Cây hương thảo và những sự thật thú vị

Tác dụng của lá cây hương thảo là gì? Liệu khi sử dụng cây hương thảo có gây ra ảnh hưởng xấu nào tới sức khỏe của người bệnh không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua các thông tin sau đây. 

Mục lục [ Ẩn ]

Cây hương thảo là gì?
Cây hương thảo là gì?

1. Tác dụng của cây hương thảo

Cây hương thảo đã được biết đến với các tác dụng tuyệt vời từ xa xưa dựa trên các bằng chứng nghiên cứu và thực nghiệm chứng minh. 

Theo y học hiện đại, tinh dầu trong thân và lá hương thảo có tác dụng như chống co thắt, giúp bệnh nhân dễ thoát mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, tăng bài tiết mật. 

Qua các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã được công bố, dịch chiết từ cây hương thảo có khả năng ức chế các độc tố aflatoxin và một số chất khác là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư do để thực phẩm bị mốc.

Theo y học cổ truyền, hương thảo là một dược liệu có vị chát, mùi nồng, tính nóng và có tác dụng tăng cường sinh lực, hoạt huyết, nhuận tràng, chống viêm tiêu sưng, chống oxy hóa, hoạt huyết. 

Người ta thường dùng cây hương thảo đối với các trường hợp người bệnh gout, cơ thể suy nhược, lao lực, huyết áp thấp, cơ thể mệt yếu, thần kinh căng thẳng, mất ngủ lo âu nhiều,....

Có thể bạn quan tâm đến chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút

Một số tác dụng đặc trưng của cây hương thảo là:

Sử dụng tinh dầu hương thảo rất có lợi đối với thần kinh

Tinh dầu có trong cây hương thảo đã được nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc thanh lọc não bộ. Mùi thơm nhẹ nhàng từ loại cây này hỗ trợ rất tốt trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi cho người sử dụng. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu hương thảo có thể giúp não hoạt động hiệu quả hơn, giảm sự mệt mỏi và buồn ngủ. Ngoài ra, tinh dầu này còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp người dùng được thoải mái, dễ kiểm soát suy nghĩ và hành động hơn. 

Giảm và ngăn ngừa hiện tượng tóc rụng

Cây hương thảo ngăn ngừa rụng tóc
Cây hương thảo ngăn ngừa rụng tóc

Nhiều người cảm thấy rất bất tiện và khó chịu nếu bị rụng tóc quá nhiều. Và cây hương thảo được cho là một trong những liệu pháp vô cùng hiệu quả đối với trường hợp này. 

Kết quả của nhiều nghiên cứu về tác dụng ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc chỉ ra rằng có hơn một nửa trong số những người tham gia nghiên cứu sử dụng dầu hương thảo để xoa bóp da đầu nhận ra được hiệu quả của nó. 

Có nghĩa là tình trạng rụng tóc của họ được giảm một cách kinh ngạc và dễ dàng nhận ra. Và kết quả này cũng chỉ ra dầu từ cây hương thảo không gây ra các vấn đề không mong muốn cho da đầu và sức khỏe của người sử dụng. 

Tác dụng điều trị và phòng ngừa hội chứng Alzheimer

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết từ lá hương thảo có tác dụng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Nó có tác dụng cải thiện quá trình nhận thức đối với người cao tuổi, phòng ngừa tốt đối với chứng hay quên. 

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Các chất chống oxy hóa trong cây hương thảo có tác dụng ức chế các gốc tự do hình thành trong cơ thể, từ đó tạo hiệu quả tích cực trong hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư. 

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra tác dụng giảm sự phát triển của các tế bào ung thư da, ngăn chặn các khối u hình thành trên da. 

Ngoài ra, dịch chiết từ loại cây này còn có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏe mạnh đồng thời ức chế sự nhân lên và phát triển của các tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi. 

2. Những điều bạn nên biết về cây cây hương thảo

Với những tác dụng tuyệt vời của cây hương thảo, mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về loài cây này nhé.

2.1. Sự thật thú vị về cây hương thảo

Hình ảnh cây hương thảo
Hình ảnh cây hương thảo

Cây hương thảo hay còn được gọi là Mê điệt hương theo y học cổ truyền, có danh pháp khoa học là Rosmarinus officinalis. Hương thảo là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa môi (Họ bạc hà). 

Đây là cây thân cỏ mọc thành bụi, có chiều cao khoảng 1 đến 2m. Lá hương thảo là dạng lá dải, hẹp đầu và không có cuống lá. Hoa dạng xếp có 2 đến 10 hoa ở các vòng lá màu xanh lam hơi nhạt. Cả cây đều có mùi thơm đặc trưng của cây. 

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong cây hương thảo

Cây hương thảo có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người bởi vì trong cây có chứa nhiều thành phần như:

  • Tinh dầu phân bố ở hầu hết các bộ phận của cây hương thảo. Trong đó ở thân cây khô còn chứa 0.5%, ở lá là 1.1 đến 2% và chiếm 1.4% ở hoa.
  • Các hoạt chất có trong dịch chiết cây hương thảo phải kể đến là alpha pinen (chiếm 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, caryophylen,...
  • Dịch chiết từ cây hương thảo còn chứa các choline và các acid hữu cơ khác như acid citric, glycolic, glyceric,....
  • Ngoài thành phần chính là tinh dầu thì từ cây hương thảo, người ta còn tìm thấy hợp chất nhóm tanin. 
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của gừng đối với cơ thể

3. Rủi ro khi ăn cây hương thảo

Nếu bạn là người có tiền sử dị ứng hoặc đã được xác định là dị ứng với loại cây thì nên thận trọng khi sử dụng các loại sản phẩm chứa tinh dầu hương thảo hoặc các bộ phận từ cây hương thảo. 

Rủi ro khi sử dụng cây hương thảo
Rủi ro khi sử dụng cây hương thảo

Nó đã được chứng minh có tác dụng làm thay đổi mức độ đi tiểu, độ đông máu và chỉ số huyết áp của người sử dụng. Đồng thời, nó có có phản ứng tương tác với một số loại thuốc và trong một số trường hợp.

  • Không nên sử dụng cùng thuốc chống đông máu vì nó có thể gây tác dụng phụ làm tan máu.
  • Nếu sử dụng cùng với thuốc ức chế men chuyển có thể gây ra tình trạng cao huyết áp. 
  • Nó cũng có tác dụng lợi tiểu, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu (người cao huyết áp) thì không nên sử dụng các sản phẩm có chứa cây hương thảo vì nó càng làm tăng tác dụng lợi tiểu dẫn đến có thể khiến cơ thể mất nước, ngộ độc, suy kiệt.
  • Hoạt chất lithium trong các thuốc khi kết hợp với cây hương thảo có thể gây ra hiện tượng trí tuệ không minh mẫn, loạn thần,... 

4. Một số chú ý khi dùng cây hương thảo mà bạn nên biết

Để phát huy tốt những tác dụng có lợi cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng cây hương thảo, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

4.1. Ai không nên ăn cây hương thảo?

Nếu cơ thể bạn là một trong các trường hợp mà bài viết liệt kê ngay sau đây thì cần phải chú ý cân nhắc việc sử dụng cây hương thảo:

  • Người có làn da nhạy cảm hoặc mẫn cảm với tinh dầu cây hương thảo. Khi sử dụng dầu hương thảo ở nồng độ cao, áp lực tăng mạnh khiến những người này dễ bị bỏng da.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng hương thảo. Bời vì cây hương thảo đã được chứng minh có tác dụng kích thích tử cung co bóp mạnh hơn gấp nhiều lần. Do đó, phụ nữ sẽ bị nguy cơ sảy thai lớn nếu sử dụng cây hương thảo trong thời gian mang thai.

Phụ nữ có thai không nên dùng lá hương thảo
Phụ nữ có thai không nên dùng lá hương thảo

  • Người có tiền sử động kinh cũng được khuyến cáo không sử dụng cây hương thảo. Bởi vì loại cây này có thể gây ra các cơn co giật cho người sử dụng. Tình trạng này sẽ gây ra nguy hiểm hơn cho người bị động kinh. 
  • Trẻ em dưới 5 tuổi cũng không nên sử dụng cây hương thảo. Vì hầu hết tác dụng của cây hương thảo đối với các trường hợp người trưởng thành. Nếu dùng cây hương thảo ở độ tuổi quá nhỏ, trẻ em có thể bị các chứng rối loạn về thần kinh sớm. 
  • Người mắc bệnh tim mạch cần cẩn trọng trong việc sử dụng cây hương thảo vì tác dụng của cây hương thảo là tăng co thắt cơ tim, tác dụng này rất nguy hiểm tới tính mạng của người có bệnh tim. 

4.2. Cây hương thảo kỵ gì?

Một số trường hợp sử dụng sản phẩm từ cây hương thảo có thể gây ra phản tác dụng của nó bởi vì những sự kết hợp đó gây ra phản ứng với nhau tạo sản phẩm gây hại cho cơ thể:

  • Người bệnh động kinh hoặc có dấu hiệu, tiền sử động kinh.
  • Người mẫn cảm với sản phẩm từ cây hương thảo
  • Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai
  • Người mắc các bệnh về tim mạch

4.3. Thực phẩm nên kết hợp với cây hương thảo

Hương thảo là được coi là một loại thảo dược gia vị rất phổ biến ở các nước châu Âu. Chính vì mùi vị hơi đắng nhưng thơm đặc trưng của loài cây này mà các đầu bếp đã tạo ra được nhiều hương vị tinh tế, đặc sắc khác nhau cho món ăn nhờ vào cây hương thảo. 

Hương thảo được sử dụng trong các món ăn của phương tây
Hương thảo được sử dụng trong các món ăn của phương tây

Đặc biệt, mùi hương của cây hương thảo có thể lấn át được mùi tanh của cá, tôm và hải sản nói chung. 

Ngoài ra, khi chế biến các loại mỳ ý, pizza, bít tết, sử dụng lượng vừa phải cây hương thảo khô sẽ giúp tăng hiệu quả mùi vị của món ăn đáng kể. 

4.4. Cách sử dụng cây hương thảo đúng cách

Hương thảo rất được ưa chuộng trong các gia vị tự nhiên. Bởi nó có thể đem lại nhiều mùi vị và trải nghiệm thú vị cho các món ăn. 

Với các món từ thịt bò, thịt cừu, thịt gà hay cá thì cho thêm cây hương thảo để tạo vị thơm cay dịu cho món ăn là có thể tạo ra những bữa ăn khó quên. 

Món ăn mà không thể thiếu cây hương thảo khô là bít tết bò. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà xem xét sử dụng lượng hương thảo cho phù hợp. Ngoài ra, một món ăn mới lạ và đặc biệt hơn bởi sự góp mặt của hương thảo là gà cuộn nấm xốt hương thảo.

Ngoài việc kết hợp với các thực phẩm để tạo ra món ăn thì lá cây hương thảo còn có thể được sử dụng như là một loại rau thơm ăn kèm bánh mì. 

Nếu sử dụng hương thảo tươi, bạn cần giã nhỏ, vò nát để tăng mùi vị và hiệu ứng món ăn của cây. Còn đối với hương thảo khô, hương thảo thường dùng để ướp món ăn, hầm và nướng.

5. Cách chế biến cây hương thảo

Lá hương thảo được sử dụng trong chế biến món ăn
Lá hương thảo được sử dụng trong chế biến món ăn

Một số cách chế biến cây hương thảo đơn giản nhất là:

  • Pha hương thảo khô với nước nóng, để trong khoảng 5 phút là bạn đã có 1 ly trà giúp đầu óc tỉnh táo và tinh thần tập trung cao.
  • Khi chế biến các loại sốt cho các món nướng, hầm,... thì cho lá cây hương thảo vào bước cuối cùng trước khi tắt bếp để tinh dầu trong cây tiết ra lượng hợp lý.
  • Ngoài ra, hương thảo còn được cho vào các món súp và các đồ uống có cồn để kích thích vị giác. 
  • Một món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là dùng kết hợp ngũ cốc, nấm, hành tây, đậu hà lan để tạo ra món salad độc đáo và ngon miệng. 

Trên đây là một số thông tin vô cùng cơ bản về cây hương thảo và tác dụng của nó. Mong rằng, qua thông tin nêu trên của bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về loài thảo mộc này. 

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận