Bài tập yoga chữa bệnh gout hiệu quả

Bệnh gout là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay, do đó, tìm hiểu các phương pháp giúp hỗ trợ và điều trị bệnh gout là điều mà nhiều người quan tâm. Một trong những phương pháp đó là tập các bài tập yoga chữa bệnh gout. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để cải thiện bệnh gout.

Mục lục [ Ẩn ]
Yoga chữa bệnh gout có thực sự hiệu quả không?
Yoga chữa bệnh gout có thực sự hiệu quả không?

1. Tác dụng của yoga đối với bệnh gout

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh gout như dùng thuốc, vật lý trị liệu, người bệnh có thể thực hiện các động tác yoga hỗ trợ điều trị bệnh. Điuề này là do tác dụng tuyệt vời của yoga đem lại.

Lợi ích của yoga đối với người bệnh gout bao gồm:

  • Tăng cường và duy trì tính linh hoạt của xương khớp bởi người bệnh gout thường xuyên gặp triệu chứng đau khớp, biến dạng và hạn chế chuyển động của khớp.
  • Tăng tuần hoàn máu giúp cải thiện lưu thông máu, từ đó ngăn chặn việc các tính thể acid uric hình thành trong khớp xương.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý. Đối với người bệnh gout, nếu căn nặng quá cao cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây tăng triệu chứng bệnh hoặc giảm cân đột ngột cũng có thể khiến purin tấn công nhanh vào các khớp gây cảm giác đau nhức.
  • Giúp người bệnh thiết lập được chế độ ăn vừa phù hợp với quá trình tập luyện yoga và chế độ ăn cho người bị gout.

2. Danh sách 9 bài tập yoga chữa bệnh gout

Với những tác dụng kể trên, người bệnh gout nên bắt đầu thực hiện những bài tập yoga ngay để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Dưới đây là 9 bài tập yoga chữa bệnh gout mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Xoắn nửa cột sống

Bài tập xoắn nửa cột sống tác động đến vai, hông và lưng. Nó giúp làm dịu hệ thần kinh, làm giảm triệu chứng đau nhức cho người bệnh gout. Các động tá được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngồi với tư thế duỗi hai chân ra, giữ chân và cột sống thẳng đứng.
  • Bước 2: Uốn cong chân trái và đặt gót chân trái lên bên cạnh hông phỉa.
  • Bước 3: Đưa chân phải qua đầu gối trái và đặt tay trái lên đầu gối phỉa. Giữ tay phải phía sau.
  • Bước 4: Xoay eo, vai và cổ về phía bên phải. 
  • Bước 5: Giữ tư thế luôn thẳng và thở đều. Trong khi thở, thả tay phải ra trước, sau đó là ngực và eo. Thả cổ và ngồi thoải mái.
  • Bước 6: Lặp lại các động tác trên với bên còn lại.

2.2. Tư chân tường

Tư thế chân tường giúp làm dịu tâm trí và hệ thống thần kinh của người bệnh. Nó cũng giúp điều hòa tuần hoàn máu và cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt nó giúp giảm cơn đau bệnh gout.

Tư thế chân tường cho người bệnh gout
Tư thế chân tường cho người bệnh gout

Bài tập yoga được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nằm ngửa và đặt chân lên phía trường sao cho phần chân và thân người tạo thành góc vuông và sau đó hít vào từ từ sâu.
  • Bước 2: Nghỉ ngơi cả hai chân trong khi giữ chính thẳng.
  • Bước 3: Nghiêng ngón chân về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy áp lực trên đùi.
  • Bước 4: Duỗi cả hai tay ở hai bên cơ thể. Giữ tư thế nào trong khoảng 2 - 3 phút.

2.3. Tư thế cái cây

Tư thế này giúp cải thiện sự cân bằng cho lưng và phần chân của người bệnh. Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đặt chân trái lên trên đùi phải. Chân phải để thẳng và đặt đặt chắc chắn. Giữa chân phải thẳng và cố gắng cân bằng.
  • Bước 2: Giơ hai tay lên đầu và đưa lòng bàn tay vào nhau. Đồng thời, hít thở đều và đảm bảo cột sống luôn thẳng.
  • Bước 3: Từ từ thở ra, đưa hai chân xuống và thả chân trái xuống.
  • Bước 4: Thực hiện các động tác trên với bên còn lại.

2.4. Tư thế nằm thư giãn

Động tác này được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nằm trên thảm và mở rộng hai chân hơn vai, múi chân thả lỏng sang hai bên, cổ thẳng với cột sống lưng và cẩm hơi hướng về phía ngực, tay trái để trên bụng.
  • Bước 2: Thở mạnh hết ra bằng mũi, kéo nhẹ cơ bụng vào đốt sống lưng, từ từ hít vào bằng mũi trong khoảng 4 giây rồi thở ra trong 8 giây.
  • Bước 3: Hít thở khoảng 10 lần, sau đó thả lỏng hơi thở và nằm hít thở nhẹ nhàng vài giây.

2.5. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang không chỉ đem lại hiệu quả cho người bệnh gout mà nó còn có tác dụng đối với bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm,...

Tư thế rắn hổ mang rất tốt cho người bệnh xương khớp và bệnh gout
Tư thế rắn hổ mang rất tốt cho người bệnh xương khớp và bệnh gout

Động tác được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nằm sấp trên mặt thảm, hai chân mở bằng hông.
  • Bước 2: Tay thả lỏng, trám chạm nhẹ xuống thảm.
  • Bước 3: Chống tay trên thảm và từ từ nâng phần thân trên lên. Giữ tư thế trong khoảng 1 phút.

Thực hiện lặp lại động tác trên trong khoảng 3 - 5 lần.

2.6. Tư thế cái cung

Tư thế này được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nằm sấp trên mặt thảm, khép nhẹ hai chân, hai tay đặt xuôi theo thân người và ngửa bàn tay hướng lên trên trần.
  • Bước 2: Kéo cằm và cổ nhẹ nhàng về phía sau, dùng hai bàn tay nắm chặt lấy cổ chân, co gối và ép bả vai ra sau.
  • Bước 3: Hít thở theo nhịp, cố gắng duy trì trong vài giây rồi từ từ thả lỏng người thư giãn.

Lặp lại động tác trên khoảng 3 đến 4 lần nữa. Tư thê này không dành cho người bệnh gout có mắc kèm vấn đề về huyết áp, đau nửa đầu, mất ngủ và đau thắt lưng, cổ.

2.7. Tư thế chiến binh

Tư thế này đòi hỏi người thực hiện phải vận động toàn bộ cơ thể, do đó giúp duy trì cân nặng, giảm thiểu nguy cơ béo phì - thừa cân.

Tư thế yoga này được được thực hiện với các động tác như sau:

  • Bước 1: Chân trái bước về phía sau, chân phải khuỵu xuống một góc 90 độ.
  • Bước 2: Hai tay chắp lại với nhau và đưa lên trên qua đầu.
  • Bước 3: Từ từ kéo cơ thể về phía sau và hít thở đều đặn.
  • Bước 4: Thực hiện tương tự đối với chân phải.

2.8. Tư thế em bé

Đây là một tư thế phổ biến trong yoga. Nó được thực hiện tốt nhất khi bụng đói hoặc sau ăn 4 - 5 giờ. Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngồi trên thảm, chân gập lại về phía sau và mu bàn chân tiếp xúc với mặt sàn.
  • Bước 2: Gập người phía trước hai đùi, trám chạm thảm và đưa lên qua đầu.
  • Bước 3: Từ từ buông lỏng, thở đều đặn và duy trì trong 1 - 3 phút.

2.9. Tư thế nằm ôm gối

Tư thế ôm gối thích hợp cho người bệnh gout
Tư thế ôm gối thích hợp cho người bệnh gout

Tư thế này được thực hiện với động tác tương tự tư thế em bé nhưng trong tư thế nằm. Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nằm ngửa và hai chân thả lỏng. Nâng hai bên đầu gối lên phần trên của cơ thể, dùng tay kéo về phía cổ.
  • Bước 2: Từ từ nâng cổ và đầu nhẹ nhàng về phía bụng. Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây.

Lặp lại các động tác trên khoảng 5 - 10 lần.

Xem thêm: 6 bài tập tốt cho người bị gout mà bạn phải nắm kỹ

3. Lưu ý khi tập yoga cho người bệnh gout

Để yoga điều trị bệnh gout đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chú ý những điều sau:

  • Người bệnh nên tuân theo chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh gout.
  • Khi tập cần kiên trì tập luyện và từ từ thực hiện kết hợp với thở đều và thư giãn.
  • Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về tập luyện yoga nên tìm một huấn luyện viên để được hướng dẫn đúng tư thế.
  • Kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh gout khác để cải thiện bệnh tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về các bài tập yoga chữa bệnh gout. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận