Những thông tin mới nhất về quả lựu mà bạn nên biết

Quả lựu là một trong những loại trái cây màu đỏ được nhiều người ưa thích. Nó mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Hãy cùng Cao gắm tìm hiểu về loại quả này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe
Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe

1. Tác dụng của quả lựu

Từ xa xưa quả lựu đã được sử dụng để làm sạch mụn trứng cá thông qua việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và hoạt động của lipase cũng như để điều trị viêm họng. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe. 

1.1. Công dụng của quả lựu đối với bệnh gout và viêm khớp

Quả lựu được cho là loại quả có tác dụng tuyệt vời đối với bệnh gout bởi nó có chứa các flavonoid hoạt động chống oxy hóa với tác dụng ức chế gián tiếp các dấu hiệu viêm.

Trong một số nghiên cứu về nuôi cấy tế bào hoặc động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước ép lựu cho ảnh hưởng tích cực đến bệnh viêm khớp. Các hoạt chất trong loại quả này có thể làm chậm quá trình thoái hóa sụn và ngăn chặn các enzym dẫn đến viêm xương khớp.

Quả lựu tốt cho người bệnh gout
Quả lựu tốt cho người bệnh gout

Ngoài ra, trong loại quả này còn chứa acid malic và acid citric. Chúng có tác dụng hòa tan acid uric và muối urat ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Do đó, bạn có thể bổ sung quả lựu vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

1.2. Tiềm năng chống ung thư

Lựu có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao được gọi là flavonoid. Chúng có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ung thư khác nhau.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ăn lựu thường xuyên có thể làm giảm mức PSA trong cơ thể và hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, đặc tính ung thư của loại quả này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của ung thư và cũng có thể gây ra quá trình apoptosis.

Một nghiên cứu khác cho rằng dầu hạt lựu rất giàu các hợp chất có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và có thể ức chế khả năng tồn tại của tế bào ung thư vú.

1.3. Tốt cho bệnh thiếu máu

Lưu lượng máu khỏe mạnh có thể được duy trì trong cơ thể bằng cách tiêu thụ những loại trái cây này. Lựu cung cấp sắt cho máu, do đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh thiếu máu như kiệt sức, chóng mặt, suy nhược và giảm thính lực.

1.4. Tăng cường sức khỏe răng miệng

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng lựu có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường nướu và làm liền răng lung lay. Lựu cũng có khả năng chống lại vi khuẩn đường miệng vì chứng có đặc tính khác khuẩn.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác, một loại gel được làm từ trái cây có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm lợi.

1.5. Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Ăn quả lựu giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Ăn quả lựu giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Hạt lựu giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa vì chúng có chứa vitamin nhóm B. Những vitamin này giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate thành năng lượng.

Ngoài ra, hạt cũng chứa một chất xơ, một chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Nó cũng ngăn ngừa và điều trị táo bón.

Vì hạt có đặc tính chống viêm nên chúng có thể điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa khác như viêm loét đại tràng. Nhưng lựu là một thực phẩm có tính axit (có độ pH là 3).

Vì vậy, nó có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược axit hoặc GERD (và cả loét dạ dày và miệng). Do đó nên thận trọng khi sử dụng trong những trường hợp này.

1.6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Các chất chống oxy hóa trong quả lựu tăng cường hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra cách chúng có thể chống lại vi khuẩn và vi rút ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách hiệu quả.

Không chỉ vậy, lựu còn giúp điều trị một số bệnh khác liên quan đến hệ thống miễn dịch suy yếu. Một nghiên cứu cho rằng lựu có thể giúp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn.

Ngoài những tác dụng kể trên, ăn lựu giúp kiểm soát trứng cá và các vấn đề lão hóa như nếp nhăn, do đó mang lại cho mọi người làn da tươi sáng và trẻ trung; giảm nhiễm trùng; tăng cường khả năng nhớ của của người trung niên và người lớn tuổi,...

2. Những điều bạn nên biết

Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, cùng tìm hiểu rõ về loại quả này nhé.

2.1. Quả lựu là gì?

Hình ảnh quả lựu
Hình ảnh quả lựu

Quả lựu (Punica granatum) là một loài thực vật ăn quả thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 5 - 8 mét. Cây lựu có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á và được đem trồng tại vùng Kavkaz. Hiện nay nó được trồng rộng rãi tại khắp các khu vực trên thế giới.

Quả có màu đỏ tía, vỏ quả lựu có hai phần: vỏ cứng bên ngoài và lớp trung bì bên trong màu trắng, bao gồm thành bên trong nơi hạt quả liên kết. Màng của vỏ quả giữa được cấu tạo như những khoang không đối xứng chứa các hạt bên trong.

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong quả lựu

Thành phần dinh dưỡng của quả lựu
Thành phần dinh dưỡng của quả lựu

Cụ thể giá trị dinh dưỡng của dâu tây trong 100 gam có chứa:

  • Năng lượng: 346 kJ (83 kcal)
  • Carbohydrate: 18,7 gam
  • Chất xơ: 4 gam
  • Chất béo: 1,17 gam
  • Chất đạm: 1,67 gam
  • Vitamin: vitamin B1 0,067 mg (6% DV); vitamin B2 0,053 mg (4% DV), vitamin B3 0,293 mg (2% DV); vitamin B5 0,377 mg (8% DV); vitamin B6 0,075 mg (6% DV); vitamin B9 38 mcg (10% DV); vitamin C 10,2 mg (12% DV); vitamin K 16,4 mcg (16% DV) và vitamin E 0,06 mg (4% DV).
  • Chất khoáng: canxi 10mg (1% DV); sắt 0,3 mg (2% DV); magie 12 mg (3% DV); mangan 0,119 (6% DV); phospho 36 mg (5% DV); kali 236 mg (5% DV); natri 3 mg và kẽm 0,35 mg (4% DV).

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng quả lựu

Mặc dù quả lựu có thể đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng bất lợi như sau:

Dị ứng

Đây là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của quả lựu. Mặc dù hiếm gặp nhưng nó có thể đe dọa đến tính mạng của người bị dị ứng.

Các triệu chứng bao gồm ngứa, sưng tấy, kích ứng ở cổ họng, đau dạ dày và nổi mề đay. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị hụt hơi và khó thở, sưng họng, lưỡi và sốc phản vệ.

Ăn quả lựu có tốt không?
Ăn quả lựu có tốt không?

Tương tác với một số thuốc

Lựu có thể tương tác với một số thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Thuốc bị thay đổi và phân hủy bởi gan như amitriptyline (Elavil), desipramine (Norpramin), fluoxetine (Prozac), ondansetron (Zofran), tramadol (Ultram), rosuvastatin (Crestor), ...
  • Thuốc điều trị huyết áp cao như thuốc ức chế men chuyển (Capoten, Vasotec, Prinivil, Altace, Zestril,...) và thuốc hạ huyết áp (Diovan, Cozaar, Cardizem, Lasix,...).

Tác dụng này là do lựu có thể ức chế hoạt động của một loại enzym quan trọng đối với sự chuyển hóa của thuốc.

Xem thêm: 

 

  • Những điều bạn chưa biết về quả na

4. Chú ý khi dùng quả lựu

Để phát huy tốt nhất tác dụng của quả lựu cũng như ngăn ngừa các tác động bất lợi, bạn nên chú ý những điều dưới đây:

  • Người bệnh tiểu đường, đau dạ dày, viêm dạ dày nên hạn chế hoặc không nên ăn quả lựu.
  • Những người bị nóng trong người, đặc biệt là trẻ em cũng nên hạn chế ăn loại quả này.
  • Nên chọn lựa kỹ lưỡng để tránh mua phải thực phẩm tẩm hóa chất.
  • Không nên nuốt hạt nếu chưa nhai kỹ, do đó sử dụng nước ép lựu là một lựa chọn tuyệt vời.
  • Đối với người bệnh đang sử dụng các thuốc kể trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại quả này.

5. Món ăn ngon từ quả lựu

Dưới đây là một số cách chế biến quả lựu mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Nước ép lựu

Làm nước ép lựu không khó như bạn nghĩ. Trước khi bắt đầu, bạn nên chọn những quả tươi và không có phần hỏng. Vỏ quả chín có màu đỏ hoặc đỏ sẫm, luôn mịn và bóng. 

Hình ảnh nước ép lựu
Hình ảnh nước ép lựu

Nguyên liệu gồm có: 8 quả lựu, nước lọc, máy xay và một bát cỡ lớn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch quả lựu và tách lấy phần hạt bên trong. Cho các hạt vào tô lớn.
  • Bước 2: Cho hạt lựu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp xay qua rây và thu lấy phần nước ép.
  • Bước 4: Cho nước ép ra cốc và trang trí.

5.2. Salad lê, táo, lựu và gừng

Salad lê táo lựu và gừng
Salad lê táo lựu và gừng

Nguyên liệu gồm có: 100 gam rau xà lách, nửa cốc hạt óc chó, nửa cốc phô mai vụn, 1 quả lê thái lát mỏng, 1 quả táo thái lát mỏng, 1 quả lựu tách hạt.

Nguyên liệu làm nước sốt gừng: 1 chén dầu olive; 1 thìa giấm táo, 1 thìa mù tạt; 1 thìa mật ong; 1 thìa gừng tươi nghiền mịn; 1 thìa muối biển, một chút hạt tiêu đen.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Làm nóng chảo và cho hạt óc chó vào rang đến khi có mùi thơm và chuyển sang màu vàng ở các cạnh. Lấy óc chó ra đập nhỏ.
  • Bước 2: Cho rau xà lách lên đĩa, rắc hạt óc chó băm nhỏ và phô mai vụn lên. Tiếp tục xếp táo, lê, cuối cùng là rắc hạt lựu tươi.
  • Bước 3: Trộn các nguyên liệu của sốt gừng thành hỗn hợp và rưới lên món salad.

Trên đây là những thông tin về quả lựu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn, bao gồm người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận