Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của cơ thể. Khi nồng độ acid uric trong máu thay đổi có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Làm thế nào để định lượng acid uric? Và nên ăn gì để giảm tình trạng này? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Acid uric (axit uric) là gì?
Acid uric là chỉ số gì? Để có cái nhìn tổng quan nhất về acid uric, cũng như quá trình sản xuất và đào thải nó chúng ta cùng đi tìm hiểu các mục sau:
1.1. Khái niệm
Acid uric là sản phẩm đào thải tự nhiên từ quá trình tiêu hóa thức ăn và là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin trong đó purin là khối xây dựng nên tất cả các sinh vật sống.
1.2. Phân loại
Trong cơ thể mỗi người, purin được chia làm hai loại là purin nội sinh và ngoại sinh, do đó acid uric cũng có nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh:
- Ngoại sinh: Từ chế độ ăn giàu các thực phẩm chứa purin như thịt, cá mòi, đậu...
- Nội sinh: Nó là sản phẩm của quá trình thủy phân nhân của các tế bào khi chúng chết đi.
1.3. Quá trình đào thải
Thông thường, nó được lọc qua cầu thận và đào thải ra khỏi cơ thể. Có tới 80% lượng acid uric được đào thải qua đường nước tiểu và chỉ 20% được đào thải qua đường tiêu hóa và mồ hôi.
1.4. Chỉ số acid uric trong máu là gì?
Axit uric bao nhiêu là cao? Chỉ số acid uric bình thường ổn định ở mức 7 mg/dL (tương đương 420 micromol/lít) ở nam giới và 6 mg/dL (tương đương 360 micromol/lít) ở nữ giới.
Tuy nhiên nếu nồng độ acid uric cao hơn hoặc thấp hơn mức cho phép, điều này có thể dẫn đến các vấn để sức khỏe.
Chỉ số axit uric bao nhiêu là bị gout? Nồng độ axit uric cao (ví dụ acid uric 480 micromol/lít) có thể làm tăng nguy có mắc bệnh gout. Việc có nồng độ acid uric thấp là điều bất thường nhưng chỉ xảy ra nếu người bệnh đào thải nó quá nhiều ra khỏi cơ thể.
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ acid uric
Các nguyên nhân dẫn đến thay đổi nồng độ acid uric không phải luôn luôn được xác định. Tuy nhiên, di truyền và các yếu tố môi trường như chế độ ăn và sức khỏe đều đóng một vai trò nào đó.
Nguyên nhân gây acid uric máu tăng
- Di truyền: Mặc dù các loại thực phẩm như thịt và hải sản có thể làm tăng nồng độ uric huyết thanh, nhưng sự biến đổi di truyền là yếu tố góp phần lớn hơn nhiều vào việc uric huyết thanh cao. Một tỷ lệ người bị đột biến protein chịu trách nhiệm bài tiết axit uric qua thận.
- Giảm bài tiết, giảm thải trừ acid uric: Nguyên nhân này gặp phần lớn ở những người mắc các bệnh về thận. Acid uric được lọc ở cầu thận và đào thải ra khỏi cơ thể.
- Người mắc các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa như bệnh tiểu đường hoặc nhiem toan.
- Người bệnh mắc bệnh ung thư hoặc sử dụng hóa trị liệu có thể làm gia tăng tỷ lệ tế bào chết. Tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra trước khi hóa trị.
- Chế độ ăn chứa nhiều purin: nội tạng động vật, tôm cua, hải sản, nấm,...
- Thuốc gây tăng acid uric như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng lao, thuốc ung thư,...
Có người có thể sống nhiều năm với nồng độ acid cao và tình trạng này không phát triển thành bệnh gout hoặc viêm khớp gout. Chỉ có khoảng 20% người cso nồng độ acid uric tăng lên mắc bệnh gout cũng như một số người mắc bệnh gout có mức uric trong máu không cao.
Nguyên nhân gây acid uric thấp
Acid uric thấp có thể do nhiều nguyên nhân. Chế độ ăn uống ít kẽm làm giảm nồng độ acid uric. Tác dụng này thậm chí có thể rõ rệt hơn ở phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai.
Sử dụng Sevelamer, một loại thuốc được chỉ định phòng ngừa tăng phosphat huyết ở những người bị suy thận mạn tính, có thể làm giảm đáng kể acid uric huyết thanh.
Ngoài ra, hội chứng Fanconi cũng có thể gây nồng độ acid uric thấp nhưng trường hợp này rất hiếm. Những người gặp tình trạng này, thận sẽ không thế hấp thụ một số chất dinh dưỡng vào cơ thể, gây mất nước và gây nồng độ acid uric thấp vì quá nhiều chất được đào thải ra ngoài cơ thể.
3. Các triệu chứng khi thay đổi nồng độ acid uric
Khi nồng độ acid uric thay đổi cao hoặc thấp không phải lúc nào cũng có các triệu chứng. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi người bệnh có mức độ ngoài giới hạn bình thường trong một thời gian dài, điều này có thể gây ra các vấn để về sức khỏe.
Các triệu chứng của bệnh gout có liên quan đến nồng độ acid uric cao, bao gồm:
- Đau và sưng khớp
- Các khớp ấm nóng khi chạm vào
- Da sáng bóng và đổi màu xung quanh khớp
Các triệu chứng của sỏi thận mà nồng độ acid uric cao cũng có thể gây ra, bao gồm:
- Đau lưng
- Đau hai bên
- Thường xuyên đi tiểu
- Nước tiểu đục, có mùi bất thường hoặc có máu
- Buồn nôn và nôn mửa
Mức acid uric thấp ít phổ biến hơn so với acid uric cao trong huyết thanh. Người bệnh có nồng độ acid uric thấp có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường, điều này có thể gây ra tình trạng mất nước nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước.
4. Ai có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến acid uric máu?
Bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng tăng và giảm acid uric. Tuy nhiên, tình trạng giảm acid uric hiếm gặp hơn so với tăng acid uric máu. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng acid uric máu:
- Sử dụng rượu, bia
- Sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị bệnh tim
- Chế độ ăn nhiều đạm: hải sản, phủ tạng động vật
- Sử dụng thuốc giảm đau corticoid kéo dài
- Bệnh thận
- Huyết áp cao
- Đường huyết cao
- Suy giáp
- Béo phì
- Ít vận động thể lực
5. Điều trị tình trạng tăng nồng độ acid uric
Để có thể điều trị tăng acid uric trong máu cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cách giảm acid uric trón máu như sau:
- Dùng thuốc điều trị tăng acid uric máu: Để dùng chính xác nhất bệnh nhân cần đi khám và điều trị đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng các cây thuốc, dược liệu, thảo dược, sản phẩm từ cây thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu như: dây gắm, cao gắm, lá vối,...
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Acid uric tăng cao có mối liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là một trong những cách hiệu quả để giảm acid uric trong máu.
6. Phòng ngừa thay đổi acid uric máu
Để ngăn ngừa tăng acid uric máu, thì việc tuân thủ chế độ sinh hoạt hàng ngày góp phần không nhỏ đến việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu như sau:
- Acid uric cao không nên ăn gì? Hạn chế các thực phẩm giàu purin, đó là các loại thịt đỏ, thực phẩm và đồ uống có đường, chứa fructose cao, nội tạng động vật, các loại hải sản, mầm lúa mì, bia và đồ uống có cồn,...
- Acid uric cao nên ăn gì? Tăng acid urric nên ăn gì?Ăn gì đẻ giảm axit uric? Bao gồm trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, trứng,...
- Uống đủ nước: Đây là cách đơn giản để giảm acid uric trong máu thông qua việc tăng khả năng đào thải của thận.
- Tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, đủ sức chống lại bệnh tật.
- Kiểm soát cân nặng: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người béo phì, thừa cân có nguy cơ cao bị tăng acid uric trong máu.
Như vậy, bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về acid uric (axit uric) trong cơ thể. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn và người thân. Nếu bạn đang gặp tình trạng liên quan đến tăng acid uric, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại Like và Share đến mọi người để chung tay đẩy lùi bệnh Gout nhé! Cảm ơn bạn nhiều
Tin liên quan
Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp.
- Người axit uric máu tăng cao.
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!