Lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và lưu ý khi sử dụng trứng

Trứng có tác dụng gì? Ăn trứng có tốt không? Ăn trứng sống có tốt không? Ăn trứng bao nhiêu là đủ? Người bệnh gout có ăn trứng được không?... Và hàng loạt các câu hỏi liên quan đến trứng. Cùng khám phá bài viết sau để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. 

Mục lục [ Ẩn ]
Lợi ích của trứng đối với sức khỏe
Lợi ích của trứng đối với sức khỏe

1. 7 Tác dụng của trứng

Trứng là một trong số ít thực phẩm được xếp vào loại “siêu thực phẩm”. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 7 công dụng của trứng mà bạn nên biết.

1.1. Tăng mức cholesterol “tốt”

Trứng giúp tăng cholesterol tốt
Trứng giúp tăng cholesterol tốt

Trứng giúp tăng mức độ lipoprotein mật độ cao (LDL) hay còn gọi là cholesterol “tốt”. Mức HDL cao hơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một nghiên cứu, ăn hai quả mỗi ngày trong sáu tuần làm tăng mức HDL lên 10%.

1.2. Có lợi cho mắt

Trứng có chứa hai chất chống oxy hóa mạnh là lutein và zeaxanthin. Những chất chống oxy hóa này có trong võng mạc của mắt. Chúng giúp giảm nguy cơ mắc hai chứng rối loạn phổ biến nhất, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. 

Trong một nghiên cứu có đối chứng, chỉ ăn 1,3 lòng đỏ mỗi ngày trong 4,5 tuần đã làm tăng nồng độ lutein trong máu lên 28-50% và zeaxanthin lên 114-142%.

Nó cũng chứa nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A được biết là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa trên thế giới.

1.3. Làm giảm chất béo trung bình

Trứng làm giảm lượng chất béo trung bình trong cơ thể
Trứng làm giảm lượng chất béo trung bình trong cơ thể

Acid béo omega-3 được biết là làm giảm nồng độ chất béo trung bình trong máu, một trong những nguy cơ gây bệnh tim.

Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ loại thực phẩm này giàu omega-3 là một cách rất hiệu quả để giảm chất béo trung bình trong máu. Trong một nghiên cứu, chỉ cần ăn 5 quả trứng giàu omega-3 mỗi tuần trong ba tuần đã làm giảm chất béo trung bình từ 16-18%.

1.4. Giảm cân

Nó là một loại thực phẩm giàu protein và nó rất tốt cho những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng.

Trong một nghiên cứu trên 30 phụ nữ thừa cân, ăn trứng thay vì bánh mì vào bữa sáng làm tăng cảm giác no và khiến họ tự động ăn ít calo hơn trong 36 giờ tiếp theo.

Một nghiên cứu khác cho thấy việc thay thế bữa ăn sáng bằng trứng giúp giảm cân đáng kể trong khoảng thời gian 8 tuần.

1.5. Tốt cho sức khỏe lão hóa

Tốt cho sức khỏe lão hóa
Tốt cho sức khỏe lão hóa

Một quả trứng chứa 125,50 mg choline. Choline tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng cũng rất cần thiết cho não. Nó giúp điều chỉnh trí nhớ và tâm trạng.

Các màng bao quanh tế bào của bạn được hình thành với sự hỗ trợ của cholin. Trong thời kỳ mang thai và cả khi cho con bú, cholin cũng rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

1.6. Là nguồn protein tuyệt vời

Protein là thành phần cấu tạo nên cơ thể con người. Chúng được sử dụng để tạo ra các loại mô và cơ trong cơ thể. Bổ sung đủ protein trong chế độ ăn uống là rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Trứng là một nguồn protein tuyệt vời, chỉ một quả có chứa tới 6 gam chất này. Ăn đủ protein có thể giúp giảm cân, tăng cơ, giảm huyết áp và nâng cao sức khỏe xương khớp.

1.7. Hấp thụ các khoáng chất cần thiết

Cơ thể hấp thu các khoáng chất cần thiết
Cơ thể hấp thu các khoáng chất cần thiết

Các khoáng chất như sắt, kẽm và phốt pho có trong trứng với một lượng lớn và rất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh của bạn.

Kẽm duy trì hệ thống miễn dịch của bạn và biến thức ăn thành năng lượng. Sắt cần thiết cho một số thứ, nhưng phụ nữ cần nhiều sắt do kinh nguyệt. Trứng cũng rất giàu iốt, cần thiết để tạo ra hormone tuyến giáp và selen.

2. Những điều bạn nên biết về trứng

Trứng là thực phẩm quen thuộc của mọi gia đình những bạn đã biết những điều thú vị về loại thực phẩm này chưa, hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu nhé.

2.1. Sự thật thú vị về trứng

Những điều lý thú về trứng
Những điều lý thú về trứng

Bạn có thể chưa biết?

  • Theo truyền thống, mũ đầu bếp có các nếp gấp tương đương với số cách bạn có thể nướng một quả trứng.
  • Màu sắc của vỏ trứng không liên quan đến hương vị và giá trị dinh dưỡng của nó. Vỏ màu nâu, trắng, thậm chí xanh lam và xanh là cây chỉ là do di truyền.
  • Chế độ ăn uống của gà mái quyết định màu sắc của lòng đỏ. Một điều thú vị là các nhà sản xuất có thể cho gà ăn các chất bổ sung tự nhiên như cánh hoa cúc vạn thỏ để gà mái đẻ trứng có lòng đỏ sáng hơn.
  • Không phải tất cả các giống gà đều đẻ trứng giống nhau. Một số giống đẻ trứng hầu như mỗi ngày, các giống khác có thể đẻ cách ngày hoặc một đến hai lần một tuần.
  • Ăn trứng sống không giúp bạn xây dựng được các cơ của cơ thể. Chỉ 51% protein trong trứng sống là có thể tiêu hóa được, trong khi 91% protein trong trứng nấu chín có thể tiêu hóa được.
  • Lòng trắng trứng đục có nghĩa là trứng vừa mới đẻ, trong khi lòng trắng trong là dấu hiệu của trứng già. Màu trắng đục là do sự hiện diện tự nhiên của khí cacbonic chưa kịp thoát ra khỏi vỏ.
  • Độ dày của vỏ trứng phụ thuộc vào độ tuổi của gia súc: trong khi gà non đẻ trứng có vỏ cứng hơn thì gà già sẽ cho vỏ mỏng hơn.
  • Cả lòng đỏ và lòng trắng đều chứa 3 gam protein mỗi loại. Tuy nhiên sự khác biệt chính là ở lượng calo, lòng đỏ chứa 3 gam protein với 60 calo thì lòng trắng cung cấp 3 gam protein chỉ với 15 calo.

2.2. Trứng gồm những loại nào?

Đa dạng các loại trứng
Đa dạng các loại trứng

Trứng là loại thực phẩm rất đa dạng, mỗi loài sẽ cho nhiều loại trứng khác nhau. Sau đây, Cao Gắm sẽ giới thiệu đến bạn đọc những loại phổ biến nhất, chẳng hạn như:

  • Trứng gà: Đây là loại phổ biến nhất do nó có hương vị thơm ngon và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Trứng cút: Nó có hương vị tương tự như trứng gà những kích thướng nhỏ nhắn hơn (5 quả trứng cút thường bằng một quả trứng gà lớn) và có vỏ lốm đốm. Vỏ có màu từ nâu sẫm đến xanh hoặc trắng. 
  • Trứng vịt: Nó trông giống trứng gà nhưng to hơn. Nó có nhiều protein và phong phú hơn trứng gà nhưng cũng có hàm lượng chất béo cao hơn. Khi đun sôi, lòng trắng chuyển sang hơi xanh và lòng đỏ chuyển sang màu đỏ cam.
  • Trứng vịt lộn: Đây là món ăn chế biến từ trứng vịt khi phôi đã phát triển từ 9 đến 11 ngày tuổi. Nó được coi là món ăn bổ dưỡng ở các nước phương Đông và một số nước châu Á như Trung Quốc, Philippines và Campuchia.
  • Trứng ngỗng: Trứng ngỗng thường to gấp 3 lần trứng gà và có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Hàm lượng calo và cholesterol trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà. Vitamin và chất khoáng trong trứng gà nhiều hơn. Hàm lượng chất đạm thì hai loại này tương đương nhau.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong trứng

Thành phần dinh dưỡng của trứng
Thành phần dinh dưỡng của trứng

Trứng có tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể do nó có chứa các chất dinh dưỡng có hàm lượng cao như protein, acid béo omega-3, các vitamin và khoáng chất. Cụ thể giá trị dinh dưỡng của trứng trong 100 gam như sau:

  • Năng lượng: 143 kcal
  • Protein: 12.56 gam
  • Chất béo: 9.51 gam
  • Glucid: 0.5 gam
  • Chất xơ: 0 gam
  • Vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0.88 mcg), vitamin K (0.3 mcg)...
  • Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2.7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg)...

3. Tác dụng không mong muốn của trứng

Một số tác dụng không mong muốn của trứng mà bạn có thể gặp phải như:

3.1. Nhiễm khuẩn Salmonella

Hình ảnh vi khuẩn Salmonella
Hình ảnh vi khuẩn Salmonella

Nhiều người có thói quen ăn trứng sống vì họ cho rằng khi ăn như thế có thể giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên khi ăn trứng sống, bạn có thể mắc chứng nhiễm khuẩn, cụ thể là vi khuẩn Salmonella, một loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột gà.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ước tính gần 80.000 trường hợp bệnh do thực phẩm và khoảng 30 trường hợp tử vong mỗi năm do Salmonella.

Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh đó là không nên ăn trứng sống và chế biến kỹ bằng cách luộc chín hoặc chiên.

3.2. Dị ứng

Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể dẫn đến dị ứng. Người ta ước tính rằng 2% trẻ em bị dị ứng trứng và khoảng 70% sẽ phát triển nhanh hơn ở tuổi 16.

Triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng như nổi mề đay, phát ban, da sưng phồng, buồn nôn, tiêu chảy , thở khò khè, hắt hơi, sổ mũi,...

3.3. Thừa protein

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ăn một lượng lớn protein có thể gây nguy hiểm đối với người bệnh thận. Điều này là do, người có mức lọc cầu thận thấp có thể bị đau thận cấp tính vì hàm lượng protein cao trong trứng.

3.4. Suy giảm biotin

Ăn lòng trắng trứng có thể gây ra sự suy giảm biotin (vitamin H hoặc vitamin B7). Sự thiếu hụt biotin gây ra tình trạng về da như viêm da tiết bã nhờn ở trẻ và viêm da dầu ở người lớn. Ngoài ra sự thiếu hụt biotin có thể gây đau nhức cơ bắp, cơ co thắt và rụng tóc.

Tác dụng này là do lòng trắng có chứa avidin, một loại protein, gây ra sự suy giảm biotin. Do đó, nếu ăn lòng trắng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt biotin và gây ra các bệnh nghiêm trọng.

4. Một số chú ý khi dùng trứng mà bạn nên biết

Để hấp thu tốt nhất những lợi ích mà trứng đem lại cho cơ thể cũng như tránh các tác dụng bất lợi mà nó gây ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn trứng?

Một số đối tượng sau đây không nên ăn trứng:

4.1.1. Người bệnh tiểu đường

Trứng là một trong những nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2
Trứng là một trong những nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như chất béo omega-3, vitamin và protein nhưng nó cũng chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu cho thấy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 (thường xuất hiện ở người trưởng thành) nếu thường ăn hơn 2 quả trứng mỗi tuần sẽ khiến bệnh ngày càng tồi tệ và nghiêm trọng hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên 60% so với mức bình thường ở nam giới trong khi ở phụ nữ là 77%. Tuy nhiên, nếu ăn 1 quả/tuần thì không có ảnh hưởng gì. Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 phải hạn chế ăn trứng.

4.1.2. Người vừa ốm dậy

Những người sau khi ốm dậy thường có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường. Do đó, đối tượng này không nên ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín vì trên bề mặt vỏ có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm khuẩn salmonella trong lòng đỏ.

4.1.3. Người bị sốt

Thành phần chủ yếu trong trứng gồm có albumin và ovoglobulin, là protein hoàn toàn được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn sẽ tạo ra năng lượng lớn.

Những người bị sốt (đặc biệt là trẻ em) ăn trứng sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không phát tán ra ngoài được làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn quá nhiều thực phẩm này mà thay vào đó người bệnh nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả tươi.

4.1.4. Người mắc bệnh thận

Khi mắc bệnh liên quan đến thận, khả năng lọc của cầu thận bị suy giảm, từ đó, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không đào thải được các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ăn trứng có thể làm lượng ure trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tăng tình trạng bệnh thận trở nên nghiêm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn tính.

4.1.5. Người bệnh gan

Người mắc bệnh gan nên hạn chế ăn trứng
Người mắc bệnh gan nên hạn chế ăn trứng

Thành phần cholesterol và các acid béo có trong lòng đỏ làm tăng gánh nặng cho gan gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan.

4.2. 6 thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng trứng

Dưới đây là các thực phẩm không nên kết hợp cùng với trứng:

  • Tỏi: Theo Đông y, trứng gà không nên kết hợp với tỏi. Khi ăn chung hai món này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và đầy bụng. Ngoài ra, khi ăn lúc bụng đói dễ sinh ra buồn nôn, choáng váng.
  • Sữa tươi: Trong sữa có chứa lactose và trứng lại chứa nhiều chất protein giúp phân giải các acid amin, do đó, sẽ gây khó hấp thụ chất lactose.
  • Đậu nành: Do protein trong trứng kết hợp với trypsin trong đậu nành gây cản trở quá trình hấp thụ đạm trong cơ thể.
  • Đường trắng: Protein, fructose, acid amin trong trứng tiếp hợp với lysine có trong đường sẽ tạo thành chất khó hấp thụ cho cơ thể, thậm chí có thể gây ra phản ứng bất lợi đối với cơ thể như tăng cân, béo phì.
Ăn nhiều trứng và đường trắng có thể gây tăng cân, béo phì
Ăn nhiều trứng và đường trắng có thể gây tăng cân, béo phì
  • Quả hồng: Hai thực phẩm này kết hợp với nhau có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.
  • Nước chè: Acid tannic trong nước chè kết hợp với protein của trứng sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, táo bón và tích tụ chất có hại cho cơ thể.

4.3. Lựa chọn và bảo quản đúng cách

Người dùng nên lựa chọn trứng gà thả rông sẽ mang hương vị ngon hơn so với loại gà nuôi hữu cơ. Khi mua, bạn nên kiểm tra các vết nứt trên vỏ để đảm bảo không có quả nào bị vỡ.

Bạn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo và thoáng mát nhưng tốt nhất nên bảo quản nó trong ngăn mát tủ lạnh (có thể bảo quản trong một tháng).

5. Món ngon từ trứng

Trứng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc và bắt mắt như trứng ngâm tương, trứng chiên, canh trứng,... Sau đây, Cao Gắm sẽ giới thiệu đến bạn một số món ăn từ trứng mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Trứng ngâm tương

Trứng ngâm nước tương là món ăn với màu sắc bắt mắt, cực kỳ đưa cơm với nguyên liệu đơn giản và không mất nhiều công sức chế biến.

Trứng ngâm tương
Trứng ngâm tương

Nguyên liệu gồm có:

  • Trứng gà: 10 quả
  • Nước tương: 25 ml
  • Nước lọc: 250 ml
  • Hành tây: một nửa củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành tím: 3 củ
  • Ớt tươi: 10 quả
  • Hành lá: 5 nhánh 
  • Mè rang: 10 gam
  • Gia vị: đường, muối, rượu trắng và giấm ăn.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Trứng gà rửa sạch nhẹ nhàng từng quả một. Hành lá thái nhỏ. Tỏi và hành tím thái mỏng. Ớt tươi để nguyên quả hoặc thái lát tùy thích. Hành tây thái hạt lựu.
  • Bước 2: Luộc trứng gà trong nước cùng 1 thìa canh giấm và 1 thìa cà phê muối. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun sôi thêm 6 - 7 phút.
  • Bước 3: Cho nước lọc, nước tương, 2 thìa đường, 1 thìa rượu trắng cho vào nồi. Sau đó, đun hỗn hợp này trên bếp đến khi đường tan hết, nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp là được hỗn hợp ngâm.
  • Bước 4: Khi nước nguội hẳn thì thêm hành tây, hành lá, tỏi, ớt, hành tím và mè rang vào trộn đều.
  • Bước 5: Xếp trứng vào hộp hoặc hũ thủy tinh sạch có nắp đậy và đổ hỗn hợp nước tương vào sao cho ngập, ngâm khoảng 6 tiếng là có thể thưởng thức được.

5.2. Trứng cuộn thanh cua

Món trứng cuộn là món ăn quen thuộc của mỗi gia đình và có thể chế biến theo nhiều hương vị khác nhau như trứng cuộn thanh cua.

Trứng cuộn thanh cua
Trứng cuộn thanh cua

Nguyên liệu gồm có:

  • 4 quả trứng gà
  • 4 thanh cua
  • Gia vị, dầu ăn và tiêu.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Hấp thanh cua trong khoảng 5 - 10 phút.
  • Bước 2:  Đánh tan trứng trong một tô lớn.
  • Bước 3: Cho dầu lên chảo và đun nóng thì đổ trứng vào chảo cho trứng dàn đều hết chảo và cho lửa nhỏ để trứng không bị cháy. Thêm thanh cu lên trên khi bề mặt trứng bắt đầu se lại.
  • Bước 4: Cuối cùng cho trứng ra đĩa và cắt miếng vừa ăn.

Chúc bạn thành công với công thức hai món ăn đơn giản từ trứng!

6. Mọi người thường hỏi về trứng

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi sử dụng trứng:

Bệnh gout có ăn được trứng gà không?

Bệnh gout có thể ăn được trứng gà nhưng chỉ nên ăn 4 quả/tuần
Bệnh gout có thể ăn được trứng gà nhưng chỉ nên ăn 4 quả/tuần

Trứng có chứa ít purin nên những người bệnh gout có thể tiêu thụ loại thực phẩm này. Tuy nhiên, người bệnh gout không nên ăn quá nhiều.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh gout chỉ nên bổ sung 800gr trứng/tuần là tốt nhất và có thể điều chỉnh với loại mà người bệnh sử dụng.

Bệnh gout có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn là loại đặc biệt giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên, các chuyên gia cho biết người bệnh gout không nên ăn trứng vịt lộn.

Loại này có chứa nhiều protein và cholesterol cao hơn rất nhiều so với các loại thông thường. Khi người bệnh sử dụng, nó làm gia tăng sự tổng hợp acid uric và giảm khả năng lọc của cầu thận. Khi đó, hàm lượng acid uric sẽ tích tụ trong cơ thể và gây nên phản ứng viêm.

>> Có thể bạn quan tâm: Bạn đã hiểu rõ công dụng của thịt gà đối với sức khỏe chưa?

Người bệnh gout ăn trứng bao nhiêu là đủ?

Mặc dù trứng gà cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tuy nhiên người bệnh gout chỉ nên ăn 1 quả/ngày và không ăn quá 4 quả/tuần. Cách tốt nhất là người bệnh gout nên ăn lòng trắng và hạn chế ăn cả quả.

Về cách chế biến, thay vì ăn trứng rán, người bệnh gout nên lựa chọn cách làm đơn giản hơn là luộc chín. Đây là cách chế biến an toàn, đảm bảo giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng và hạn chế lượng chất béo.

Loại trứng nào phù hợp cho người bệnh gout?

Trứng gà thường được sử dụng nhất
Trứng gà thường được sử dụng nhất

Hiện nay, trứng gà là loại được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số người có thể sử dụng trứng vịt, trứng cút, trứng ngỗng,...

Trứng gà được sử dụng nhiều là do nó có giá cả hợp lý và cực kỳ bổ dưỡng cho người bệnh. Do đó, nó được cho là phù hợp và an toàn trong chế độ ăn cho người bệnh gout.

Trên đây là những kiến thức về trứng mà Cao Gắm chia sẻ đến bạn. Mặc dù, trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và mang lại các lợi ích sức khỏe cho cơ thể nhưng người bệnh gout nên hạn chế ăn trứng.

Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận