Thuốc Allopurinol: công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những điều cần biết

Những ai đã từng bị gout thì chắc chắn đã từng nghe tên hoặc dùng thuốc allopurinol. Vậy bạn có hiểu tại sao nó lại điều trị được Bệnh Gout không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những thông tin hữu ích và những lưu ý khi sử dụng nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

Tìm hiểu thuốc trị gout Allopurinol
Tìm hiểu thuốc trị gout Allopurinol

1. Thuốc Allopurinol là gì?

Chúng ta thường sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà ít quan tâm đến tại sao thuốc đó lại hiệu quả với bệnh của mình. Cùng nhau giải đáp các thắc mắc ngay dưới đây nhé.

1.1. Công dụng chính của thuốc Allopurinol

Đầu tiên Allopurinol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gout và các bệnh xương khớp. Vì vậy, Allopurinol là thuốc trị gout có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Thuốc trị gout Allopurinol
Thuốc Allopurinol trong điều trị gout

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kiểm soát sỏi Ca hồi qui ở người bệnh tăng thải acid uric niệu, giúp phòng ngừa bệnh thận acid uric khi điều trị ung thư.

Dạng bào chế thường là viên nén với 2 hàm lượng chủ yếu là 100mg và 300mg.

1.2. Cơ chế tác dụng

Allopurinol làm giảm nồng độ acid uric trong máu chủ yếu do ức chế cạnh tranh tổng hợp acid uric trong nước tiểu. 

Allopurinol là thuốc ức chế enzym xanthinoxydase, là enzym có vai trò chuyển các tiền chất hypoxanthin và xanthin thành acid uric, do đó làm giảm nồng độ acid uric.

2. Về liều lượng – cách dùng

Bạn có chắc chắn dùng thuốc allopurinol đúng liều chứ. Hãy đọc ngay xem để tránh việc sai liều nhé!

2.1. Đối với bệnh gout

  • Đợt điều trị đầu tiên, nên dùng 100mg/ngày. Ngày 1 lần, uống sau ăn.
  • Đối với người bị bệnh gout nhẹ, liều duy trì nên sử dụng là 200 – 300 mg/ngày, nếu gout nặng thì 400 – 600 mg/ngày.
  • Trong trường hợp bị cơn kịch phát cấp tính: liều tối thiểu là 100 – 200 mg/ngày, tối đa là 800 mg/ngày.

Điều trị cho người bị gout
Điều trị cho người bị gout

2.2. Phòng ngừa bệnh thận acid uric khi điều trị ung thư

  • Dùng 600 – 800 mg/ngày, trong 2 hoặc 3 ngày.
  • Liều duy trì là 200 – 300 mg/ngày, dùng đến khi nồng độ acid uric trong máu đạt mức an toàn thì dừng lại.

2.3. Kiểm soát sỏi Ca hồi qui ở người bệnh tăng thải acid uric niệu

Dùng 200 – 300 mg/ngày, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.

2.4. Đối với trẻ em

  • Từ 6 – 15 tuổi dùng 300 mg, ngày 3 lần sau ăn.
  • Trẻ dưới 6 tuổi: 50mg x 3 lần 1 ngày hay 8mg/kg/ngày chia 3 lần.

Đặc biệt lưu ý khi uống thuốc là phải uống với nhiều nước tốt nhất mỗi liều là một ly nước đầy. Để giảm nguy cơ sỏi thận hình thành, hãy uống 8 đến 10 ly nước đầy mỗi ngày. Và nên uống sau ăn để tránh các tình trạng về dạ dày.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Tuy là một trong những thuốc hàng đầu điều trị gout, nhưng Allopurinol cũng gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe nhất là khi bệnh nhân bị bệnh gout mạn tính cần điều trị lâu. Cụ thể như sau:

Thuốc trị gout Allopurinol gây buồn nôn, nôn
Thuốc trị gout Allopurinol gây buồn nôn, nôn

  • Cảm thấy buồn nôn, nôn
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Dị ứng Allopurinol gây nổi mẩn da
  • Buồn ngủ, đau đầu
  • Chán ăn, giảm cân
  • Tăng men gan
  • Tăng phophatase kiềm

Chảy máu bất thường ở mũi,

Do vậy, khi thất bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xảy ra, người bệnh nên trao đổi kĩ lại với bác sĩ để xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Để đảm bảo hiệu quả dùng thuốc các bác sĩ phải nắm rõ tình trạng của bệnh nhân và các nhóm thuốc khi phối hợp với nó.

Bởi vì nếu không nắm rõ tình trạng bệnh sẽ ngày càng tệ đi thậm chí nguy hiểm. Bài viết này sẽ đưa cho bạn các tương tác thuốc khi phối hợp với Allopurinol.

4.1. Tương tác với các thuốc khác

Sau đây là danh sách các thuốc có thể gây tương tác với thuốc Allopurinol. Danh sách được xếp theo mức độ nguy hiểm từ cao nhất xuống thấp dần vì vậy bạn cần nắm rõ nhé.

  • Azathioprine hoặc mercilaurine
  • Chlorpropamide
  • Cyclosporine
  • Một số loại kháng sinh như ampicillin hoặc amoxicillin: tăng tần suất phát ban da.
  • Một chất làm loãng máu như warfarin, Coumadin, Jantoven
  • Thuốc lợi tiểu hoặc "thuốc nước".

4.2. Tương tác với bệnh

Có 4 tương tác bệnh với allopurinol, bao gồm:

  • Ức chế tủy xương
  • Mất nước
  • Bệnh gan
  • Rối loạn chức năng thận

5. Thuốc trị gout Allopurinol giá bao nhiêu?

Tùy theo hãng sản xuất, thuốc nội hay ngoại, hàm lượng, quy cách đóng gói mà giá thuốc có sự chênh lệch khác nhau. Sau đây, chúng tôi đưa ra giá một số loại thuốc Allopurinol như sau:

Thuốc trị gout Apo-Allopurinol 300mg hộp 100 viên
Thuốc trị gout Apo-Allopurinol 300mg hộp 100 viên

  • Thuốc trị gút Apo-Allopurinol 300mg hộp 100 viên: giá 1.900đ/viên.
  • Thuốc trị gút Allopurinol 300mg hộp 20 viên: giá 1.200đ/viên.
  • Thuốc trị gút Allopurinol Stada 300mg hộp 30 viên: giá 1.300đ/viên.
  • Allopurinol Stada 100mg (thuốc Allopurinol 100mg): giá 750đ/viên.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lứu ý những điều dưới đây:

  • Không dùng allopurinol điều trị khởi đầu cơn gout cấp cho đến khi cơn gout cấp giảm hoàn toàn vì có thể gây cơn gout nặng hơn. Nguyên nhân là trong giai đoạn đầu điều trị nó có thể gây cơn viêm khớp gout cấp (giống với các thuốc gây uric niệu). Do đó nên phòng ngừa bằng thuốc kháng viêm thích hợp hoặc colchicin ít nhất 1 tháng.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình, các tiền sử dị ứng thuốc của bạn và dị ứng với thuốc Allopurinol (nếu có).
  • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc hiện nay bạn đang dùng kể cả vitamin, các sản phẩm thảo dược cũng như thực phẩm chức năng.
  • Tuyệt đối lưu ý khi bạn đang mang thai, cho con bú hoặc dự định mang thai.
  • Chú ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc: Do thuốc có thể gây buồn ngủ nên chú ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Bài viết trên đây đã khái quát toàn bộ nội dung về thuốc allopurinol về công dụng cách dùng và cả tác dụng phụ. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ phản ứng nào của thuốc giống như trên đây cần đặc biệt lưu ý. Hãy tham khảo và dùng phối hợp thêm các sản phẩm về dược liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Chung tay đẩy lùi bệnh Gout, gọi điện ngay tới hotline dưới đây để được các chuyên gia tư vấn chính xác hơn nhé!

0768.299.399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.9 (36 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận