Góc nhìn tổng quan về điều trị bệnh gout bằng thuốc đông y

Điều trị gout bằng đông y đang trở thành xu hướng điều trị của người bệnh gout bới tính an toàn, lành tính của bài thuốc. Bài thuốc đông y chữa bệnh gout như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Điều trị gout bằng đông y
Điều trị gout bằng đông y

1. Quan điểm của Y học cổ truyền về điều trị bệnh gout

Theo Y học cổ truyền, điều trị bệnh gout dựa vào bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh của bệnh. 

1.1. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout là do nguyên khí hư yếu; phong, hàn và thấp xâm nhập vào mà sinh bệnh. Nếu phong thắng thì đau chạy khắp (phong tý hay hành tý); hàn thắng thì đau nhức dữ dội (hàn tý hay thống tý) và nếu thấp khí thắng thì đau nhức cố định tại một chỗ, tê dại (thấp tý hay trước tý).

1.2. Bệnh nguyên

Theo lý luận đông y, bệnh nguyên của bệnh gout nằm trong ba phạm trù gây bệnh, đó là nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.

1.2.1. Nội nhân

Đó là khi nguyên khí suy kém, chính khí hư, tà khí nhân đó mà xâm nhập vào cơ thể gây ra bế tắc kinh mạch; khí huyết vận hành ngưng trệ; công năng các tạng phụ bị suy giảm, đặc biệt tạng can, tỳ và thận.

Ba tạng này làm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan, tổ chức bị thiếu hụt; quá trình hóa - sinh- dịch - biến bị rối loạn; những chất mới cần thiết không được tạo ra, sản phẩm chuyển hóa không được thải trừ, ứ đọng và gây bệnh.

Tạng thận là “tiên thiên chi bản” chủ về khí hóa, thủy dịch
Tạng thận là “tiên thiên chi bản” chủ về khí hóa, thủy dịch

Tạng thận

Tạng thận là “tiên thiên chi bản” chủ về khí hóa, thủy dịch. Vì vậy, khi thận khí bất túc hoặc bẩm phú không đầy đủ, chức năng khí hóa không hoàn toàn, các sản phẩm chuyển hóa không được bài tiết ra ngoài gây ứ đọng và tế tắc kinh mạch.

Tạng tỳ

Tạng tỳ là “hậu thiên chi bản” có công năng chủ yếu là vận hóa đồ ăn, thức uống, thủy dịch; có nhiệm vụ thăng thanh, giáng trọc những chất tinh vi từ đồ ăn, thức uống được tỳ thăng lên phế rồi chuyển hóa thành huyết dịch đi nuôi cơ thể. Những chất cặn bã được đưa xuống dưới để bài tiết ra ngoài.

Khi công năng của tỳ kiện vận, cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ. Khi tỳ khí suy kém thì thủy cốc không được vận hóa hoàn toàn, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng, chuyển hóa rối loạn gây “thanh trọc hỗn tạp” và sinh ra đàm ẩm. Đàm ẩm lắng đọng lâu ngày trở thành trọc độc, gây bệnh cho cơ thể.

Rối loạn chuyển hóa purin cũng có ý nghĩa tương đồng với chức năng vận hóa của tạng tỳ. Sản phẩm thoái giáng cuối cùng của purin là acid uric cũng có thể được coi như chất đàm trọc.

Tạng can

Tạng can được gọi là “Tướng quan chi quan”
Tạng can được gọi là “Tướng quan chi quan”

Tạng can có vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Tạng can được gọi là “Tướng quan chi quan”, có nhiệm vụ điều tiết tất cả mọi hoạt động của lục phủ, ngũ tạng, kinh mạch, khí huyết trong cơ thể; điều tiết quá trình hóa - sinh - dịch - biến và các hoạt động tinh thần, tình chí.

Tạng can đã được nhận thấy có sự tương đồng giữa chức năng sơ tiết với chức năng của hệ thống thần kinh thể dịch, bao gồm thần kinh chức năng, thần kinh cao cấp và hệ nội tiết của cơ thể.

1.2.2. Ngoại nhân

Ngoại nhân là sự tác động của ngoại cảnh đến cơ thể sống. Trong chứng tý, ba trong số 6 tà khí (phong, hàn và thấp) thường phối hợp với nhau, nhân lúc chính khí của cơ thể suy yếu, tấu lý sơ hở mà xâm nhập vào kinh mạch, phủ tạng để gây bệnh.

Bệnh gout gây đau nhức toàn thân
Bệnh gout gây đau nhức toàn thân
  • Phong tà: Là nguyên nhân gây bệnh thường gặp và thường phối hợp với các tà khí khác như hàn, thấp, táo, hỏa để gây ra chứng bệnh trên lâm sàng.
  • Hàn tà: Gây bệnh khi qua cơ da xâm nhập vào, gọi là “thương hàn”; có khi nhập thẳng vào tạng phủ, gọi là “trúng hàn”. Đặc tính gây bệnh của hàn tà là gây ngưng trệ, co rút, đau đớn và khí huyết không thông.
  • Thấp tà: Thường xuất hiện trong môi trường khí hậu ẩm thấp (độ ẩm cao). Thấp ảnh hưởng đến dương khí và cản trở khí cơ. Trên lâm sàng thường xuất hiện các triệu chứng như người nặng, toàn thân ê ẩm, đau nhức, phù thũng, bệnh tình kéo dài, dai dẳng, chữa trị khó khăn.

1.2.3. Bất nội ngoại nhân

Đây là thói quen sinh hoạt như uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống không vệ sinh, không điều độ; chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý.

Dựa vào cơ chế bệnh sinh và bệnh nguyên của bệnh gout, đông y đã vận dụng các dược liệu tự nhiên tạo thành bài thuốc chữa gout giúp điều trị bệnh gout từ căn nguyên của bệnh.

>> Tư vấn về Bệnh Gout GỌI NGAY 0768 299 399

2. Cách điều trị gout bằng đông y

Chữa bệnh gout bằng đông y hay chữa bệnh gút bằng đông y cần quan tâm đến các giai đoạn bệnh hay còn gọi là thể bệnh. Theo đông y, bệnh gout được chia làm 4 thể bệnh và cách điều trị từng thể bệnh như sau:

2.1. Thể phong thấp nhiệt chứng

Bệnh gout thể phong thấp nhiệt chứng
Bệnh gout thể phong thấp nhiệt chứng

Thể phong thấp nhiệt chứng tương ứng với cơn gout cấp.

Triệu chứng: khớp sưng nóng đỏ đau, phát bệnh đột ngột tại một hoặc nhiều khớp kèm sốt, sợ gió, miệng khát phiền muộn bất an, ra mồ hôi, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng và mạch huyền hoạt sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt thông lạc, khu phong trừ thấp.

Phương dược: Bạch hổ gia quế chi thang 

Sinh thạch cao 30 gam; Tri mẫu 10 gam; Ngạch mễ 10 gam; Cam thảo 6 gam và Quế chi 6 gam.

Gia giảm:

  • Thêm thuốc lợi niệu thẩm thấp: Trư linh, xa tiền, trạch tả, ý dĩ, hoạt thạch.
  • Thấp trọc: kiện tỳ hóa thấp: Ý dĩ, thổ phục linh, kim tiền thảo.
  • Nhiệt thịnh: Liên kiều, hoàng bá
  • Hao tổn tân dịch: sinh địa, huyền sâm, mạch môn đông
  • Sưng nhiều: Nhũ hương, một dược, tần giao, tang chi, địa long, toàn yết
  • Nóng phát hồng ban: Mẫu đơn bì, sinh địa, xích thược
  • Chi dưới đau: Mộc qua, ngưu tất, độc hoạt
  • Chi trên đau: Khương hoạt, uy linh tiên, khương hoàng

2.2. Thể phong hàn thấp

Thể phong hàn thấp
Thể phong hàn thấp

Thể phong thấp tương đương với gout cấp/mạ hoặc bệnh gout tái phát.

Triệu chứng: Các khớp sưng đau, không nóng đỏ, co duỗi khó khăn. Xuất hiện hạt dưới da. Lưỡi có rêu trắng nhờn, mạch huyền khẩn hoặc nhu nhãn.

  • Phong tà phát triển: Đau khớp khi di chuyển, sợ gió và phát sốt.
  • Hàn tà phát triển: Đau khớp dữ dội, đau cố định.
  • Thấp tà phát triển: Đau khớp nặng, có điểm cố định, tê bì chân tay.

Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp thông kinh lạc.

Phương dược: Ý dĩ nhân thang

Khương hoạt 12 gam; Độc hoạt 15 gam; Phòng phong 15 gam; Thương truật 10 gam; Đương quy 10 gam; Quế chi 10 gam; Ma hoàng 06 gam; Ý dĩ nhân 30 gam; Chế xuyên ô 6 gam; Sinh khương 6 gam và Cam thảo 6 gam.

Gia giảm:

  • Nếu có chứng phong thấp: Lợi niệu hóa thấp, kiện tỳ hóa trọc
  • Nếu phong tà thịnh: Khương hoạt, độc hoạt, phòng phong. Khu phong thông lạc như: Hải phong đằng, tần giao
  • Nếu hàn tà thịnh: Thông kinh tán hàn như chế phụ tử, chế thảo ô, tế tân
  • Nếu thấp tà thịnh: Thắng thấp thông lạc gia Phòng kỷ, Tỳ giải, Mộc qua
  • Hạt dưới da hoặc hạt tophi: Dùng khu đàm hóa thạch, thông lạc như Thiên nam tinh, Kim tiền thảo, Bạch cương tàm.
  • Phong không rõ, khớp đau lạnh nặng, sưng nhiều: Hàn thấp tý chứng, cần thông kinh tán hàn trừ thấp thông lạc: phụ tử thang, ý dĩ nhân thang, ô đầu thang gia giảm.

2.3. Thể đàm thấp ứ trệ

Thể đàm thấp ứ trệ
Thể đàm thấp ứ trệ

Thể đàm thấp ứ trệ tương ứng với bệnh gout mạn tính tái phát. Hạt tophi tăng kích thước và các khớp biến dạng, cứng khớp.

Triệu chứng: Khớp đau tái phát, dai dẳng, lúc nặng lúc nhẹ, cố định không di chuyển, sưng to, biến dạng, hạn chế vận động, hạt tô phi chạm vào không đau hoặc màu tía, loét, chảy dịch. Mạch huyền hoặc trầm hoạt, trầm sác, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn.

Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, hóa đàm tán kết

Phương dược: Đào hồng ẩm hợp nhị trần thang

Đào nhân 10 gam; Hồng hoa 10 gam; Đương quy 15 gam; Phục linh 10 gam; Xuyên khung 10 gam; Uy linh tiên 10 gam; Chế bán hạ 6 gam; Trần bì 6 gam và Cam thảo 6 gam.

Gia giảm:

  • Hạt dưới da: Thiên nam tinh, Bạch giới tử
  • Đau nhiều: Nhũ hương, Một dược, Diên hồ sách
  • Sưng nhiều: Phòng kỷ, thổ phục linh, hoạt thạch
  • Lâu không đỡ: Toàn yết, Xuyên sơn giáp
  • Lâu thể hư, sắc mặt không tươi, tinh thần mỏi mệt: Đẳng sâm, hoàng kỳ

2.4. Thể khí huyết hư, can thận hư

Thể khí huyết hư, can thân hư
Thể khí huyết hư, can thân hư

Thể khí huyết hư, can thận hư tương đương với bệnh gout mạn tính lâu ngày

Triệu chứng: Khớp đau tái phát lâu ngày không giảm khi nặng khi nhẹ. Khớp đau di động không cố định. Biến dạng, co cơ cứng khớp, cử động khó khăn. Lưng gối đau mỏi, gót chân đau. Thần lực không đủ, tâm khí đoản, sắc mặt ít tươi, mạch trầm tế huyền, vô lực. Lưỡi nhờn rêu trắng.

Pháp điều trị: Bổ khí huyết, bổ can thận, khu phong thắng thấp, thông kinh lạc chỉ thống.

Phương dược: Độc hoạt tang ký sinh thang

Đẳng sâm 10 gam; Phục linh 15 gam; Đương quy 10 gam; Bạch thược 15 gam; Thục địa 15 gam; Đỗ trọng 15 gam; Ngưu tất 15 gam; Nhục quế 6 gam; Tế tân 3 gam; Độc hoạt 10 gam; Tang ký sinh 30 gam; Phòng phong 10 gam; Tần giao 10 gam và Cam thảo 6 gam.

Gia giảm:

  • Đau lạnh: gia Phụ tử chế, Xuyên ô chế, Can khương
  • Eo lưng đau mỏi: gia Lộc giác giao, Tục đoạn, Bổ cốt toái, Nhục thung dung, Phá cố chỉ
  • Đau nặng, cơ da tê bì: gia Phòng kỉ, Ý dĩ nhân, Thương truật, Kê huyết đằng
  • Hạt dưới da: tiêu đàm tán kết
Xem ngay: Danh sách các thuốc trị Gout an toàn, hiệu quả, tốt nhất

3. Lưu ý khi điều trị bệnh gout bằng thuốc đông y

Chữa gout bằng đông y được đánh giá cao bởi sự an toàn và lành tính. Đa số các thuốc đông y điều trị dài ngày ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi điều trị gout bằng đông y người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Tuân thủ theo đúng chỉ định của thầy thuốc
Tuân thủ theo đúng chỉ định của thầy thuốc
  • Các bài thuốc đặc trị gout đa số có tác dụng chậm và hiệu quả cũng hạn chế nên người bệnh cần kiên trì khi trong quá trình điều trị.
  • Cần thực hiện theo đúng từng vị thuốc trong mỗi bài thuốc chữa bệnh gút và không tự ý gia giảm từng dược liệu nếu không có chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh nên thăm khám và kết hợp các phương pháp điều trị vì thuốc đông y thường không đáp ứng trong những trường hợp bệnh nặng.
  • Mặc dù lành tính nhưng thuốc đông y vẫn có thể gây một số tác dụng bất thường như đau bụng, tiêu chảy hay dị ứng khi dùng thuốc. Khi đó, người bệnh nên dừng thuốc và báo cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
  • Để cải thiện bệnh tốt nhất, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

Điều trị gout bằng đông y là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả khả quan cho nhiều trường hợp, tuy nhiên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.

Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm thuốc được bào chế bằng công nghệ hiện đại từ thảo dược tự nhiên như Cao gắm (chiết xuất từ cây dây gắm),... tiện lợi cho người bệnh gout khi gặp khó khăn về việc sắc thuốc, nấu thuốc.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc liên quan đến sản phẩm Cao Gắm, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn MIỄN PHÍ.

0768 299 399

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận