Những chỉ số sức khỏe bệnh nhân gút cần quan tâm

Đối với bệnh nhân bị bệnh gút cần quan tâm tới các chỉ số sức khỏe, các chỉ số sinh hóa máu, sinh hóa nước tiểu sau để phục vụ cho việc điều trị, kiểm soát bệnh gút. Đó là các chỉ số BMI, a-xít uric máu, xét nghiệm đánh giá chức năng thận và thăm dò lipid máu,...

Mục lục [ Ẩn ]

1. Chỉ số BMI (Body Mass Index) 

BMI là chỉ số khối cơ thể, được tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét). Chỉ số này xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng, không thể hiện được lượng chất béo có trong cơ thể.

Chỉ số BMI sẽ không chính xác ở vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ), khi đó chỉ số BMI sẽ nằm trong mức béo, không chính xác ở phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy (tiêu chảy, mất nước cấp).

Bảng đánh giá chỉ số BMI ở người trưởng thành (trên 20 tuổi):

Dinh dưỡng, lao động, thể dục thể thao hợp lý duy trì chỉ số BMI ở mức độ chuẩn có hiệu quả cao trong dự phòng ngay từ giai đoạn tăng axit uric máu không triệu chứng, tránh khởi phát cơn gút cấp, không để xảy ra gút mạn tính. Người bị bệnh gút mạn nên có chỉ số BMI ở mức độ người gầy.

2. Chỉ số axit uric máu

Chỉ số axit uric máu có giá trị đánh giá tác dụng của điều trị và là mục tiêu của điều trị bệnh gút, có ý nghĩa hỗ trợ chuẩn đoán, không có giá trị chẩn đoán xác định bệnh gút vì nếu axit uric máu bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán bệnh gút, và nếu axit uric máu tăng cao không có triệu chứng lâm sàng cũng không thể chẩn đoán bệnh gút.

Axit uric là sản phẩm trong chu trình chuyển hóa protit (đạm), axit uric được lọc qua thận và đào thải qua nước tiểu, một phần nhỏ qua phân. Chính axit uric trong máu tăng cao gây lắng đọng tinh thể hình kim tại khớp và gây gút cấp.

Axit uric trong máu cao là nguyên nhân chính gây bệnh gút

Chỉ số axit uric máu bình thường: 

  • Nam giới: 200-420 µmol/L (3.4-7.0 mg/dL)
  • Nữ giới: 140-360 µmol/L (2.4-6.0 mg/dL)
  • Trẻ em: 20-330 µmol/L (2.5-5.5 mg/dL)

Chú ý: Một số thuốc có thể làm thay đổi chỉ số axit uric trong máu và trước khi làm xét nghiệm axit uric 8 giờ, nên hạn chế dùng những thực phẩm làm tăng nhất thời axit uric trong máu như: nội tạng động vật, hải sản, thịt bò bê,... 

Các thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric máu là: Adrenalin, acetaminophen, ampicillin, axit ascorbic, thuốc chẹn bêta giao cảm, caffein, các hóa chất điều trị ung thư, cyclosporin, diltiazem, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, G-CSF, isoniazid, levodopa, lisinopril, methyldopa, niacin, thuốc kháng viêm không phải steroid, phenothiazin, rifampin, salicylat, sildenafil, theophyllin, warfarin. 

3. Định lượng axit uric trong nước tiểu

Xét nghiệm axit uric niệu nhằm mục đích: 

Thứ nhất: Định lượng axit uric trong nước tiểu 24 giờ, nhằm xác định tình trạng tăng bài tiết urat (trên 600mg/24 giờ) hay giảm thải (dưới 600mg/24 giờ). Nếu ở tình trạng tăng bài tiết axit uric niệu thì không được dùng nhóm thuốc hạ axit uric có cơ chế tăng đào thài (ví dụ probenecid).

Thứ hai: Từ nồng độ axit uric huyết thanh, nồng độ axit uric nước tiểu tính được độ thanh thải axit uric:

Hệ số này cho phép chẩn đoán phân biệt: 

  • Tăng axit uric máu liên quan tới tình trạng tăng sản xuất (hệ số thanh thải axit uric bình thường).
  • Tăng axit uric máu thứ phát do giảm thải trừ (hệ số thanh thải axit uric giảm). 

4. Xét nghiệm chức năng thận và thăm dò lipid máu

Sau khớp, thận là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều của tình trạng lắng đọng tinh thế monosodium urat, vì vậy cần phải thăm dò chức năng thận một cách có hệ thống: Xét nghiệm định kỳ ure máu, creatinin máu, protein niệu 24 giờ, PH niệu, siêu âm thận.

Các thăm dò này nhằm mục đích phát hiện sớm các bệnh của thận như: sỏi thận và đặc biệt là suy thận.

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.1 (15 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận