Lợi ích sức khỏe, lưu ý và món ăn từ cây rau ngổ

Rau ngổ là loại cây quen thuộc của người dân Việt Nam. Nó không chỉ được sử dụng làm nguyên liệu trong các món ăn mà còn là một loại thảo được với nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Để hiểu rõ hơn về loại rau này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh về cây rau ngổ
Hình ảnh về cây rau ngổ

1. Tác dụng của rau ngổ

Rau ngổ là loại rau thơm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, không được sử dụng trong các món ăn mà nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, cụ thể:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh gout và viêm khớp

Rau ngổ hỗ trợ điều trị gout
Rau ngổ hỗ trợ điều trị gout 

Theo Y học cổ truyền, rau ngổ có vị cay, tính mát, mùi thơm đặc trưng và không độc. Nó có tác dụng lợi tiểu do đó giúp thải trừ acid uric dư thừa ra ngoài và giảm các triệu chứng bệnh gout hoặc phòng ngừa bệnh gout cũng như viêm khớp xảy ra.

Theo Y học hiện đại, Ngoài thành phần có trong rau ngổ như vitamin C, A và caroten, rau ngổ có tác dụng chống viêm kháng khuẩn rất tốt bởi 2 hợp chất là coumarin và flavonoid.

Nhờ vậy, bệnh viêm khớp hay bệnh gout cấp và mạn tính đều thuyên giảm khi sử dụng rau ngổ.

>> Có thể bạn quan tâm đến thực phẩm tốt cho người bệnh gout: Những tác dụng tuyệt vời của cà rốt mà bạn nên biết

1.2. Thải độc và tăng sức đề kháng

Tác dụng này là do trong rau ngổ có chứa các vitamin B, C, khoáng chất, protid,... Đồng thời, tác dụng lợi tiểu của loại rau này cũng giúp cơ thể đào thải được các chất độc có hại ra ngoài.

Nhờ tác dụng thải độc này mà rau ngổ có tác dụng trong cải thiện làn da như loại bỏ mụn bọc, mụn cám đồng thời nó cũng giúp đầu óc luôn được sảng khoái, minh mẫn.

1.3. Hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu

Đối với những người bệnh mắc các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, phì đại tiền liệt tuyến, đau tức bụng dưới,... rau ngổ sẽ là vị thuốc hữu ích cho người bệnh.

1.4. Hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận

Rau ngổ hỗ trợ điều trị sỏi thận
Rau ngổ hỗ trợ điều trị sỏi thận

Rau ngổ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận nhờ tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu được thải trừ qua thận và tạo điều kiện đưa sỏi nhỏ ra ngoài.

1.5. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Qua một số nghiên cứu cho thấy, một số chất trong rau ngổ như nevadensin có khả năng chống lại các tế bào ung thư, kháng viêm, tiêu khối u,...

Ngoài ra, rau ngổ còn được sử dụng trong các bài thuốc 

2. Những điều bạn nên biết về cây rau ngổ

Nhiều người đã nghe nói đến rau ngổ nhưng bạn đã thực sự biết về loại rau này chưa? Cùng theo dõi nhé.

2.1. Sự thật thú vị về rau ngổ

Hình ảnh cây rau ngổ hương
Hình ảnh cây rau ngổ hương
  • Rau ngổ được gọi với nhiều tên khác nhau như ngổ thơm, ngổ om, mò om hoặc cây rau ngổ điếc.
  • Miền bắc gọi là ngò ôm hay ngò om. Các tỉnh miền Nam gọi là rau om hay rau ôm. Tại các tỉnh miền trung, loại rau này được gọi là ngổ hương.
  • Rau ngổ có tên khoa học là Limnophila aromatica., thuộc họ Mã đề.
  • Cây rau ngổ thuộc loại thân thảo, mọc bò, thân rỗng, giòn dài khoảng 20 - 30cm. Thân cây có nhiều lông và có mùi rất thơm.
  • Lá mọc đối hoặc mọc vòng, mặt nhẵn, không cuống, hơi ôm thân. Phần thân lá nhỏ và mép lá có răng cưa.
  • Hoa đơn độc, mọc ở nách lá và gần như không có cuống.
  • Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt và có vân mạng.

2.2. Rau ngổ gồm những loại nào?

Rau ngổ có hai loại, một đặc điểm khác nhau giữa hai loại này đó là phần lá của rau, cụ thể:

  • Ngổ 2 lá (mọc đối)
  • Ngổ 3 lá ( mọc vòng).
Cây rau ngổ có hai loại khác nhau về cách mọc lá
Cây rau ngổ có hai loại khác nhau về cách mọc lá

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý phân biệt rau ngổ với cây ngổ trâu do chúng có nhiều điểm tương đồng.

Rau ngổ trâu thường mọc hoang, sống nổi trên mặt nước hoặc phát triển trong các vùng nước ngập. Nó có màu xanh đậm và lớn hơn rất nhiều so với cây rau ngổ. Đặc biệt nó có mùi hôi và thường được thu hái về làm thức ăn cho gia súc.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong rau ngổ

Thành phần hóa học của cây rau ngổ
Thành phần hóa học của cây rau ngổ

Rau ngổ có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, trong đó, nó chứa phần lớn là nước (trên 90%) còn lại là protein, chất xơ, tro, chất khoáng vi lượng và vitamin như B, C,...

Đặc biệt, nó có chứa các thành phần có dược lực như tinh dầu, chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid ceton và cis-4-caranone. Ngoài ra còn có nhóm chất coumarin và flavonoid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn.

3. Tác dụng không mong muốn của rau ngổ

Một số tác dụng bất lợi của rau ngổ có thể xảy ra ở những người có cơ địa dễ dị ứng với các triệu chứng như:

  • Da bị kích ứng, sưng đỏ, nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Sưng môi, lưỡi, họng
  • Khó thở,...

4. Một số chú ý khi dùng rau ngổ mà bạn nên biết

Một số chú ý khi ăn rau ngổ
Một số chú ý khi ăn rau ngổ

Để tránh các tác dụng không muốn cho cơ thể mà rau ngổ gây ra, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sảy thai.
  • Không nên kết hợp rau ngổ với các thực phẩm như hải sản, cam, quýt.
  • Rau ngổ khi kết hợp với các loại quả như mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • Rau ngổ là loại rau thơm thường được sử dụng dưới dạng tươi, tuy nhiên thân cây có nhiều lông nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn nên cần phải rửa thật sạch trước khi sử dụng hoặc ngâm với nước muối.

5. Món ngon từ rau ngổ

Mặc dù rau ngổ chỉ là một loại rau thơm nhưng phải có nó thì những món ăn này mới chuẩn vị như lượn um rau ngổ, rau ngổ xào thịt bò, rau ngổ nấu canh cá,...

5.1. Lươn um rau ngổ

Món lươn um rau ngổ
Món lươn um rau ngổ

Nguyên liệu: 500g lươn, 1 bó rau ngổ, nước cốt dừa, bột nghệ vàng, lạc rang hành và gia vị

Cách làm lươn um rau ngổ như sau:

Bước 1: Sơ chế lươn

  • Do lươn có nhiều nhớt, bạn nên nhúng lươn qua tro bếp hoặc nước muối pha giấm.
  • Sau đó, bỏ đầu và ruột rồi rửa sạch để ráo nước. Có thể cắt khúc dài khoảng 2 đốt ngón tay, khứa nhẹ phần thân lươn để dễ ngấm gia vị.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu phụ

  • Rau ngổ rửa sạch, giữ lại cọng không cần thái nhỏ.
  • Dùng một chiếc nồi đất, xếp một lớp rau ngổ ở dưới đáy, rồi thêm nước cốt dừa, bột nghệ, hành cho sâm sấp mặt và nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Ướp trong khoảng 15 - 20 phút cho thịt lươn thấm gia vị trước khi đem um.

Bước 3: Um lươn

  • Đem nồi đất um trong khoảng 20 phút cho lươn chín.
  • Trong quá trình đun, không nên mở vung và đảo nguyên liệu. 
  • Lươn chín bắc xuống, thêm rau thơm và lạc rang đã giã nhỏ lên trên.

Bước 4: Chuẩn bị nước chấm

Món ăn sẽ thiếu đi hương vị đặc trưng nếu không có loại nước chấm đặc biệt này. Đó là nước chấm làm từ nước cốt dừa và tương hạt.

  • Tương hạt được nghiền nhuyễn trộn chung với sả, ớt bằm.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một tô lớn, thêm nước cốt dừa và nêm nếm đường, muối cho vừa ăn.

Món ăn mang đậm chất miền Tây sẽ khiến bạn ăn một lần mà nhớ mãi không thôi với vị thơm ngọt của lươn đồng, mùi thơm mát của rau ngổ, vị thanh của nghệ và vị bùi bùi của nước cốt dừa. 

5.2. Thịt bò xào rau ngổ

Thịt bò xào rau ngổ
Thịt bò xào rau ngổ

Nguyên liệu: 300g thịt bò, 1 bó rau ngổ, hành tím, hành lá và tỏi.

Cách làm thịt bò xào rau ngổ như sau:

  • Bước 1: Rau ngổ đem rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Thịt bò rửa sạch, thái miếng và ướp gia vị khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Đun nóng dầu trên chảo, thêm thịt bò vào đảo nhanh.
  • Bước 3: Khi gần chín thịt bò thì thêm rau ngổ vào xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Đây là món ăn mà người bệnh viêm khớp hay bệnh gout rất ưa thích, nói không chỉ là món ăn ngon mà bổ dưỡng cho người người bệnh.

Chúc các bạn thành công với 2 công thức chế biến món ăn từ rau ngổ nhé! 

Trên đây là những thông tin về rau ngổ mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về rau ngổ và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận