Vì sao rau ngót có tác dụng chữa bệnh? Lý do và lưu ý

Rau ngót là thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình người Việt nhưng nó có tác dụng gì? Sử dụng rau ngót gây ra bất lợi gì cho cơ thể?... Để giải đáp mọi thắc mắc về rau ngót, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của rau ngót đối với sức khỏe
Tác dụng của rau ngót đối với sức khỏe

1. Những điều bạn nên biết về cây rau ngót 

Trước khi tìm hiểu tác dụng lợi ích của rau ngót đối với cơ thể, chúng ta cùng tìm hiểu những điều thú vị mà ít người biết đến về rau ngót nhé.

1.1. Sự thật thú vị về rau ngót 

Rau ngót tiếng anh là katuk. Nó còn được gọi với tên khác là bụi lá ngọt, chùm ruột sao, bồ ngót,...

Hình ảnh cây rau ngót
Hình ảnh cây rau ngót

Cây rau ngót là cây bụi, mọc thẳng. Lá rau ngót hình bầu dục màu xanh đậm, dài từ 5 - 6cm. 

Hoa dẹt, tròn, màu vàng đến đỏ, nhỏ khoảng 1 - 2 cm, mọc thành xim ở nách lá. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, quả nang màu tím với hạt nhỏ, màu đen.

Cây có nguồn gốc từ rừng mưa và khí hậu nóng ẩm. Cây ưa bóng râm, ưa khí hậu nóng ẩm và không chịu được khô hoặc lạnh.

1.2. Rau ngót gồm những loại nào?

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 giống rau ngót được ưa chuộng đó là:

  • Rau ngót Việt Nam
  • Rau ngót Nhật: Loại này khác với rau ngót thông thường đó là không tuốt được và phải nhặt trước khi nấu.
Hình ảnh rau ngót Nhật
Hình ảnh rau ngót Nhật

Tuy nhiên, có nhiều loại rau có hình dạng giống với rau ngót như rau chùm ngây. Vậy làm sao để phân biệt chúng? Một đặc điểm dễ nhận biết đó là, lá chùm ngây có màu tươi hơn, tròn hơn và khi nấu sẽ có vị dịu nhẹ hơn so với rau ngót.

1.3. Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót

Rau ngót là loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó là nguồn cung cấp beta-carotene và beta-carotene được chuyển hóa một phần thành vitamin A. 

Ngoài ra, trong 100g khẩu phần, nó cũng rất giàu vitamin C ( 288% DV), sắt (23% DV) và kẽm (10% DV).

Tuy nhiên, hàm lượng polyphenol cao, chẳng hạn như tanin sẽ gây ức chế sự hấp thụ của kẽm và sắt.

2. Lợi ích của rau ngót

Chúng ta biết rằng, lá rau ngót rất hữu ích cho việc sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, với những thành phần dinh dưỡng dồi dào, nó còn mang đến nhiều công dụng khác, cụ thể như:

2.1. Chống viêm

Lá rau ngót có chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng như một chất chống viêm hoặc chống sưng tấy.

Một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất ethanol từ lá rau ngót cho tác dụng chống viêm trên chuột bị phù chân và sưng chân.

2.2. Ngăn ngừa loãng xương

Ăn rau ngót giúp ngăn ngừa loãng xương
Ăn rau ngót giúp ngăn ngừa loãng xương

Canxi có trong cây khá tốt. Ngoài ra, hàm lượng kali cao - một chất cần thiết cho xương khớp. Kali và canxi là hai khoáng chất giúp cải thiện chất lượng xương khớp rất tốt.

Bên cạnh đó, hai hoạt chất này giúp ngăn ngừa loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ.

2.3. Kích thích nội tiết tố

Thành phần có trong rau ngót, được gọi là chất phytochemical có đặc tính y học. Có bảy hợp chất hóa học trong đó kích thích sự phát triển của các hormon steroid (progesterone, testosterone, estradiol và glukokortiroid) và các hợp chất eicosanoid. 

Các hợp chất này hoạt động sẽ kích thích nội tiết tố nữ.

2.4. Tăng cường sản xuất sữa mẹ

Các nhà khoa học cho rằng thành phần hóa học trong cây có tác dụng này là sterol có đặc tính estrogen, cung cấp các hiệu ứng nội tiết tố kích hoạt sản xuất sữa mẹ. 

Ngoài ra, nó còn có tác dụng thông sữa cho phụ nữ cho con bú nhờ tác dụng của các hợp chất tinh dầu (saponin, flavonoid, tanin, triterpenoid) một số axit amin, vitamin a, b và c, khoáng chất (canxi, phốt pho, sắt).

2.4. Cải thiện làn da

Cải thiện làn da
Cải thiện làn da

Nhờ tác dụng kích thích nội tiết tố điều độ cho phụ nữ sau sinh, nó giúp mẹ bầu lấy lại làn da sau khi sinh. Không chỉ da trở nên mịn màng hơn mà tóc cũng khỏe và mềm mại hơn. Do đó, ăn rau ngót sau sinh là phương pháp tốt nhất cho sắc đẹp và sức khỏe.

Ngoài ta, nó được coi là phương thuốc cho sắc đẹp bởi hàm lượng cao vitamin C trong lá rau ngót. Vitamin C được chứng minh là sáng da và dưỡng ẩm tốt cho da.

2.5. Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp

Trong rau ngót có chứa ephedrin - một chất làm tăng hoạt động của noradrenalin trên các thụ thể adrenergic giúp làm giảm triệu chứng bệnh về đường hô hấp.

2.6. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Chất insulin trong rau ngót có tác dụng làm giảm khả năng hấp thụ đường trong máu. Do đó, rau ngót là “thần dược” hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

2.7. Hạ huyết áp

Ăn rau ngót giúp hạ huyết áp
Ăn rau ngót giúp hạ huyết áp

Chất papaverin trong rau ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn và gây giãn tĩnh mạch, do đó, nó có khả năng làm hạ huyết áp, rất tốt cho người cao huyết áp.

Đồng thời, những người mắc mỡ máu cao, xơ vữa động mạch sử dụng nước ép rau ngót cũng khá hiệu quả.

2.8. Giải độc cho cơ thể

Rau ngót có tính hàn, công dụng thanh nhiệt giải độc nên dùng trong trường hợp phế nhiệt rất hiệu quả.

2.9. Trị táo bón

Loại thực phẩm này có tính hàn và chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho người bệnh táo bón. 

2.10. Cải thiện thị lực

Hàm lượng vitamin A được tìm thấy trong rau ngót rất tốt cho sức khỏe của mắt và ngăn ngừa sự xuất hiện của các chứng bệnh rối loạn ở mắt.

3. Tác dụng không mong muốn của rau ngót

Bên cạnh những ưu điểm mà rau ngót mang lại cho cơ thể, nó cũng tồn tại một số tác dụng không mong muốn như sau:

Ăn nhiều rau ngót có thể gây khó ngủ
Ăn nhiều rau ngót có thể gây khó ngủ
  • Cản trở hấp thụ canxi và phospho do glucocorticoid gây ra từ quá trình chuyển hóa các chất trong cây.
  • Khó ngủ, ăn không ngon, khó thở.
  • Sỏi thận do rau ngót có chứa canxi oxalat gây ra.
  • Gây ra bệnh viêm tiểu phế quản co thắt vĩnh viễn. Tác dụng này được cho là do papaverin - một loại alcaloid có trong cây.
  • Tăng co bóp tử cung (dạ con), do đó, có khả năng gây sảy thai.

4. Một số chú ý khi dùng rau ngót mà bạn nên biết

Để sử dụng rau ngót có tác dụng tốt nhất và tránh gặp các tác dụng không mong muốn kể trên, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn rau ngót? 

  • Phụ nữ mang thai không vì nó có thể gây tình trạng sảy thai.
  • Người cao tuổi mắc chứng khó ngủ vì loài rau này chứa chất gây mất ngủ.
  • Người bị thiếu canxi, còi xương: Trong rau ngót có chứa glucocorticoid gây cản trở hấp thụ canxi và phospho.

4.2. Ăn rau ngót như thế nào là đúng cách?

Để giữ được các chất dinh dưỡng trong rau ngót cũng như loại bỏ các chất độc hại khi chế biến, bạn cần lưu ý những mẹo sau:

  • Khi chọn rau ngót thì chọn những rau có lá mỏng nhưng cứng, không nên chọn loại dày mềm hoặc lá xoăn cứng. Đó có thể là loại rau sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc kích thích tăng trưởng.
Mẹo chọn rau ngót ngon
Mẹo chọn rau ngót ngon
  •  Rau ngót sau khi mua về cần được rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút để hạn chế chất độc hại.
  • Khi chế biến không nên vò nát rồi rửa bởi như vậy sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng. Nếu muốn rau mềm hơn thì trước khi bỏ vào nồi bạn có thể vò sơ và cho ho vào nấu chín.

5. Món ngon từ rau ngót

Dưới đây là một số món ăn từ rau ngót bạn có thể tham khảo và áp dụng.

5.1. Nước ép rau ngót

Nước ép rau ngót
Nước ép rau ngót

Nguyên liệu: rau ngót tươi, nước lọc, muối.

Thực hiện: 

  • Bước 1: Rau ngót sau khi mua về, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, vớt ra để ráo nước và vò cho rau mềm hơn.
  • Bước 2: Cho rau ngót vào máy xay sinh tố cùng một cốc nước và một ít muối. Xay nhuyễn.
  • Bước 3: Lọc lấy phần nước ép, cho vào cốc sử dụng.

5.2. Canh rau ngót thịt xay

Canh rau ngót thịt xay
Canh rau ngót thịt xay

Nguyên liệu: Rau ngót, thịt nạc xay và các loại gia vị.

Thực hiện:

  • Bước 1: Rau ngót được sơ chế bằng cách rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo, vò vò cho mềm. Hành khô đem bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. 
  • Bước 2: Cho nồi lên bếp, thêm dầu ăn và hành khô vào phi thơm đến khi dậy mùi thì cho thịt vào đảo, nêm nếm gia vị. Khi thịt chín thăn lại thì cho rau ngót vào đảo đều, đến khi rau ngót tái tái thì cho một bát nước vào, dạy nắp nồi và đun sôi.
  • Bước 3: Khi canh đã sôi, bạn chỉ cần nêm nếm lại cho vừa ăn là được.

Chúc bạn thành công với các công thức chế biến từ rau ngót nhé!

6. Mọi người thường hỏi gì về rau ngót?

Rau ngót ăn sống được không?

Bạn nên hạn chế ăn rau ngót sống bởi các chất gây hại cho cơ thể sẽ hoạt động mạnh làm cơ thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như ăn không ngon, khó ngủ,...

Do vậy, bạn nên nấu chín rau ngót trước khi sử dụng vì đun nóng có thể làm giảm, thậm chí loại bỏ những chất độc hại cho cơ thể.

Ăn nhiều rau ngót có tốt không? Ăn rau ngót mỗi ngày có sao không?

Nếu ăn một lượng lớn rau ngót nó có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt nó có thể dẫn đến tử vong. Điều này có thể lý giải do rau ngót có chứa papaverin, một loại alcaloid cũng có trong cây thuốc phiện.

Bệnh gout ăn được rau ngót không?

Bệnh gout có ăn được rau ngót không?
Bệnh gout có ăn được rau ngót không?

Bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được rau ngót vì hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong rau giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua thận.

Ngoài ra, thành phần kháng sinh tự nhiên trong rau còn giúp chống viêm, sát khuẩn vùng xương khớp bị viêm do tinh thể urat làm tổn thương.

>> Có thể bạn quan tâm đến thực phẩm tốt cho người bệnh gout: 

Bông cải xanh - Lợi ích sức khỏe thần kỳ và lưu ý khi dùng

Trên đây là những thông tin về cây rau ngót mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về rau ngót và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận