Con cua - Món ăn bổ dưỡng mà không phải ai cũng biết

Con cua là một loại động vật quen thuộc mà hầu hết mọi người đều biết, từ cua đồng cho đến các loại cua biển. Thế nhưng, ăn con cua có tốt không, món ăn này mang lại dinh dưỡng gì cho cơ thể, người bệnh gout có nên ăn con cua không? Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Mục lục [ Ẩn ]
Cua là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, ít chất béo
Cua là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, ít chất béo

1. Tác dụng của con cua

Cua là loại thực phẩm chứa hàm lượng protein rất cao - đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ bắp cơ bắp. Ngoài ra, cua cũng chứa các thành phần khác như: axit béo omega-3, vitamin B12 và selen. 

Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.

Dưới đây là các lợi ích cụ thể mà các món ăn từ cua mang lại cho sức khỏe:

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Axit béo omega-3 trong con cua mang lại nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe tim mạch. Thành phần này có vai trò giảm tổng hợp các chất béo “xấu”  (LDL - Cholesterol và Triglycerid), ức chế quá trình kết tập tiểu cầu, giảm tình trạng nhịp tim nhanh, không đều.

Từ đó, ăn cua thường xuyên sẽ phòng chống các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Các chất dinh dưỡng có trong cua, bao gồm cả vitamin B12 và folate (dạng muối của axit folic), giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin. 

Các vitamin này là những yếu tố kích thích quá trình sản xuất hồng cầu khỏe mạnh, giảm triệu chứng mệt mỏi do thiếu máu gây ra.

Giữ cho bộ não của bạn mạnh mẽ

Nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn cua thường xuyên, chẳng hạn như ít nhất mỗi tuần một lần sẽ giảm nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. 

Thành phần omega - 3 trong con cua có tác dụng chống sự hình thành gốc tự do ở các tế bào thần kinh, nên có thể bảo vệ tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.

2. Những điều bạn nên biết về con cua

Cua vừa là một loại động vật, vừa là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các loại cua và thành phần dinh dưỡng mà nó mang lại.

2.1. Con cua là gì? 

Cua là một nhóm động vật, thuộc lớp động vật giáp xác. 

Các đặc điểm nhận dạng chung của loài cua bao gồm: thân rộng hơn chiều dài, trên lưng có mai mềm, mười chân có khớp, hai chân trước tiến hóa thành hai càng, bộ phận bên được lớp vỏ cứng bên ngoài che phủ hoàn toàn.

Trên thế giới có rất nhiều loại cua, chúng có thể sinh sống tại các vùng biển, đại dương, sông, suối và cả đồng ruộng.

Cua đồng là món ăn dân giã, quen thuộc với nhiều người
Cua đồng là món ăn dân giã, quen thuộc với nhiều người

2.2. Thành phần dinh dưỡng của con cua

Thịt cua có nhiều chất dinh dưỡng tương tự như các loại hải sản phổ biến khác nhưng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với cá kiếm, cá mú và cá ngừ, nên ít gây độc hơn.

Trong cua rất giàu các loại vitamin và khoáng chất sau: Vitamin B12, axit folic, sắt, selen, kẽm, canxi…

Về giá trị dinh dưỡng, trong 150 gam cua biển trung bình cung cấp 97 calo,  chứa khoảng: 21 gam protein, chưa tới 1 gam chất béo, không có tinh bột và chất xơ.

Đối với cua đồng, trong 100g cua đồng đã bỏ mai và yếm có chứa 74,4 gam nước, 12,3 gam protein, 3,3 gam chất béo, 2 g glucid, cung cấp 89 calo. 

Từ kết quả phân tích giá trị dinh dưỡng cho thấy, cua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cua là thực phẩm rất giàu vitamin, chất khoáng
Cua là thực phẩm rất giàu vitamin, chất khoáng

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn con cua

Mặc dù cua là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe con người nếu chế biến và sử dụng không đúng cách.

Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn khi ăn con cua:

Lây nhiễm ký sinh trùng: Cua thường là vật chủ của nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm, trong đó hay gặp nhất là sán lá gan, sán phổi, sán dây. Các loại ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người khi họ ăn hải sản sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.

Gây dị ứng: Cua là một trong những loại thủy hải sản dễ gây dị ứng cho con người. Đôi khi, chỉ cần ăn 1 lượng nhỏ cũng có thể khiến người bị dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy, đau đầu, chóng mặt… thậm chí có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: khó thở, hôn mê, tụt huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cua là một trong những loại hải sản dễ gây dị ứng nhất
Cua là một trong những loại hải sản dễ gây dị ứng nhất

Gây nhiễm khuẩn: Hiện nay một số loại cua thường phải bảo quản đông lạnh lâu ngày. Nếu như quá trình bảo quản đạt yêu cầu, có thể là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, gây độc cho con người. Người bệnh ăn phải sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn, đôi khi dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

4. Một số chú ý khi dùng con cua mà bạn nên biết 

Để ngăn ngừa các tác hại kể trên khi ăn cua, bạn cần lưu ý một vài điều như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều cua: Ăn quá nhiều cua sẽ gây ra gánh nặng rất lớn đối với hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, bạn nên phối hợp đa dạng các thực phẩm trong mỗi bữa ăn và chỉ nên ăn 1 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 200 đến 300 gam thịt cua.
  • Người tỳ vị hư hàn không nên ăn cua: Đây là những người có thể trạng lạnh, mà cua lại là thực phẩm có tính hàn. Những người này ăn cua thường sẽ bị lạnh bụng hoặc mắc chứng tiêu chảy. Do đó, khi chế biến bạn nên kết hợp với các gia vị có tính ấm như gừng hoặc sả giảm tính hàn trong món ăn.
  • Không ăn cua cùng thịt bò, thực phẩm sống, thực phẩm giàu vitamin C vì khi kết hợp cua với các loại thực phẩm này có thể tăng tác dụng không mong muốn.
  • Chế biến kỹ: Khi nấu cua hay bất kì loại hải sản nào khác, bạn cũng cần chế biến kỹ, không nên nấu tái chín vì cua chứa các ký sinh trùng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

5. Món ngon từ con cua

Dưới đây là một số món ăn đơn giản được chế biến từ các loại cua mà bạn có thể tham khảo:

Cua đồng rang muối ớt

Cua đồng rang là một món ăn dân dã, mang đậm hương vị đồng quê nên được ít bạn trẻ biết tới, tuy nhiên bạn sẽ bất ngờ với hương vị mà nó mang lại.

Chuẩn bị: 1kg cua đồng, ớt sừng, tỏi, sả băm nhỏ.

Thực hiện: 

  • Cua mua về rửa sạch, để ráo, sau đó gỡ bỏ phần mai và yếm. 
  • Chiên cua với lửa vừa trong khoảng 7 - 10 phút, đến khi cua vàng đều hai mặt, vớt ra để ráo dầu.
  • Phi thơm ớt, tỏi, sả đã băm, tiếp tục cho cua vừa chiên vào, thêm gia vị tùy ý, đảo đều khoảng 2 phút để cua thấm gia vị.
  • Cho ra đĩa và thưởng thức.
Cua rang muối ớt
Cua rang muối ớt

Cua biển hấp sả

Đây là món ăn chế biến đơn giản, không cầu kì nhưng vẫn không kém phần hấp dẫn

Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại cua biển tươi (ví dụ: cua Cà Mau), sả.

Thực hiện: Chọn cua tươi, chắc thịt, rửa sạch, hấp cách thủy cùng sả đập dập khoảng 10 phút (gồm  5 phút đầu để lửa lớn, 5 phút sau để lửa nhỏ ) cho cua kịp vừa chín tới.

Món ăn có thể chấm cùng các loại nước chấm tùy thích như: nước mắm tỏi ớt, muối tiêu chanh…

Ngoài sả, bạn có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác tùy thích như: cua hấp nước dừa, cua hấp bia…

6. Người bị gout có ăn được cua không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đang mắc bệnh gout quan tâm khi muốn thêm cua vào chế độ ăn cho người bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh gout không nên ăn cua.

Điều này là do cua chưa một hàm lượng lớn chất đạm và purin làm tăng cao hàm lượng acid uric máu – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, nên loại thực phẩm này không thực sự phù hợp với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh gout.

Mà cua còn là thực phẩm có tính hàn, có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, làm cho các chỗ sưng lâu lành và cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn nên tuyệt đối không được ăn trong giai đoạn bệnh gout cấp tính

Trên đây là những thông tin về con cua mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho bạn, đặc biệt là  người bệnh gout. Nếu bạn đang bị bệnh gout hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn. 

0768299399

Bạn có biết? Gout là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh gout khó có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và tiếp tục sống lạc quan, khoẻ mạnh khi thực hiện tốt những điều sau:

Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gout để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ, tra cứu trên các cổng thông tin trực tuyến đáng tin cậy, và tuyệt đối không tin vào lời đồn thổi bên ngoài.

Điều thứ 2 bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu đạm, giàu gốc purin; nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn, uống đủ nước hàng ngày.

Điều thứ 3 bạn nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên tập luyện nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập sẽ giúp tăng cường thể lực cho bạn, từ đó sẽ giảm thiểu được các biến chứng không mong muốn của bệnh.

Ngoài ra có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, trạch tả, lá vối,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Trong đó Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là phổ biến nhất vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và Dây gắm đã được chứng minh tác dụng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận