Tê ngón chân cái - Chớ nên coi thường!

Tê đầu ngón chân là tình trạng khá phổ biến, thế nhưng phần lớn người bị đều “ngó lơ”. Đừng chủ quan nhé, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy tê đầu ngón chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Tê ngón chân cái là bệnh gì?
Tê ngón chân cái là bệnh gì?

1. Tê ngón chân cái là gì?

Tê ngón chân cái là hiện tượng ngón chân cái bị tê, có thể cảm thấy tê buồn chân tay, sau đó là mất cảm giác, cuối cùng là tê râm ran ngón chân, ngón tay và chân tay. Cảm giác tê của ngón chân cái có thể lây sang những ngón chân khác hoặc lan lên chân.

2. Nguyên nhân tê ngón chân cái

Tê ngón chân cái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và không phải do bệnh lý.

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý

Nguyên nhân gây tê ngón chân cái
Nguyên nhân gây tê ngón chân cái

Dưới đây là một số nguyên nhân gây tê ngón chân cái do bệnh lý:

  • Bệnh viêm khớp: Các bệnh liên quan đến bệnh viêm khớp có thể là nguyên nhân của tình trạng tê ngón chân cái. Khi phần khớp bị tổn thương, người bệnh có cảm giác ngón chân bị tê cứng rất khó chịu.
  • Bệnh gout: Người bệnh gout có thể xảy ra rối loạn trong quá trình chuyển hóa acid uric, tinh thể này đâm vào các khớp xương gây ra cảm giác đau nhói như bị kim châm.
Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng bị gout điển hình nhiều người mắc phải
  • Thiếu máu: Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến cơ thể không sản sinh được lượng hồng cầu và dẫn đến thiếu máu ác tính. Thiếu máu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngón chân cái bị tê và mất cảm giác.
  • Bệnh động mạch ngoại vi: Đây là tình trạng bệnh lý khi động mạch bị co hẹp, dẫn đến máu lưu thông chậm và gây ra tình trạng ngón chân cái bị tê.
  • Do đau thần kinh tọa: Sự tổn thương của các dây thần kinh ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể, đặc biệt phần ngón chân cái gây tê bì ngón chân cái.

2.2. Nguyên nhân không phải do bệnh lý

Béo phì gây tê ngón chân cái
Béo phì gây tê ngón chân cái

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh do bệnh lý, người bệnh xuất hiện tình trạng tê đầu ngón chân cái do yếu tố bên ngoài tác động:

  • Do sai tư thế nằm: Khi bạn duy trì một tư thế nằm sai trong thời gian quá lâu khiến những vùng này bị tê bì hoặc sưng đau. Tình trạng này sẽ biến mất khi máu được lưu thông bình thường.
  • Lười vận động: Nếu bạn không vận động thường xuyên khiến máu không thể lưu thông đến các chi và dẫn đến tình trạng tê bì ngón chân cái.
  • Béo phì: Tình trạng béo phì khiến các khớp chân phải chịu toàn bộ gánh nặng của cơ thể, khi đứng quá lâu có thể bị tê, đau chân và mất cảm giác.
  • Giày quá chật: Giày có kích thước không phù hợp là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tê ngón chân cái.
  • Tai nạn: Bị tai nạn và va chạm có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh có liên quan đến các chi và gây tê.
  • Thay đổi thời tiết: Người bệnh mắc các bệnh liên quan đến xương khớp thường cảm thấy tê nhức khi thay đổi thời tiết.
  • Dùng thuốc: Loại thuốc người bệnh sử dụng có những thành phần gây ra tác dụng phụ.
Tìm hiểu thêm: Đau ngón chân cái - Bệnh lý nguy hiểm không được chủ quan!

3. Chẩn đoán tê ngón chân cái

Xét nghiệm máu chẩn đoán tê ngón chân cái
Xét nghiệm máu chẩn đoán tê ngón chân cái

Tê ngón chân cái có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc không phải do nguyên nhân bệnh lý, do đó người bệnh cần được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để có thể điều trị bệnh tốt nhất.

Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán tính trạng tê bì ngón chân cái:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh: Bác sĩ yêu cầu người bệnh có mô tả tình trạng tê bì ngón chân, thời gian xuất hiện và các chấn thương liên quan.
  • Khám sức khỏe: Người bệnh có thể được chỉ định kiểm tra các chức năng thần kinh bao gồm phản xạ, sức mạnh cơ bắp và các chức năng cảm giác của người bệnh.
  • Xét nghiệm lâm sàng: Người bệnh thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh (MRI và chụp CT), kiểm tra chức năng thận, đo nồng độ đường trong máu, kiểm tra nồng độ vitamin B12 và xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp.

4. Điều trị tê ngón chân cái

Điều trị ngón chân cái phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó ngăn ngừa được nguyên nhân gây bệnh và làm tình trạng ngón chân cái bị tê thuyên giảm.

4.1. Chữa ngón tê ngón chân cái bằng Tây y

Vitamin B12 được chỉ định cho người bệnh thiếu máu
Vitamin B12 được chỉ định cho người bệnh thiếu máu

Đối với trường hợp tê ngón chân cái do thiếu vitamin B12, người bệnh cần được chỉ định dùng thuốc cung cấp thêm vitamin cho cơ thể như Chondroitin, vitamin B6, vitamin B12,...

Nếu bị rối loạn chuyển hóa lipid trong máu: Dùng các loại thuốc có tác dụng kiểm soát lượng lipid trong máu ở mức an toàn, đảm bảo tác dụng phụ của thuốc ở mức thấp nhất.

Nếu bị nhiễm độc, nhiễm trùng có thể được chỉ định những thuốc đặc trị giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc lan rộng và hồi phục khu vực bị tổn thương.

Đối với các tình trạng bệnh xương khớp, người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp với từng tình trạng bệnh xương khớp.

4.2. Điều trị tê ngón chân cái tại nhà

Massage lòng bàn chân
Massage lòng bàn chân

Cùng với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp các phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

  • Thay đổi tư thế: Người bệnh thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, nằm để máu lưu thông tốt hơn.
  • Giữ ấm lòng bàn chân để máu lưu thông tốt hơn và giúp phòng ngừa được chứng tê bì đầu ngón chân cái.
  • Massage lòng bàn chân khiến máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó giảm tình trạng tê ngón chân cái.
  • Ngâm chân với nước ấm và mỗi tối rất hiệu quả không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp mà còn giảm triệu chứng tê bì ngón chân cái.

5. Bị tê ngón chân cái có nguy hiểm không?

Đối với những tình trạng tê ngón chân cái không phải do bệnh lý thì triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên nếu tình trạng tê ngón chân cái do bệnh lý gây ra có thể gây ra những biến chứng như sau:

  • Mất cảm giác chân: Ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ cảm thấy châm chích như kiến cắn nhưng nếu để lâu dần có thể khiến ngón chân ê ẩm, khó cử động và mất cảm giác.
  • Đi lại khó khăn: Tình trạng tê kéo dài có thể gây đau lan rộng toàn chân và ảnh hưởng đến việc đi lại, thậm chí dẫn đến bại liệt chân.
  • Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: Tê đầu ngón chân cái là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh như thiếu máu cấp tính, viêm khớp,...

6. Phòng ngừa tình trạng tê ngón chân cái

Đi giày phù hợp với kích thước chân
Đi giày phù hợp với kích thước chân

Để ngăn ngừa triệu chứng bệnh xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Thường xuyên vận động: Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm tê cứng.
  • Đi giày phù hợp: Nếu giày quá chặt, bạn nên thay đổi giày phù hợp với kích thước chân. Bạn nên tránh những đôi giày có bề ngang quá hẹp, gây chèn ép các ngón can.
  • Hạn chế hoặc tránh đi giày cao gót: Giày cao gót có thể gây áp lực lên các ngón chân, đặc biệt ngón chân cái và gây tê chân. Nếu sử dụng giày cao gót, bạn nên chèn thêm một miếng đệm để hỗ trợ giảm đau ngón chân.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá và các chế phẩm có chứa nicotin có thể làm co các mạch máu, điều này dẫn đến ngừng cung cấp máu cho hệ thống thần kinh ngoại biên và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng tê ngón chân cái mà bạn có thể tham khảo. Tê ngón chân cái có thể là triệu chứng của một số bệnh xương khớp, do đó người bệnh nên thận trọng khi xuất hiện triệu chứng này.

Nếu bạn đang gặp triệu chứng này này hoặc có câu hỏi liên quan đến triệu chứng này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và share để nhiều người biết hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.7 (14 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận