Cà chua là một loại thực phẩm quen thuộc với tất cả mọi người, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bệnh gút có ăn được cà chua không, ăn lượng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
1. Cà chua chứa nhiều dinh dưỡng
Cà chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo, có thể nấu chín hoặc ăn sống. Trong cà chua chứa lượng lớn vitamin C, tăng cường vitamin C bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch. Một loại vitamin nữa tron cà chua là vitamin K, có tác dụng hỗ trợ đông máu, hệ tiêu hóa và giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra, cà chua còn chứa các chất chống oxy hóa như lycopene, beta - carotene và quercetin, là những chất chống viêm, chống ung thư. Một số giá trị dinh dưỡng mà cà chua mang lại, cụ thể:
- Carbohydrate: 4,6g
- Đường: 3,2g
- Chất xơ: 1,5g
- Chất đạm: 1,1g
- Lượng calo: 22
- Vitamin C: 19%
- Sắt: 2%
- Canxi: 1%
- Kali: 6%
- …
2. Người bệnh gút có ăn được cà chua không?
Bệnh gút là tình trạng lắng đọng các tinh thể acid uric ở khớp gây đau đớn dữ dội, sưng và đỏ ở khớp.
Acid uric là sản phẩm của quá trình phân hủy một chất hóa học gọi là purin. Purin có trong cơ thể và có nhiều trong một số loại thực phẩm. Khi lượng purin quá nhiều tạo thành acid uric, nồng độ acid uric máu cao dẫn tới hình thành các tinh thể acid quanh các khớp, từ đó gây viêm nhiễm và đau đớn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới nồng độ purin và acid uric trong cơ thể. Để kiểm soát triệu chứng gút, một số người phải hạn chế các thực phẩm giàu purin.
Cà chua chứa hàm lượng lớn purin và vitamin C, khi ăn quá nhiều cà chua hàng ngày sẽ làm tăng nồng độ acid uric máu. Kết hợp với đó là vitamin C trong cà chua có thể tăng tốc độ phản ứng kết tủa acid uric.
Bởi vậy, cà chua có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn gút cấp với những triệu chứng kèm theo như sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp. Ăn loại quả này thường xuyên sẽ khiến các cơn đau nhức gia tăng, bệnh tiến triển nhanh hơn.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Otago (New Zealand) trên 2.051 bệnh nhân cho kết quả 71% bệnh có nguyên nhân bắt nguồn từ các loại thực phẩm. Trong đó cà chua là thực phẩm khởi phát bệnh gút hàng đầu với tỷ lệ 20%.
3. Ưu nhược điểm của cà chua đối với người bệnh gút
Là thực phẩm lành mạnh với nhiều lợi ích đối với sức khỏe, song cà chua cũng được cho là làm tăng nồng độ acid uric máu. Tìm hiểu về ưu nhược điểm của cà chua với người bệnh gút để quyết định có nên ăn không.
Ưu điểm
Cà chua được cho là thực phẩm bổ dưỡng, ăn cà chua có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm tỷ lệ mỡ cũng như nồng độ cholesterol và lượng đường trong máu.
Cà chua, nhất là nước ép cà chua giàu các hoạt chất hỗ trợ giảm viêm như lycopene, vitamin C,... Nước ép cà chua là một dạng cà chua cô đặc với hàm lượng lycopene cao, uống thường xuyên có tác dụng hỗ trợ tăng cường chất chống oxy hóa trong cơ thể và giảm lượng cholesterol.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp, giảm viêm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của gout.
Nhược điểm
Nồng độ acid uric máu cao là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh gút. Chế độ ăn ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề này, người bệnh cân nhắc các thực phẩm sử dụng để tránh kích thích các cơn gút cấp.
Cà chua được nhiều người bệnh gút xác định có khả năng kích thích các triệu chứng gút cấp bùng phát. Bệnh nhân gút nên tránh tiêu thụ các sản phẩm chứa lượng cà chua đậm đặc như sốt cà chua, nước sốt BBQ, nước ép cà chua,...
4. Cách nhận biết cà chua có kích thích triệu chứng gút
Ở mỗi người cà chua kích thích các cơn gout khác nhau, cách tốt nhất để xác định cà chua có kích thích cơn gút cấp hay không là nên loại bỏ các món ăn chứa cà chua ra khỏi chế độ ăn uống trong vài tuần, đồng thời quan sát các triệu chứng. Nếu các triệu chứng được cải thiện chứng tỏ cà chua là tác nhân gây ra bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ.
Để xác định các tác nhân gây ra cơn gút cấp, người bệnh có thể ghi chép các loại thực phẩm tiêu thụ trong một thời gian. Người bệnh nên ghi lại chi tiết mỗi ngày các thông tin như:
- Chất lượng giấc ngủ đêm hôm trước
- Các thực phẩm đã ăn trong bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ, bao gồm cả gia vị, đồ uống
- Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày
- Tâm trạng trong ngày
- Các hoạt động thể chất, các môn thể thao đã tập luyện
- Tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược đang uống
- Khu vực đau và mức độ cơn đau trong ngày
- Năng lượng hoặc tình trạng mệt mỏi trong ngày.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi “Bệnh gút có ăn được cà chua không?”. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bệnh gout, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0768299399 để được tư vấn miễn phí.
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!