Những tác dụng tuyệt vời của cà rốt mà bạn nên biết

Cà rốt là một loại củ giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất xơ, beta-carotene, các vitamin và khoáng chất khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy cà rốt có thể cải thiện thị lực, tăng cường sức khỏe làn da và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về việc cà rốt mang lại lợi ích như thế nào đối với sức khỏe con người và những rủi ro tiềm ẩn mà chúng có thể gây ra.

Mục lục [ Ẩn ]

Hình ảnh cà rốt
Hình ảnh cà rốt

1. 14 Tác dụng của cà rốt

Dưới đây là 14 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà rốt:

1.1. Hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gout

Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa, rất tốt trong việc kiểm soát hoạt động của các enzyme, đặc biệt là các enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp acid uric trong máu.  Hàm lượng chất xơ cao cũng rất hữu ích trong việc đào thải hàm lượng acid uric ra khỏi cơ thể.

Hơn nữa, đây đây cũng là thực phẩm có hàm lượng purin thấp, do đó, hạn chế sự chuyển hóa thành acid uric, nguyên nhân gây bệnh gout. Do đó, bạn có thể bổ sung cà rốt vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

Hỗ trợ cải thiện chứng bệnh gout
Hỗ trợ cải thiện chứng bệnh gout

1.2. Cà rốt có đặc tính chống viêm

Lý do tiếp theo để sử dụng cà rốt mỗi ngày vì khả năng chống viêm của nó. Cà rốt và các loại rau có màu cam khác rất giàu vitamin A và beta-carotene, cả hai đều được cho là có tác dụng chống viêm.

Một nghiên cứu đã cho kết quả đó là cà rốt tím có hàm lượng chống viêm và chống oxy hóa gấp 28 lần cà rốt cam. 

1.3. Cải thiện và bảo vệ thị lực

Cà rốt giúp bảo vệ thị lực
Cà rốt giúp bảo vệ thị lực

Bạn đang phải vật lộn với thị lực kém? Cà rốt chính là sự lựa chọn cho bạn ngay lúc này. Nó được coi là phương thuốc truyền thống giúp cải thiện thị lực.

Loại rau này chứa carotenoid và vitamin A, không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của mắt mà còn ngăn ngừa các bệnh như quáng già, thoái hóa cơ do tổ chức.

Ngoài ra, nó còn rất giàu lutein và lycopene giúp duy trì thị lực tốt và tầm nhìn vào ban đêm.

1.4. Tăng cường sức khỏe của xương 

Vitamin A ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào xương. Cùng với vitamin A, carotenoid cũng giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. 

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng giúp cải thiện sức khỏe xương khớp nhưng hàm lượng vitamin A của cà rốt rất hữu ích. Do vậy, nên nghiên cứu sâu về vấn đề này.

1.5. Giảm nguy cơ ung thư

Cà rốt chứa nhiều chất phytochemical đã được nghiên cứu về đặc tính chống ung thư của chúng. Một trong những chất thuộc nhóm này bao gồm beta-carotene và carotenoid khác.

Các hợp chất này thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein có tác dụng ức chế tế bào ung thư, do đó, làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ruột kết, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư vú ở phụ nữ.

1.6. Thúc đẩy sức khỏe làn da

Cà rốt tốt cho da

Bất kỳ các loại rau quả mọng nước đều giúp mang lại làn da của bạn vẻ rạng rỡ, bao gồm cả cà rốt. Ngoài beta-carotene, lutein và lycopene, hàm lượng silicon cao trong rễ thúc đẩy làn da và móng khỏe mạnh.

1.7. Giữ cho mái tóc khỏe đẹp

Một trong những lợi ích làm đẹp hàng đầu của cà rốt là giúp cho mái tóc trở nên suôn mượt và chắc khỏe. Nó cung cấp cho mái tóc của bạn các vitamin giúp tóc chắc khỏe, dày hơn và bóng hơn bao giờ hết.

1.8. Hỗ trợ giảm cân

Cà rốt giúp hỗ trợ giảm cân
Cà rốt giúp hỗ trợ giảm cân

Cà rốt tươi có chứa khoảng 88% là nước và một củ trung bình chỉ có khoảng 25 calo. Do đó, thêm cà rốt vào chế độ ăn uống của bạn là một cách giảm cân hiệu quả.

1.9. Điều hòa huyết áp

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép cà rốt góp phần làm giảm 5% huyết áp tâm thu. Tác dụng này là do các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này, bao gồm chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.

1.10. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và do đó nó hỗ trợ việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn loại rau này thường xuyên giúp duy trì lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

1.11. Tăng cường miễn dịch

Vitamin A điều chỉnh hệ thống miễn dịch của bạn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C trong loại rau này góp phần sản xuất collagen, một chất giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Nếu bạn ăn cà rốt thường xuyên, nó sẽ giúp bạn xây dựng khả năng miễn dịch tốt hơn và mạnh mẽ hơn.

1.12. Chống cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch

Chất xơ trong cà rốt cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, loại bỏ cholesterol LDL dư thừa khỏi động mạch và mạch máu.

1.13. Tốt cho răng và nướu

Nhai cà rốt giúp làm sạch răng miệng. Một số người còn cho rằng nó cũng có thể giúp hơi thở thơm tho.

Tác dụng này được giải thích là do nó có thể trung hòa acid citric và acid malic thường tồn đọng trong khoang miệng, đồng thời nó cũng giúp sản sản xuất nước bọt bằng cách kích thích nướu răng. Sự hình thành nước bọt có lợi cho sự kiểm soát sự hình thành vi khuẩn tại khoang miệng.

1.14. Tăng cường sức khỏe gan và loại bỏ độc tố

Cà rốt giúp bảo vệ gan
Cà rốt giúp bảo vệ gan

Loại rau này chứa glutathione, một chất chống oxy hóa được phát hiện có khả năng điều trị tổn thương gan.

Rau cũng chứa nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene, cả hai đều kích thích và hỗ trợ chức năng gan.

Lượng vitamin A dồi dào giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ chất béo và mật trong gan, do đó, giữ gan luôn khỏe mạnh. Quá trình loại bỏ chất thải cũng được hỗ trợ vì nó chứa chất xơ hòa tan trong nước.

2. Những điều bạn nên biết về cây cà rốt 

Cà rốt là loại thực phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta và là món ăn ưa thích của nhiều người. Có rất nhiều điều thú vị về loại củ này mà bạn chưa biết, cùng Cao gắm tìm hiểu nhé.

2.1. Sự thật thú vị về cà rốt 

Hình ảnh cây cà rốt
Hình ảnh cây cà rốt

  • Cây cà rốt là một dạng thuần hóa của loại cây hoang, có nguồn gốc từ Tây Nam Á.
  • Loại rau này ban đầu có màu trắng và màu tím. Sau đó, cà rốt cam xuất hiện do đột biến gen và nó trở nên màu sắc quen thuộc từ đó.
  • Một điều thú vị đó là cà rốt có hạt, được chứa trong quả khô đa noãn.
  • Trong tất cả các loại rau, cà rốt có hàm lượng vitamin A (beta-carotene) lớn nhất. 100g cà rốt sẽ cung cấp cho bạn 104% liều lượng vitamin được khuyến nghị hàng ngày.
  • Củ cà rốt có vị đường ngọt tự nhiên, có thể chuyển hóa thành rượu. Loại củ có màu càng đậm thì vị càng ngọt.
  • Một ly sữa chứa lượng canxi tương đương với 9 củ cà rốt.
  • Ngày 4 tháng 4 hàng năm là ngày Quốc tế Cà rốt. Ngày này được tổ chức trên toàn cầu và được tạo ra để khuyến khích mọi người ăn cà rốt.
>> Có thể bạn quan tâm thực phẩm tốt cho bệnh gout: Khoai lang - Món ăn dân dã mà bổ dưỡng

2.2. Cà rốt gồm những loại nào? 

Hiện nay, có 100 loài cà rốt và chúng có nhiều đặc điểm khác nhau những điểm dễ nhận dạng nhất đó là màu sắc. Dưới đây là một số loại cà rốt nổi tiếng trên thế giới:

Nhiều giống cà rốt khác nhau về màu sắc
Nhiều giống cà rốt khác nhau về màu sắc

2.2.1. Cà rốt tím

Loại rau này có màu tím toàn thân và tạo nên một màu sắc bắt mắt. Nó thường được dùng trong các món salad, đồ ăn nhẹ hoặc nước chấm.

Loại này chứa hàm lượng lớn anthocyanin, một chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Do đó, để tận dụng tối đa màu sắc độc đáo của nó, bạn nên ăn sống vì màu sẽ bị nhạt đi khi nấu chín.

2.2.2. Cà rốt Imperator

Loại này thường dài hơn so với các giống điển hình . Để có được kích thước dài như mong muốn, loại rau này nên được trồng trong đất tơi xốp hoặc đất thị pha với cát.

2.2.3. Cà rốt mini (cà rốt tí hon)

Loại này còn được gọi là cà rốt kiểu củ cải với kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với loại cà rốt thông thường.

2.2.4. Cà rốt trắng

Loại này được coi là hậu duệ của một giống cà rốt hoang dã cổ xưa. Nó có vị ngọt ngào giống như vị của quả cam ngọt.

2.2.5. Cà rốt “Rồng tím”

Hình ảnh cà rốt rồng tím
Hình ảnh cà rốt rồng tím

Đây cũng là một loại cà rốt trong rất ấn tượng với màu tím đậm ở phía ngoài và màu cam phía trung tâm. 

Loại rau củ này là món ăn đặc biệt tốt cho thị giác và vị giác.

2.2.6. Cà rốt đỏ

Chúng có màu đỏ tươi đẹp mắt. Những củ cà rốt thon dài này có vị rất ngọt và ngon. Chúng thường phát triển tốt nhất ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

2.2.7. Cà rốt vàng

Loại rau có màu vàng tươi vui mát này là một món gia truyền cổ xưa vẫn đứng vững trước thách thức của thời gian. Nó rất giòn và có vị ngon, ngọt ngào.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong cà rốt

Thành phần dinh dưỡng của cà rốt
Thành phần dinh dưỡng của cà rốt

Để có được những tác dụng tuyệt vời kể trên, cà rốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể giá trị dinh dưỡng trong 100g cà rốt bao gồm các chất sau:

  • Năng lượng 173 kJ (41 kcal)
  • Carbohydrate 9g
  • Đường 5g
  • Chất xơ 3g
  • Chất béo 0,2g
  • Chất đạm 1g
  • Các vitamin: vitamin A 835 mcg, beta-carotene 8285 mcg; vitamin B1 0,04 mg; vitamin B2 0,05mg; vitamin B3 1,2 mg; vitamin B6 0,1 mg và vitamin C 7mg.
  • Chất khoáng: Canxi 33mg; sắt 0,66mg; magie 18mg; phospho 35mg; kali 240mg và natri 2,4mg.

3. Tác dụng không mong muốn của cà rốt

Cà rốt là loại rau giòn mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, ăn quá nhiều loại rau này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn, một trong số đó có thể gây tình trạng nghiêm trọng.

3.1. Ngộ độc vitamin A

Vitamin A được cho là an toàn ở mức 10.000 IU. Nếu vượt quá giới hạn này sẽ gây ra tình trạng ngộ độc vitamin A.

Nhiễm độc vitamin A còn được gọi là chứng tăng vitamin A. Các triệu chứng có thể bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, mệt mỏi và chảy máu mũi.

3.2. Dị ứng

Dị ứng cà rốt
Dị ứng cà rốt

Mặc dù cà rốt rất hiếm khi gây dị ứng nhưng nó có thể gây ra phản ứng đối với những người có cơ địa mẫn cảm, đặc biệt là những người mắc hội chứng dị ứng với thức ăn có phấn hoa.

Các triệu chứng của dị ứng bao gồm ngứa hoặc sưng môi, kích ứng chảy nước mắt và mũi. Trong một số trường hợp, ăn cà rốt cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ.

3.3. Gây đầy hơi

Một số đối tượng có thể thấy cà rốt khó tiêu hóa. Điều này trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều và gây đầy hơi trong dạ dày.

3.4. Vàng da

Ăn quá nhiều cà rốt có thể gây tình trạng bệnh gọi là carotenemia. Điều này là do có quá nhiều beta-carotene trong máu khiến da chuyển sang chuyển sang màu cam.

4. Một số chú ý khi dùng cà rốt mà bạn nên biết

Một số lưu ý dưới đây bạn nên biết để tránh mắc phải các tác dụng không mong muốn.

4.1. Ai không nên ăn cà rốt? 

Những đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn cà rốt, đó là:

  • Người bị bệnh vẩy nến
  • Người đang mắc chứng táo bón
  • Người có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu
  • Người bị vàng da

4.2. Thực phẩm kỵ cà rốt bạn nên tránh 

Không nên ăn chung cà rốt và ớt
Không nên ăn chung cà rốt và ớt

Mặc dù, các hoạt chất trong cà rốt rất tốt cho cơ thể nhưng khi kết hợp không đúng với các thực phẩm khác nó lại trở nên vô hiệu, thậm chí gây ra các chất không có lợi cho sức khỏe như:

  • Ớt: ăn chung với cà rốt sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong ớt.
  • Giấm: Acid acetic trong giấm có thể phá hủy carotene trong cà rốt.
  • Củ cải trắng: Kết hợp hai loại này với nhau khiến hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng bị phá hủy.
  • Cà chua: Cà rốt có chứa nhiều enzym phân hủy vitamin C, do đó làm giảm tác dụng của vitamin C trong cà chua.
  • Gan động vật: Gan có chứa hàm lượng cao các kim loại như đồng và sắt. Các chất này sẽ bị vitamin C của cà rốt làm oxy hóa gây mất tác dụng của các kim loại này.
  • Thủy hải sản có vỏ: Do hải sản có chứa Asen hóa trị %, khi gặp vitamin C trong cà rốt sẽ chuyển thành asen hóa trị 3, hay còn gọi là thạch tín. Đây là một chất có độc tính cao, nguy hiểm nếu ăn phải.

4.3. Mẹo để ăn cà rốt đúng cách

Dưới đây là một số cách giúp bạn bảo quản cũng như chế biến cà rốt thành các món ăn ngon và bổ dưỡng.

  • Khi mua cần chọn những củ tươi, còn cứng, màu sắc tươi, bề mặt vỏ trơn láng, không bị thối rữa,...
  • Khi chế biến nên rửa và cạo sạch lớp vỏ phía ngoài, tuy nhiên không nên gọt quá sâu vì phần ngoài vỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  • Khi chế biến thì nên xắt miếng và không nên nấu nhừ đề giữ được protein và các thành phần dễ bị phân hủy như vitamin C.
  • Khi bảo quản nên cắt hết là bởi vì các vitamin, muối khoáng và nước sẽ rút từ phần thân lên lá, khiến cũ mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng.

5. Món ngon từ cà rốt

Với màu sắc độc đáo, cà rốt được sử dụng để chế biến nhiều món ăn đặc sắc như bánh cà rốt, nước ép cà rốt dứa, canh cà rốt, cà rốt luộc,... Dưới đây là 2 công thức chế biến món ăn từ cà rốt mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Mứt cà rốt dẻo

Mứt cà rốt dẻo
Mứt cà rốt dẻo

Nguyên liệu gồm có: 1kg cà rốt, 400g đường trắng, và 1 thì phèn chua.

Cách làm mứt cà rốt dẻo:

  • Bước 1: Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, thái kích thước vừa ăn.
  • Bước 2: Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho phèn chua vào và bỏ cà rốt luộc khoảng 4 phút thì tắt bếp. Vớt cà rốt ra và rửa sạch với nước.
  • Bước 3: Dùng một chiếc chảo sạch đặt trên bếp, đổ đường cùng 100ml nước có lên chảo nấu sôi. Khi đường chảy ra và hơi keo lại thì cho cà rốt vào đảo đều.
  • Bước 4: Khi thấy đường bắt đầu chảy nhiều nước thì cho chảo lên bếp đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng đảo nhẹ tay cho đều. Đun đến khi nước đường còn ít và sánh, thử kéo thành tơ là được.
  • Bước 5: Bắc hội sắp ra ngoài. Dùng đũa đảo liên tục cho đến khi đường khô lại và bám trắng đều xung quanh cà rốt là được.

5.2. Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt

Nguyên liệu: 5 củ cà rốt, đường trắng, nước cốt chanh, đá lạnh, 1 lít nước, 2 ly nước sôi.

Cách làm nước ép cà rốt như sau:

  • Bước 1: Cà rốt được rửa sạch, cạo sạch vỏ bên ngoài và cắt thành những miếng nhỏ. Cho cà rốt cùng nước lọc, đường, nước cốt chanh vào máy xay rồi xay thật nhuyễn trong khoảng 1 phút.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp ra rây để lọc lấy nước ép.
  • Bước 3: Đổ nước ép ra ly và cho vài viên đá vào là bạn đã có một thức uống mát lạnh và bổ dưỡng ngày hè.

6. Một số câu hỏi về cà rốt

Một số câu hỏi mọi người thường hay thắc mắc về cà rốt:

Nên uống nước ép cà rốt vào lúc nào?

Thời điểm tốt nhất để cà rốt phát huy tối đa các tác dụng của nó là trước bữa ăn sáng. Điều này giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Đồng thời, chất xơ trong cà rốt giúp cho cơ thể luôn cảm thấy no và ngăn chặn việc tiêu thụ các chất khác quá nhiều.

Ăn cà rốt sống có tốt không? 

Câu trả lời là có. Khi ăn sống, cà rốt phát huy đầy đủ các lợi ích sức khỏe mà nó đem lại từ các chất dinh dưỡng trong nó.

Nên ăn cà rốt sống hay chín?

Cà rốt nấu chín sẽ tốt hơn so với ăn sống. Bởi khi nấu chín, cà rốt sẽ giải phóng beta-carotene, cung cấp cho cơ thể bạn vitamin A giúp cải thiện thị lực, tăng cường tiêu hóa và đảm bảo làn da khỏe mạnh. 

Lượng beta-carotene tăng lên rất nhiều lần khi nấu chín, cụ thể cà rốt sống có khoảng 2 - 4% beta-carotene, trong khi nấu chín chúng cung cấp khoảng 40% beta-carotene.

Lá cây cà rốt có ăn được không?

Lá cà rốt có ăn được không?
Lá cà rốt có ăn được không?

Lá cà rốt cũng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong củ cà rốt, do đó, tiêu thụ lá cà rốt cung đem lại những tác dụng tương tự như củ.

Cà rốt mọc mầm có ăn được không?

Không nên ăn cà rốt mọc mầm bởi khi đó chúng đã mất hết chất dinh dưỡng

Bà bầu có nên ăn cà rốt không?

Cà rốt rất giàu chất xơ nên mẹ bầu thường xuyên tiêu thụ loại rau củ này rất tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng táo bón ở phụ nữ mang thai.

Ăn cà rốt mỗi ngày có tốt không?

Ăn cà rốt mỗi ngày sẽ giúp nó phát huy tác dụng tốt nhất đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên ghi nhớ rằng “điều độ là chìa khóa”. Do đó, bạn có thể tiêu thụ khoảng 3 củ cà rốt cỡ vừa mỗi ngày để tránh các tác dụng bất lợi xảy ra.

Có thể ăn cà rốt xanh không?

Cà rốt xanh chứa hàm lượng vitamin C cao . Chúng cũng chứa kali, canxi và protein. Mặc dù chúng có thể hơi đắng nếu ăn sống, nhưng nếu xào với một chút dầu oliu và muối sẽ làm giảm dịu hương vị gắt.

Trên đây là những thông tin về cà rốt mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về cà rốt và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận