thích như amphetamine, cocain, ephedrine...: Có thể gây ra triệu chứng tăng nhịp tim và huyết áp cao. 
  • Nadolol: Uống trà xanh cùng với nadolol có thể làm giảm hiệu quả của nadolol.
  • Adenosine: Caffeine trong trà xanh có thể ngăn chặn tác dụng của adenosine.
  • Thuốc kháng sinh quinolon: Có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ bao gồm bồn chồn, đau đầu, tăng nhịp tim và các tác dụng phụ khác.
  • Thuốc tránh thai: Uống trà xanh cùng với thuốc tránh thai có thể gây bồn chồn, đau đầu, tim đập nhanh và các tác dụng phụ khác.
  • Bortezomib: Bortezomib (Velcade) được sử dụng trong một số loại ung thư. Trà xanh có thể tương tác với bortezomib (Velcade) và làm giảm hiệu quả điều trị một số loại ung thư. 
  • Cimetidin: Nó có thể làm giảm tốc độ cơ thể bạn phân hủy caffeine. Dùng cimetidin cùng với trà xanh có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của caffeine bao gồm bồn chồn, đau đầu, tim đập nhanh.
  • Clozapine: Caffeine trong trà xanh dường như làm giảm tốc độ cơ thể phá vỡ clozapine. Uống trà xanh cùng với clozapine có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của clozapine.
  • Dipyridamole: Caffeine trong trà xanh có thể ngăn chặn tác động của dipyridamole.
  • Fluvoxamine: Fluvoxamine có thể làm giảm tốc độ cơ thể phân hủy caffeine. Uống trà xanh cùng với fluvoxamine có thể gây ra quá nhiều caffein trong cơ thể và làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của caffeine. 
  • Thuốc hen suyễn: Dùng caffeine với một số loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn có thể gây ra quá nhiều kích thích và các vấn đề về tim.

Hình ảnh nước trà xanh
Hình ảnh nước trà xanh

  • Thuốc điều trị trầm cảm (MAOIs): Uống trà xanh có chứa caffeine cùng với một số loại thuốc điều trị trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm nhịp tim nhanh, huyết áp cao, căng thẳng.
  • Các thuốc gây độc cho gan như acetaminophen, erythromycin,...: Có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Thuốc chống đông máu: Tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
  • Thuốc điều trị ung thư (Thuốc ức chế proteasome dựa trên acid boronic): Giảm hiệu quả của các loại thuốc này trong điều trị một số loại ung thư.
  • Pentobarbital: Tác dụng kích thích của caffeine trong trà xanh có thể ngăn chặn tác dụng tạo giấc ngủ của pentobarbital.
  • Phenylpropanolamine: Kích thích và làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và gây căng thẳng.
  • Riluzole: giảm tốc độ cơ thể phá vỡ riluzole và làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của riluzole.
  • Theophylline: tăng tác dụng và tác dụng phụ của theophylin.
  • Verapamil: Verapamil có thể làm giảm tốc độ cơ thể đào thải caffeine. 
  • Fluconazole: Fluconazole có thể làm giảm tốc độ cơ thể loại bỏ caffeine và khiến caffeine tồn tại trong cơ thể quá lâu.  
  • Thuốc chuyển hóa tại gan như ketoconazole, itraconazole,...: tăng tác dụng và tác dụng phụ của một số loại thuốc này.

4.3. Mẹo để uống trà xanh đúng trà xanh

Không nên uống nhiều nước trà xanh
Không nên uống nhiều nước trà xanh

Uống trà xanh đúng cách bạn có thể lưu ý những điều như sau:

  • Nên uống trà xanh giữa các bữa ăn thay vì trong bữa ăn. Điều này là do chất tanin có trong trà xanh ức chế khả năng hấp thụ và xử lý sắt cũng như các khoáng chất và chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Không nên uống nước trà đã pha quá lâu. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng nước trà sau khi pha 4 - 5 phút.
  • Không uống nước trà quá đặc bởi nó sẽ làm tăng tác dụng phụ của trà xanh.
  • Không nhai hoặc nuốt lá trà vì trong thành phần của trà có chứa benzopyrene gây ung thư làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không uống trà lúc đói: Trà sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và có thể gây viêm dạ dày.
  • Không uống nước trà sau khi ăn thịt dê, thịt chó: Hợp chất tanin trong trà kết hợp với protein động vật tạo thành tannalbin không tốt cho đường tiêu hóa. Nếu nghiêm trọng nó có thể dẫn đến táo bón.
  • Tránh dùng trà để uống thuốc bởi trà có thể tương tác với một số loại thuốc như đã kể trên và gây ra các phản ứng hóa học.
  • Không uống trà trước khi ngủ vì trà có thể gây kích thích thần kinh từ đó gây khó ngủ, đặc biệt đối với người thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ.

5. Cách chế biến nước trà xanh

Do trong trà có chứa các hoạt chất tan trong nước nên trà thường được pha với nước nóng hoặc nước lạnh để cơ thể có thể hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất.

5.1. Uống nước trà nóng

Hình ảnh nước trà nóng
Hình ảnh nước trà nóng

Nguyên liệu gồm có: Một thìa cà phê trà xanh, bình đựng trà và một ít nước nóng.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho trà vào trong bình đựng, thêm nước nóng để tráng hết lớp đắng của trà rồi gạn bỏ phần nước này.
  • Bước 2: Thêm nước sôi vào trong bình và hãm trong khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Rót trà vào lý và nhâm nhi.

5.2. Uống nước trà lạnh

Hình ảnh nước trà lạnh
Hình ảnh nước trà lạnh

Nguyên liệu gồm có: 3 - 5 gam trà xanh, ấm đựng, 500ml nước sôi và một vài lát chanh hoặc gừng.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho nước trà đã chuẩn bị vào ấm trà.
  • Bước 2: Cho nước đun sôi đã để nguội vào ấm trà
  • Bước 3: Để tủ lạnh 4 - 5 tiếng hoặc để qua đếm để trà giữ được độ lạnh cần thiết nhất.
  • Bước 4: Khi dùng bạn có thể thêm một lát gừng hoặc chanh để tăng mùi vị cho trà.

Trà xanh là một thức uống lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm hương vị thơm ngon cũng như nhiều lợi ích cho sức khỏe của nó, bao gồm bệnh gout.Tuy nhiên, bạn nên bổ sung thêm các loại thuốc để giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh. 

Hãy ghi nhớ rằng, bổ sung trà xanh chỉ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm chứ không thể thay thế bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng để điều trị bệnh gout. Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận