Tất tật mọi điều bạn nên biết về hạt dẻ

Hạt dẻ có tác dụng gì? Ăn nhiều hạt dẻ có tốt không? Ăn hạt dẻ có mập không? Bệnh gout có ăn được hạt dẻ không? Mời các bạn cùng bài viết tìm hiểu thêm về loại hạt tuyệt vời này. 

Mục lục [ Ẩn ]

Hình ảnh hạt dẻ
Hình ảnh hạt dẻ

1. Tác dụng của hạt dẻ

Hạt dẻ được biết đến là một thực phẩm ưa thích của nhiều lứa tuổi. Nó không chỉ mang hương vị thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của hạt dẻ có thể bạn chưa biết.

1.1. Công dụng của hạt dẻ đối với người bệnh gout và viêm khớp

Người bệnh gout có ăn được hạt dẻ không? Hạt dẻ có tốt cho người bệnh viêm khớp không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bệnh khi sử dụng loại thực phẩm này.

Đối với nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp và tình trạng gout mức độ trung bình đến nặng thì ngoài việc điều trị bằng các thuốc đặc trị cũng nên thay đổi trong thói quen hàng ngày. 

Việc sử dụng hạt dẻ như một thức ăn vặt vừa hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh vừa không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người sử dụng.

Trong thực phẩm này có chứa đồng, đây là một chất khoáng đã được chứng minh có tác dụng nâng cao sức mạnh của hệ xương khớp nếu dùng đúng cách. 

Ngoài ra, nó có chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C,.. Đây đề là những chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và có tác dụng chống lại các tác nhân gây viêm phổ biến tác động tới cơ thể chúng ta.

Hạt dẻ tốt cho người bệnh gout
Hạt dẻ tốt cho người bệnh gout

Đồng thời, các chất có trong loại hạt này cũng đã được nghiên cứu là có tác dụng loại bỏ các gốc tự do sinh ra trong cơ thể do các phản ứng chuyển hóa, trao đổi hoặc phản ứng viêm tạo ra. 

Một thành phần khác trong thực phẩm này cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả là aescin. Đặc biệt hợp chất này có tác dụng tốt hơn trong các trường hợp viêm do chấn thương, suy tĩnh mạch và sưng đau. 

>> Xem thêm các cách chẩn đoán bệnh gout nhanh nhất

Như vậy, các thành phần dinh dưỡng có trong loại hạt này đều đã được chứng minh có tác dụng chống viêm hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp liên quan đến xương khớp như bệnh viêm khớp và bệnh gout. Do đó, bạn có thể sử dụng hạt dẻ trong chế độ ăn cho người bệnh gout.

1.2. Lợi ích của hạt dẻ đối với sức khỏe của xương

Đồng là một khoáng chất chiếm tỉ lệ khá cao trong hạt dẻ. Khoáng chất này hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình chữa lành và tái tạo tiểu cầu cũng như các tế bào máu. 

Sử dụng đúng cách thì hệ miễn dịch và xương khớp của chúng ta sẽ được khỏe mạnh và dẻo dai hơn mỗi ngày. 

1.3. Các tác dụng khác của hạt dẻ

Ngoài tác dụng đặc biệt với xương khớp, hạt dẻ còn được nghiên cứu có tác dụng hiệu quả đối với một số trường hợp sau đây: 

1.3.1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Hạt dẻ tốt cho người bệnh tim mạch
Hạt dẻ tốt cho người bệnh tim mạch

Các acid béo và vitamin cũng như chất chống oxy hóa trong thực phẩm này đều là những thành phần tốt cho tim mạch. Tác dụng của hạt dẻ đối với hệ tim mạch đã được nghiên cứu và chứng minh. 

Ngoài ra, lợi ích của loại hạt này còn được thể hiện qua khả năng kiểm soát huyết áp hiệu quả cho người sử dụng đúng và đủ. Bởi vì nó có chứa kali, là một chất đã được biết tới khả năng điều hòa và duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể.

1.3.2. Công dụng của hạt dẻ trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư

Các chất chống oxy hóa đặc biệt là aescin còn có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa các bệnh ung thư cho con người. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hợp chất này có khả năng hạn chế sự phát triển của các khối u một cách đáng ngạc nhiên. Hiệu quả nhất là đối với các tế bào ung thư ở gan, bạch cầu và các đa u tủy. 

Ngoài ra, tác dụng của loại hạt này còn có thể giết chết các tế bào ung thư phổi và ung thư tuyến tụy cũng là nhờ thành phần aescin này. 

1.3.3. Cải thiện chức năng não

Hạt dẻ giúp cải thiện chức năng não
Hạt dẻ giúp cải thiện chức năng não

Các vitamin có trong thực phẩm này có tác dụng giúp cho các noron thần kinh và tế bào não người trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn. 

Nhờ đó mà khả năng dẫn truyền khi gặp bất kỳ tình huống nào xảy ra cũng nhanh và chính xác hơn. Do vậy, cuộc sống và sự an toàn của con người cũng được bảo đảm tốt. 

1.3.4. Kiểm soát lượng đường trong máu

Bệnh tiểu đường là nỗi lo lắng của rất nhiều người hiện nay bởi vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát. 

Chính vì vậy, việc bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những loại hạt giàu dinh dưỡng là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Hạt dẻ là một trong các hạt có tác dụng hỗ trợ hiệu quả đối với người bệnh. Các thành phần dinh dưỡng của nó hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyết cũng như hạn chế việc cơ thể nạp quá nhiều đường từ các đồ ăn khác. 

1.3.5. Tốt cho da

Các chất chống oxy hóa và vitamin có trong thành phần của hạt dẻ đều rất tốt cho quá trình làm đẹp da của chúng ta. 

Ngoài việc cung cấp vitamin giúp da khỏe đẹp và mịn màng thì chúng còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ da dưới tác động của tia cực tím và ô nhiễm môi trường. 

2. Những điều bạn nên biết về cây hạt dẻ

Hạt dẻ là loại hạt khá quen thuộc với các gia đình người Việt Nam trong các dịp lễ tết và vào mùa đông. Vậy bạn đã biết những thông tin gì về loại hạt tuyệt vời này. Mời bạn cùng bài viết tham khảo các thông tin thú vị dưới đây về loại hạt này nhé. 

2.1. Hạt dẻ là gì?

Hình ảnh về quả hạt dẻ
Hình ảnh về quả hạt dẻ

Hạt dẻ là hạt già của cây hạt dẻ hay còn được gọi là quả hạnh phúc hoặc sơn hạnh đào. Hạt dẻ là cây thân gỗ, sống lâu năm và có nguồn gốc từ Châu Á. Tuy nhiên, vì nhiều công dụng của hạt dẻ đối với con người mà ngày nay hạt dẻ đã được trồng ở nhiều nơi khác nhau ở cả châu Á và châu Âu. 

Hạt dẻ là loại hạt thơm ngon, bổ dưỡng và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Ở Việt Nam, nó được trồng phổ biến ở vùng Tây Bắc và được xem như là một loại đặc sản vùng miền ở Sa Pa, Cao Bằng, Lạng Sơn,.... 

Cây hạt dẻ cho quả có nhiều gai gần giống như chôm chôm nhưng trong quả lại có chứa 3 hoặc 4 hạt dẻ. Nó có vị bùi bùi, ngọt dịu dễ ăn nên được coi là một thức quà ăn vặt yêu thích của nhiều người, đặc biệt vào mùa đông. 

2.2. Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ

Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ
Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ

Trong hạt dẻ có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Các chất cần thiết cho việc duy trì dinh dưỡng hầu hết đều có trong thành phần của hạt dẻ như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Trong 100g hạt dẻ có chứa 97 lượng calo. Đây không phải là con số lớn, cho nên hạt dẻ còn được sử dụng cho người có nhu cầu giảm cân. 

Chất béo chứa 0,1 gam, chất xơ chiếm 3 gam, protein chiếm 2 gam, kali chiếm 17% lượng cần thiết nạp của cơ thể, đồng và mangan chiếm 16% nhu cầu trong ngày của cơ thể. 

Xem thêm: Tất tần tật thú vị về hạt hướng dương

3. Rủi ro khi ăn hạt dẻ

Ngay cả khi hạt dẻ có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người, nhưng nếu bạn không biết cách tận dụng và dùng đúng cũng như hợp lý thì mọi thứ đều tồn tại những nguy cơ gây hại. Một số rủi ro có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều đó là: 

Gây bất lợi cho hệ tiêu hóa

Ăn nhiều hạt dẻ có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu. Bởi vì dù mức năng lượng có trong hạt dẻ không phải ở mức quá cao, nhưng hạt dẻ lại có nhiều tinh bột. 

Việc nạp tinh bột quá nhiều cùng lúc có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bạn bị quá tải và hậu quả là đầy bụng và khó tiêu. 

Người bị mắc các bệnh dạ dày cũng cần hạn chế ăn thực phẩm này. Vì khi ăn hạt dẻ, cơ thể sẽ tích tụ nhiều acid và hậu quả là làm nghiêm trọng hơn tình trạng đau, viêm dạ dày của bệnh nhân. 

Có thể gây hại cho gan

Nếu bạn ăn hạt dẻ mà không kiểm tra chất lượng rõ ràng khiến cho bản thân ăn nhầm phải các hạt bị mốc, thối, hư hỏng thì không những không giúp cải thiện sức khỏe mà ngược lại còn gây ra các bệnh nguy hiểm.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các hạt hỏng, hàm lượng aflatoxin rất cao. Đây là chất gây ra bệnh ung thư gan rất nguy hiểm và khó chữa khỏi hoàn toàn. 

Rủi ro khi ăn hạt dẻ
Rủi ro khi ăn hạt dẻ

Chất chống đông máu

Với những người bị các vấn đề liên quan đến hiện tượng đông máu thì cần phải thận trọng khi ăn hạt dẻ. Bởi vì trong thành phần hạt dẻ có chứa các chất làm chậm quá trình đông máu của cơ thể.

Ngoài ra, nó còn có thể làm tăng tác dụng của các chất làm loãng máu. Hậu quả có thể gây ra chứng tan máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. 

Có phản ứng tương tác với một số loại thuốc

Nếu đang điều trị bệnh khác thì người bệnh cũng nên tìm hiểu để biết hạt dẻ có tương tác với thuốc hay không. 

Ví dụ một số bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường thì hạt dẻ có khả năng làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến đường huyết của bệnh nhân giảm quá nhanh và gây ảnh hưởng đến sự hấp thu đường của cơ thể. 

Ngoài ra, đối với người đang uống thuốc chống viêm nhóm NSAID thì loại hạt này có thể làm giảm hiệu quả chống viêm của thuốc. Hoặc thậm chí nó còn gây ảnh hưởng đến các thuốc điều trị rối loạn tâm thần vì nó làm chậm tốc độ xử lý lithi của cơ thể. 

4. Một số lưu ý khi dùng hạt dẻ mà bạn nên biết

Lưu ý khi ăn hạt dẻ
Lưu ý khi ăn hạt dẻ

Bài viết sẽ đưa ra cho bạn đọc một số lưu ý để ăn hạt dẻ nhằm mục đích cải thiện sức khỏe của chúng ta: 

  • Không nên ăn hạt dẻ quá nhiều trong một ngày. Theo khuyến cáo, nếu bạn sử dụng hạt dẻ cho bữa phụ thì chỉ nên ăn khoảng 50 g cho mỗi lần. Và sau đó cần chú ý cân đối nhóm thực phẩm trong bữa chính. Bởi vì hạt dẻ có chứa hàm lượng tinh bột khá cao. 
  • Người bị vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là mắc bệnh dạ dày do dư thừa acid thì không nên ăn hạt dẻ. Vì hạt dẻ có thể gây tăng lượng acid trong cơ thể gây nguy hiểm hơn cho người bị mắc bệnh đau dạ dày.
  • Không nên ăn loại hạt dẻ quá to. Vì hạt quá to thì lượng nước nhiều và phần thịt hạt không được chắc, không có vị ngọt bùi như hạt có kích thước vừa phải.
  • Cần lựa chọn kỹ để tránh ăn phải hạt mốc, hỏng. Khi rang hoặc nướng cần đảm bảo hạt dẻ đã chín đều. 
  • Một số thực phẩm không nên kết hợp với hạt dẻ hoặc ăn trong khoảng thời gian gần nhau là: thịt bò, đậu phụ, hạnh nhân, thịt cừu. Những sự kết hợp này không chỉ không mang lại hiệu quả tác dụng mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể. 
  • Người bị sốt rét, bệnh nhân kiết lị, phụ nữ sau khi sinh là những đối tượng không nên ăn hạt dẻ. 

5. Món ngon từ hạt dẻ

Một số món ăn ngon có thể làm từ hạt dẻ vô cùng đơn giản mà lại bổ dưỡng là:

5.1. Hạt dẻ rang hoặc nướng

Hình ảnh hạt dẻ rang
Hình ảnh hạt dẻ rang

Đây là cách chế biến hạt dẻ truyền thống nhưng vẫn được ưa chuộng nhất. Bởi với cách làm này, hạt dẻ giữ được vị thơm ngon nguyên vẹn mà vẫn bổ dưỡng. 

Để tăng hương vị, người ta thường rang hạt dẻ với bơ. 

Lưu ý trước khi rang hạt dẻ, người ta thường phải rửa sạch, khía đầu và luộc chín qua. Sau đó mới rang trên lửa vừa đến khi chín thơm vàng thì tắt bếp, ủ một lúc mới có thể ăn. 

5.2. Cháo hạt dẻ

Đây là loại cháo dễ làm mà vô cùng bổ dưỡng. Cháo hạt dẻ có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt, tốt cho xương khớp. 

Nguyên liệu làm cháo hạt dẻ rất đơn giản, chỉ cần có gạo tẻ và gạo nếp, hạt dẻ, các gia vị vừa đủ. Ngoài ra, nếu muốn, bạn đọc có thể kết hợp với các loại hạt và đậu khác để món ăn thêm thơm ngon và bổ dưỡng hơn. 

5.3. Thịt hầm hạt dẻ

Thịt hầm hạt dẻ
Thịt hầm hạt dẻ

Các loại thịt có thể hầm cùng hạt dẻ để làm ra món thơm ngon, bổ dưỡng thích hợp cho người cần tẩm bổ và trong quá trình hồi phục sức khỏe là thịt lợn và thịt gà. Ngoài ra, để tăng tác dụng bổ huyết, người ta thường thêm đẳng sâm, kỷ tử và sơn dược. 

Món thịt hầm hạt dẻ này hỗ trợ tốt cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống khó tiêu,...

6. Những câu hỏi thường gặp về hạt dẻ

Sau đây bài viết sẽ tổng hợp một số vấn đề mà bài viết thường thấy độc giả thắc mắc nhiều về loại hạt tuyệt vời này.

Hạt dẻ có sử dụng cho bà bầu được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Các mẹ bầu nếu không có tiền sử dị ứng với hạt dẻ thì sử dụng lượng vừa đủ hạt dẻ trong suốt thai kỳ là điều vô cùng tốt cho cả thai nhi và sức khỏe người mẹ. 

Hạt dẻ có thể cung cấp năng lượng cho các hoạt động của bà bầu cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và em bé. Hạt dẻ giúp phát triển trí não của thai nhi, đồng thời giúp hạn chế đáng kể các tình trạng đau xương khớp của mẹ bầu trong cả thai kỳ. 

Chỉ cần tham khảo và sử dụng đúng thì hạt dẻ là một trong những loại hạt nên lựa chọn hàng đầu cho các bà bầu. 

Hạt dẻ tốt cho bà bầu khi được sử dụng hợp lý
Hạt dẻ tốt cho bà bầu khi được sử dụng hợp lý

Bảo quản hạt dẻ như nào cho đúng cách?

Đối với cách bảo quản hạt dẻ tươi, bạn có thể đơn giản chỉ cần làm sạch, để ráo và cho vào các hộp khô rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh. Với cách bảo quản hạt dẻ này, bạn có thể trữ hạt dẻ tươi trong khoảng từ 1 tuần đến mười ngày mà không bị hỏng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bảo quản hạt dẻ trong thời gian quá lâu vì theo thời gian, hàm lượng chất dinh dưỡng trong hạt dẻ có thể bị suy giảm. 

Cách bảo quản hạt dẻ khô hoặc đã được sơ chế:

Bạn có thể bảo quản hạt dẻ đã rang, nướng trong túi nilon trong tủ mát khoảng 3 ngày thì hương vị của hạt dẻ vẫn còn giữ được độ thơm ngon nhất định. 

Để bảo quản hạt dẻ trong thời gian dài hơn, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Đầu tiên cần phải chú ý lựa chọn các hạt to đều, không bị mốc, sâu mọt rồi đem rửa sạch, phơi khô. Trong quá trình phơi cần chú ý đảo để hạt dẻ được khô đều.
  • Sau đó cho vào trong các túi nilon buộc chặt hoặc nếu có thể thì nên hút chân không.
  • Nếu bạn có tủ trữ đông thì cho các túi đã hút chân không vào và bảo quản. 
  • Nếu bạn cần bảo quản ngoài thì nên chuẩn bị một chiếc thùng có lót cát mềm mịn rồi cho các túi hạt dẻ vào và tiếp tục thêm cát mịn lên. 
  • Với các cách bảo quản này, hạt dẻ có thể được dùng trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. 

Trên đây là các thông tin và sơ lược về tác dụng của hạt dẻ. Bạn đọc hãy tham khảo thêm các tác dụng điều trị viêm khớp và bệnh gout tại hotline dưới đây.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận