Chuyên gia giải đáp: Bệnh gout uống cà phê được không?

Ở Việt Nam, cà phê được nhiều người ưa chuộng sử dụng làm thức uống hằng ngày. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cà phê được mệnh danh là loại đồ uống “quốc dân”. Nhưng có rất nhiều những lời khuyên về việc cần hạn chế các chất kích thích, trong đó có cà phê. Điều này gây lo lắng cho những bệnh nhân gout đang là “tín đồ” của loại thức uống này. Vậy bệnh gout uống cà phê có được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nghe chuyên gia chia sẻ về vấn đề này nhé! 

 

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh gout uống cà phê có được không?
Bệnh gout uống cà phê có được không?

1. Bệnh gout uống cà phê có được không?

Theo các chuyên gia, uống cà phê có lợi cho bệnh nhân gout bởi một số thành phần có trong loại thức uống này có tác dụng làm giảm hàm lượng acid uric máu, cụ thể:

  • Chất Chlorogenic acid có trong cà phê có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu của tế bào để các sản phẩm chuyển hóa từ quá trình oxy hóa trong tế bào được thải ra ngoài một cách kịp thời và hiệu quả. Nhờ đó làm tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. 
  • Caffeine: Khi hấp thu vào cơ thể, caffeine có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme xanthine oxidase - đây là enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa purin thành acid uric. 

Xem thêm: Uống nước lá gì để giảm axit uric và những điều cần lưu ý

Một số kết quả nghiên cứu đã củng cố lợi ích của việc uống cà phê đối với bệnh gút:

  • Một nghiên cứu tại Mỹ tiến hành với nam giới trên 40 tuổi uống tối thiểu 4 cốc cà phê mỗi ngày. Kết cho cho thấy, những người tham gia nghiên cứu giảm 40% nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy, phụ nữ uống từ 1-3 cốc cà phê mỗi ngày sẽ giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Hyogo (Nhật Bản) được thực hiện vào năm 2017 đã chỉ ra rằng, uống cà phê giúp làm giảm lượng acid uric trong máu và hạn chế nguy cơ bùng phát cơn gút. 

Từ những cơ sở trên có thể thấy rằng, uống cà phê không chỉ giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc gút và còn giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu ở mức cho phép. Do đó, bệnh nhân gút hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức loại thức uống thơm ngon này hàng ngày.

Uống cà phê không chỉ giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc gút và còn giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu
Uống cà phê không chỉ giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc gút và còn giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu

2. Những lưu ý cho người mắc bệnh gút khi uống cà phê

Không thể phủ nhận rằng, uống cà phê tốt cho những người mắc bệnh gút. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng, việc uống quá nhiều cà phê, cụ thể là trên 5 cốc mỗi ngày có thể dẫn tới phản tác dụng do lượng acid chlorogenic trong cơ thể quá cao sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan, từ đó kích thích sự tích tụ mỡ của các tế bào.

Ngoài ra, khi hấp thụ một lượng lớn caffeine vào cơ thể có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, tim đập nhanh, bồn chồn, chân tay run,... Đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh cao huyết áp hay bệnh động mạch vành có thể xuất hiện những cơn đau thắt ngực. 

Do đó bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi sử dụng cà phê:

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Một số trường hợp cần kiêng hoặc hạn chế uống cà phê như:

  • Những người đang mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông máu, kháng sinh nhóm quinolon,...
  • Những người bị dị ứng với caffeine hay bất kỳ thành phần nào có trong cà phê.

- Không lạm dụng cà phê: Các chuyên gia khuyến cáo, lượng caffeine lý tưởng sử dụng hàng ngày chỉ nên từ 200-300mg. Tuy nhiên hàm lượng caffeine phụ thuộc vào loại cà phê và cách pha. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ điều này trong những sản phẩm cà phê trước khi sử dụng nhé.

Các chuyên gia khuyến cáo, lượng caffeine lý tưởng sử dụng hàng ngày chỉ nên từ 200-300mg
Các chuyên gia khuyến cáo, lượng caffeine lý tưởng sử dụng hàng ngày chỉ nên từ 200-300mg

- Hạn chế thêm các chất làm ngọt vào cà phê: Đường fructose là yếu tố kích thích cơ thể tăng sản xuất acid uric, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu muốn cà phê thơm ngon hơn, bạn có thể cho thêm bằng sữa tách béo nhé. 

Nếu vẫn còn băn khoăn xem mình có nên uống cà phê hay không và uống như thế nào để tránh ảnh hưởng xấu tới bệnh thì bạn có thể thử chuyển sang các loại thức uống lành mạnh khác như nước khoáng kiềm, các loại nước ép tốt cho bệnh gout (như nước ép dứa, nho,...),...

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về chủ đề “Bệnh gout uống cà phê được không?”. Nếu bạn đang bị gout và lỡ “phải lòng” loại đồ uống thơm ngon này thì hãy cứ yên tâm thưởng thức. Nhưng đừng quên, bạn chỉ nên uống ở một mức độ nhất định theo khuyến cáo của các chuyên gia để tốt cho sức khỏe nhé! Nếu bạn đang bị bệnh Gout “hành hạ” liên hệ ngay với các Chuyên gia qua hotline 0768 299 399 ngay nhé!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Bình chọn

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Mai Đào chịu trách nhiệm phân tích thông tin, cập nhật tin tức về các bệnh và thông tin liên quan tới bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Mai Đào đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Mai Đào

Bình luận