Những điều bạn cần biết về vitamin C đối với sức khỏe

Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó được biết đến là một hoạt chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nó cũng có nhiều tác dụng tuyệt vời khác có thể bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Vitamin C là gì?
Vitamin C là gì?

1. Vitamin C là chất gì?

Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic, là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần. 

Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước này hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ cần thiết sự phát triển và duy trì các tiểu động mạch, mô sẹo và sụn. Nó cũng rất quan trọng đối với quá trình chữa bệnh của cơ thể.

2. Tác dụng của vitamin C đối với cơ thể

Vitamin C được biết đến là một chất được nhiều người dùng bởi tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Dưới đây là một số tác dụng của vitamin C mà bạn nên biết.

2.1. Giảm nồng độ acid uric trong máu 

Thực phẩm chữa vitamin C giúp giảm đau ở người bệnh gout
Thực phẩm chữa vitamin C giúp giảm đau ở người bệnh gout

Bệnh gout gây ra những cơn đau đớn và gây viêm tại khớp, đặc biệt là ngón chân cái. Các triệu chứng này xuất hiện khi quá nhiều acid uric trong máu. 

Acid uric là một chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi acid uric đạt đến nồng độ cao trong máu có thể gây kết tinh và lắng đọng trong các khớp.

Trong khi đó, vitamin C có thể giúp giảm acid uric trong máu và do đó ngăn ngừa được các cơn đau gout dữ dội nhưng nó không thể điều trị được bệnh gout.

2.2. Tăng khả năng hấp thụ sắt

Cũng như vitamin C, sắt là một chất quan trọng có nhiều chức năng trong cơ thể. Nó cần cho quá trình tạo ra tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Việc bổ sung vitamin C có thể giúp cải thiện sự hấp thu sắt từ chế độ ăn uống. Nó hỗ trợ chuyển hóa các dạng sắt khó hấp thu, chẳng hạn như các chất sắt có nguồn gốc thực vật thành dạng dễ hấp thu hơn.

Tác dụng này đặc biệt quan trọng đối với những người ăn chay bởi thịt chính là nguồn cung cấp sắt chính. Do đó, nếu bạn đang gặp tình trạng thiếu sắt, bạn có thể bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C để cải thiện nồng độ sắt trong máu.

2.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Một trong những lý do khiến nhiều người sử dụng vitamin C là do tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể vì nó tham gia vào nhiều bộ phận của cơ thể.

Trước tiên, nó tham gia vào sản xuất các tế bào hồng cầu (tế bào lympho) và tế bào thực bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Thứ hai, nó giúp các tế bào bạch cầu này hoạt động hiệu quả hơn đồng thời bảo vệ tế bào khỏi bị tác động bởi những tác nhân như các gốc tự do.

2.4. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Những người thường xuyên phải tập thể dục nặng, chẳng hạn như marathon nên bổ sung vitamin C bởi nó có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên có thể xảy ra.

2.5. Ngăn ngừa cháy nắng

Sử dụng vitamin C kết hợp với vitamin E có thể giúp ngăn ngừa cháy nắng, sạm nắng do các tia UV.

Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa cháy nắng
Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa cháy nắng

Điều này là do tác dụng quan trọng của vitamin C trong vai trò tổng hợp collagen. Cơ chế tác dụng của nó không giống như kem chống nắng vì nó không hấp thụ UVA hay UVB mà nó hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại sự gây hại do các gốc tự do gây ra.

Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự tái tạo vitamin E có tác dụng bảo vệ lớp màng tế bào chữa lipid tránh được quá trình oxy hóa.

2.6. Ngăn ngừa mắc các bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính xảy ra là do tình trạng các gốc tự do tích tụ trong cơ thể. Khi đó, nó là một chất có tác dụng bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các phân tử có hại là các gốc tự do.

Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều vitamin C hơn có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong máu lên đến 30% giúp cơ thể chống lại được chứng viêm.

2.7. Các tác dụng khác của vitamin C

Bên cạnh những tác dụng kể trên của vitamin C, nó còn có những công dụng như sau:

  • Tăng hiệu quả hoạt động thể chất
  • Ngăn ngừa lão hóa
  • Kiểm soát huyết áp cao

3. Thiếu vitamin C nguy hiểm như thế nào?

Vitamin C mang lại những tác dụng quan trọng như vậy nên khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, giảm cân, đau khớp và cơ, bầm tím, tóc và da khô.

Tình trạng thiếu vitamin C kéo dài trong cơ thể đồng nghĩa với việc không thể hình thành collagen mới. Điều này làm cho các mô khác nhau trong cơ thể bị phá vỡ và nó cũng ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa tế bào. Thiếu vitamin C trầm trọng có thể dẫn đến một căn bệnh gọi là bệnh Scorbut. 

4. Vitamin C có trong thực phẩm nào?

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin C nghiêm trọng, bạn có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm hàng ngày.

Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ tươi như:

  • Phần cùi trắng của quả cam, quả chanh, quả quýt (hàm lượng vitamin C trong rau củ phân bố không đều, nó có nhiều ở lớp vỏ hơn ruột).
  • Rau xanh có nhiều trong lá hơn ở cuống và thân (bông cải xanh, khoai tây, cải brussel, rau cải, cà chua, cải xoong,...)

Hàm lượng  vitamin C trong 100 gam của một số loại thực phẩm như sau:

  • 53mg vitamin C trong cam, chanh
  • 62mg vitamin C trong đu đủ
  • 59mg vitamin C trong dâu tây
  • 89mg vitamin C trong bông cải xanh
  • 183mg vitamin C trong ớt vàng ngọt
  • 133mg vitamin C trong mùi tây

5. Sử dụng các chế phẩm cung cấp vitamin C như thế nào?

Bên cạnh việc bổ sung vitamin C bằng thực phẩm, bạn có thể bổ sung vitamin C dạng thực phẩm chức năng với nhiều dạng bào chế phù hợp cho nhiều đối tượng như viên nén uống, viên nén nhai, viên nang uống, siro uống, thuốc tiêm.

Vitamin được khuyến cáo dùng với liều như sau:

  • Trẻ em < 6 tháng tuổi: 25mg/ngày
  • Trẻ em > 6 tháng tuổi: 30mg/ngày
  • Trẻ 7 - 9 tuổi: 35mg/ngày
  • Trẻ 10 - 18 tuổi: 65 mg/ngày
  • Người trưởng thành: 70mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: 80 - 90 mg/ngày

Đặc biệt, khi sử dụng các thực phẩm chứa vitamin C, bạn cần tránh sử dụng đồng thời với các thuốc dưới đây:

  • Nhôm: Vitamin C làm tăng sự hấp thụ nhôm từ các thuốc này. Điều này có thể gây hại cho những người gặp các vấn đề về bệnh thận.
  • Hóa trị liệu: Vitamin C có thể làm giảm tác dụng của thuốc hóa trị.
  • Estrogen: Dùng vitamin C cùng với thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp liên quan đến hormon có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể,
  • Statin và niacin: Khi dùng chung với vitamin C có thể là gây hại cho người có cholesterol cao.
  • Warfarin: Liều cao vitamin C có thể làm giảm phản ứng của cơ thể đối với các thuốc chống đông máu.

6. Ai không nên sử dụng vitamin C?

Mắc dù vitamin C có tác dụng tốt đối với cơ thể những khi sử dụng không đúng liều hoặc đối tượng, bạn cần thận trọng khi sử dụng đối với các đối tượng sau:

Sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin C đúng đối tượng và liều lượng phù hợp
Sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin C đúng đối tượng và liều lượng phù hợp
  • Nghiện rượu: Uống nhiều rượu có thể khiến cơ thể có thể bài tiết vitamin C qua nước tiểu.
  • Bệnh Alzheimer: Dùng vitamin C cùng với vitamin E và acid alpha-lipoic có thể làm giảm chức năng tâm thần ở những người mắc bệnh Alzheimer.
  • Ung thư: Tế bào ung thư có thể tăng khả năng hấp thu vitamin C.
  • Bệnh tiểu đường: Vitamin C có thể thể làm tăng lượng đường trong máu. 
  • Thiếu hụt enzym glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD): Một lượng lớn vitamin C có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
  • Sỏi thận hoặc tiền sử mắc sỏi thận: Hấp thụ quá nhiều vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
  • Đau tim: Nồng độ vitamin C giảm trong cơ đau tim.
  • Tâm thần phân liệt: Dùng vitamin C cùng vitamin E có thể trầm trọng thêm chứng loạn thần ở một số người bị tâm thần phân liệt khi dùng chung với thuốc chống loạn thần.
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc lá làm giảm mức hấp thụ vitamin C.

7. Một số câu hỏi thường gặp về vitamin C

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến vitamin C mà nhiều người còn băn khoăn:

Vitamin C nên uống vào lúc nào?
Vitamin C nên uống vào lúc nào?

Uống vitamin C vào thời điểm nào?

Thời điểm tốt nhất để có thể  hấp thu tốt nhất các loại vitamin là khi đói bụng. Do đó, bạn nên bổ sung vitamin C vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Uống nhiều vitamin C có tốt không?

Mặc dù vitamin C dễ hòa tan trong nước giúp cơ thể hấp thu nhanh. Nếu dư thừa cơ thể có thể tích lũy trong cơ thể, tình trạng trên kéo dài có thể tạo sỏi oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành acid oxalic) và/hoặc sỏi thận urat, đi lỏng, rối loạn tiêu hóa và giảm độ bền hồng cầu.

Tại sao không nên uống vitamin C vào buổi tối?

Sử dụng vitamin C vào buổi tối sẽ dẫn đến việc cơ thể không thể chuyển hóa hết chất này, từ đó gây ra tình trạng ứ đọng chất này. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến dạ dày gây rối loạn tiêu hóa, sỏi thận và làm suy giảm tình trạng sức khỏe.

8. Lời khuyên khi bổ sung vitamin C 

Để sử dụng vitamin C đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Vitamin C bị phân hủy bởi nhiệt và ánh sáng, do đó, khi nhiệt độ nấu nướng cao hoặc thời gian nấu nướng kéo dài có thể gây phá vỡ cấu trúc vitamin C.
  • Chỉ nên sử dụng vitamin C ở liều 500mg và không quá 2000mg  mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước từ 1,5 - 2,5 lít nước mỗi ngày khi sử dụng vitamin C.
  • Khi sử dụng dạng viên nhai thì nên nhai hoàn toàn trước khi nuốt. 
  • Khi sử dụng viên nén, không nên nghiền nát, đập vỡ viên trước khi uống.
  • Khi sử dụng siro cần có các dụng cụ đo liều lượng để chính xác liều dùng.

Trên đây là những thông tin về vitamin C mà bạn có thể tham khảo. Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cần thận trọng khi cung cấp chất này cho cơ thể, bao gồm người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận