Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính rất khó chữa khỏi được hoàn toàn, người bệnh gần như phải sống chung với căn bệnh này. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh viêm khớp dạng thấp phải kiêng ăn gì?
Bệnh viêm khớp dạng thấp phải kiêng ăn gì?

1. Khái quát về bệnh lý viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp mạn tính rất phổ biến ở tuổi trung niên. Nguyên nhân của căn bệnh này là do rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến tế bào miễn dịch tấn công nhầm vào các mô bình thường trong cơ thể, gây ra tình trạng đau nhói, sưng đỏ và xơ cứng khớp bàn tay, cổ tay, bàn chân, mắt cá chân và khớp gối.

Nếu bệnh không được điều trị sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây biến dạng các khớp viêm

2. Bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh cần xác định tâm lý sống chung với căn bệnh này.

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý.

Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh còn phải tránh xa các loại thực phẩm kích thích phản ứng viêm, tăng nguy cơ gây sưng, đau khớp.

Vì vậy, bạn cần nhận diện và tránh xa các loại thực phẩm này. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn cần tránh khi bị viêm khớp dạng thấp.

2.1. Thực phẩm giàu đạm động vật

Các loại động vật giàu đạm động vật, đặc biệt là thịt đỏ (thịt bò, thịt dê…) có hàm lượng cholesterol rất cao, làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.

Trong các thực phẩm giàu đạm (thịt, hải sản) có chứa hàm lượng glycation chuyển hóa, trong cơ thể các chất này sẽ kích thích cơ thể giải phóng PG và cytokine – chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần kiêng các loại đạm động vật
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần kiêng các loại đạm động vật

2.2. Đường và carbohydrate tinh chế

Đường và các sản phẩm chứa đường tinh luyện như bánh ngọt, kẹo… sẽ kích hoạt cơ thể sản xuất ra protein gây viêm.

Còn carbohydrate tinh chế là các loại ngũ cốc tinh chế (bánh mì trắng, mì ống trắng…) chứa lượng đường lớn, chúng làm tăng lượng đường trong máu một cách đột biến.

Các loại thực phẩm này khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và sản sinh ra tiền chất của phản ứng viêm. Vì vậy người bệnh cần tránh để bệnh viêm khớp dạng thấp không nghiêm trọng hơn.

2.3. Muối

Muối là một loại thực phẩm hàng đầu mà người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn. Do muối có thể gây tích nước trong cơ thể, gây ra hiện tượng phù, từ đó làm tăng áp lực lên khớp và gây ra đau nhức.

Ăn quá mặn không chỉ làm bệnh viêm khớp nghiêm trọng hơn mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, nên người bị viêm khớp dạng thấp nên duy trì chế độ ăn ít muối, tối đa 10g muối/ngày.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ăn mặn
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ăn mặn

2.4. Thức ăn nhiều dầu mỡ, kể cả axit béo omega 6

Thức ăn nhiều dầu mỡ (thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn) là đáp án tiếp theo của câu hỏi  “ Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì”. 

Những loại thực phẩm này có hàm lượng chất béo bão hòa rất cao, đó là nguyên nhân gây tăng cholesterol xấu trong máu, làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Từ đó, bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên nặng hơn với các cơn đau kéo dài dai dẳng.

Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều thành phần omega-6 (dầu hướng dương, dầu bắp, dầu hạt lanh…) cũng là loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên kiêng.

2.5. Các loại nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích

Đây là những loại thức uống mà người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh, vì những lý do sau:

  • Nước ngọt có gas không chỉ chứa lượng đường cao mà còn có hàm lượng aspartame cao, gây ra phản ứng viêm và phá hủy xương.
  • Đồ uống có cồn (rượu, bia) là loại đồ uống mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần tránh tuyệt đối. Việc uống rượu bia thường xuyên sẽ làm cho hàm lượng Protein C-reactive trong máu tăng cao, làm tăng tần suất lặp lại của những cơn đau do thấp khớp với cường độ mạnh hơn.
  • Chất kích thích (thuốc lá), khiến cơ thể bị suy nhược, giảm khả năng chống chọi với bệnh tật.

2.6. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, bơ động vật…) cũng là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên hạn chế. Do chúng khiến cơ thể tăng cường tổng hợp nên protein gây viêm, nguyên nhân làm bùng phát triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

Sữa cũng là một loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần hạn chế
Sữa cũng là một loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần hạn chế

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xương khớp trước khi áp dụng chế độ dành riêng cho người viêm khớp dạng thấp. Vì đối với mỗi người bệnh và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thực phẩm nào cần bổ sung nhiều hơn hoặc phải loại bỏ hoàn toàn.

3. Người bị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý gì về chế độ sinh hoạt

Ngoài chế độ ăn, người bệnh cần quan tâm tới cả chế độ sinh hoạt và vận động để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

3.1. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi

  • Bệnh nhân nên ăn ngủ điều độ, đúng giờ theo nhịp sinh học của bản thân.
  • Tuyệt đối không làm việc quá sức và hạn chế mang vác đồ vật nặng
  • Không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu khi làm việc
  • Tránh căng thẳng, stress, luôn giữ tinh thần thoải mái

3.2. Duy trì chế độ vận động

  • Tập các tập căng duỗi cơ vận động ở bàn tay, ngón tay và các khớp để tăng độ dẻo dai cho xương khớp.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức hằng ngày, giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, từ đó làm giảm áp lực lên xương khớp.
Tập thể dục thường xuyên giúp xương khớp dẻo dai, giúp cải thiện tình trạng bệnh
Tập thể dục thường xuyên giúp xương khớp dẻo dai, giúp cải thiện tình trạng bệnh 

3.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Những trường hợp có nguy cơ cao (người ở đội tuổi trung niên, người có tiền sử mắc bệnh xương khớp…) nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám xương khớp uy tín để kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Bệnh nhân nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Bệnh nhân hoặc người thân nên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh và thông báo cho bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Trên đây là tất cả nội dung giúp bạn trả lời câu hỏi “Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?”. Nếu đang gặp vấn đề về bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại 0768299399 để được tư vấn cụ thể nhất.

 

Xếp hạng: 4.3 (4 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận