TOP 6 thực phẩm làm tăng acid uric, bạn có biết?

Gout (còn gọi là Gút hay bệnh thống phong) là một dạng viêm khớp xảy ra do sự lắng đọng của acid uric tại các khớp và gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp. Bệnh không chỉ khiến cho bệnh nhân đau đớn mà còn có thể gây biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, đi lại. Một trong những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu về các thực phẩm làm tăng acid uric máu trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

1. Acid uric là gì?

Acid uric có công thức hóa học là C5H4N4O3, được tạo thành do quá trình giáng hóa nhân purin. Bình thường, acid uric sau khi được tạo ra sẽ hòa tan trong máu và được thải trừ ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà nồng độ acid uric trong máu tăng rất cao, cơ thể không thể đào thải hết được. Khi đó, nó sẽ lắng đọng ở các khớp và bị ion hóa tạo thành các tinh thể urat - thủ phạm gây ra bệnh gout.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao, trong đó nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không lành mạnh. 

Vậy thực phẩm làm tăng acid uric máu như thế nào? Đó là những loại thực phẩm nào? Mời bạn cùng theo dõi những phần tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn nhé!

2. Thực phẩm làm tăng acid uric máu như thế nào?

Purin chính là nguyên liệu để tạo ra acid uric trong máu. Do đó, nếu lượng purin trong cơ thể quá cao sẽ gây dư thừa acid uric. 

Purin là hợp chất thơm dị vòng, được tạo thành từ các nguyên tử C và N, được tìm thấy trong ADN và RNA của tế bào. Nó đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để xây dựng lên tất cả các sinh vật sống. 

Cơ thể chúng ta lấy purin từ 2 nguồn:

  • Nội sinh: Purin được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của acid nucleotide)
  • Ngoại sinh: Purin được đưa vào cơ thể thông qua nguồn thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày. 

Do đó, nồng độ acid uric trong máu sẽ phụ thuộc vào hàm lượng purin có trong thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm giàu purin sẽ khiến cho hàm lượng acid uric tăng cao. Và khi hàm lượng acid uric vượt quá mức cho phép sẽ lắng đọng tại các khớp và gây ra bệnh Gout.

Đối với những bệnh nhân bị Gout, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống là điều bắt buộc để giúp kiểm soát bệnh. 

Tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm giàu purin sẽ khiến cho hàm lượng acid uric tăng cao
Tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm giàu purin sẽ khiến cho hàm lượng acid uric tăng cao

3. Những thực phẩm làm tăng acid uric máu.

Purin có mặt trong hầu hết các thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày, có điều hàm lượng purin trong thực phẩm đó nhiều hay ít. 

Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao gây tăng acid uric trong máu cần hạn chế đưa vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. 

3.1. Hải sản

Hải sản bao gồm: cá cơm, cá thu, cá trích, cá hồi, tôm hùm,... là nhóm thực phẩm được rất nhiều người ưa thích. Nó được biết tới là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là chất béo lành mạnh omega 3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch, mắt, não.

Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin rất cao, cụ thể: cá mòi (chứa 345mg purin/100g), cá hồi (297mg purin/100g), cá ngừ (257mg purin/100g), cá cơm (239mg purin/100g), cá trích (219mg/100g), cá thu (194mg purin/100g),... 

Do đó, không khó để giải thích tại sao hải sản lại được xếp vào nhóm thực phẩm hàng đầu mà bệnh nhân Gout cần hạn chế. 

Hải sản là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin rất cao
Hải sản là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin rất cao

3.2. Thịt đỏ - Thực phẩm làm tăng acid uric

Thịt đỏ được hiểu đơn giản là các loại thịt có màu đỏ khi còn tươi và khi được nấu chín cũng không chuyển thành màu trắng. Thịt đỏ thường là thịt của các loại động vật có vú như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn,... 

Đây là nguồn cung cấp protein quan trọng cho cơ thể của chúng ta. Cũng giống như hải sản, thịt đó cũng là nhóm thực phẩm rất giàu purin: thịt bê (1260mg purin/100g thịt), thịt lợn (150-200mg purin/100g thịt),...

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn,... là thủ phạm gây tăng acid uric máu
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn,... là thủ phạm gây tăng acid uric máu

3.3. Nội tạng động vật 

Nhắc tới những thực phẩm làm tăng acid uric không thể không kể tới nội tạng động vật như lòng, gan, cật, tim,...

Chúng không chỉ chứa nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp mà còn là nguyên nhân khiến lượng acid uric máu tăng cao. 

Hàm lượng purin có trong các loại nội tạng động vật như sau: gan bê (460mg purin/100mg), gan bò (554mg purin/100g), lá lách bò (440mg purin/100g), tim lợn (530mg purin/100g), gan lợn (515mg purin/100g), lá lách lợn (516mg purin/kg), lá lách cừu (773mg purin/100g),...

Mặc dù đây là những món ăn “khoái khẩu” của rất nhiều anh em song để đảm bảo cho sức khỏe, cần hạn chế tốt đa tiêu thụ nhóm thực phẩm này. 

Nội tạng động vật khổng chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp mà còn là nguyên nhân khiến lượng acid uric máu tăng cao
Nội tạng động vật không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp mà còn là nguyên nhân khiến lượng acid uric máu tăng cao

3.4. Bia, rượu

Theo số liệu báo cáo từ trang Everyday Health, những người lạm dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 1.5 lần người khác. 

Nguyên nhân là do hàm lượng purin có trong rượu bia và những đồ uống có cồn rất cao. Ngoài ra, chất cồn và men bia cũng là thủ phạm gây ra những cơn đau gút khiến bệnh càng thêm trầm trọng. 

Những người lạm dụng rượu bia có nguy cơ mắc Gút cao gấp 1.5 lần người khác
Những người lạm dụng rượu bia có nguy cơ mắc Gút cao gấp 1.5 lần người khác

3.5. Các loại nấm

Là một trong những thực phẩm giàu protein thực vật, nấm là lựa chọn hàng đầu của những người ăn chay để bổ sung dinh dưỡng. Bởi lẽ đó mà đây cũng là loại thực phẩm có hàm lượng purin rất cao (488mg purin/100g). Ăn nhiều nấm khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc gout, sỏi thận,...

Ăn nhiều nấm khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc gout, sỏi thận,...
Ăn nhiều nấm khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc gút, sỏi thận,...

3.6. Một số loại rau làm tăng acid uric máu

Đây chắc chắn là điều bất ngờ với nhiều người. Bởi từ trước tới nay, mỗi khi nhắc tới các loại rau tất cả mọi người đều công nhận rằng, đây là loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Chúng là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. 

Hầu hết các loại rau đều có hàm lượng purin thấp. Tuy nhiên, có một số loại có hàm lượng purin khá cao mà bệnh nhân gout cần lưu ý như: đậu lăng, đậu tương, măng tây, bông cải xanh, rau chân vịt,... 

Xem thêm:Bệnh Gout nên kiêng ăn Rau gì?

Các loại đậu có hàm lượng purin khá cao, cần hạn chế tiêu thụ
Các loại đậu có hàm lượng purin khá cao, cần hạn chế tiêu thụ

Trên đây là những thực phẩm làm tăng acid uric trong máu. Hạn chế loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày là một trong các cách giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout. Nếu bạn đang bị gout “hành hạ” và gặp nhiều khó khăn với nó, liên hệ ngay hotline 0768 299 399 để nhận tư vấn từ chuyên gia.

 

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Mai Đào chịu trách nhiệm phân tích thông tin, cập nhật tin tức về các bệnh và thông tin liên quan tới bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Mai Đào đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Mai Đào

Bình luận