Nồng độ acid uric máu tăng cao là “mầm mống” của những cơn đau dữ dội ở bệnh nhân gout. Vậy tại sao acid uric máu lại tăng cao? Cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
1. Acid uric là gì? Làm sao để chẩn đoán tăng acid uric máu?
Acid uric là hợp chất được tạo thành do cơ thể phá vỡ các nhân purin và được đào thải ra ngoài chủ yếu bằng đường nước tiểu.
Acid uric trong cơ thể có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Nội sinh là do các tế bào chết đi, nhận của chúng bị phá hủy, chuyển hóa thành acid uric. Nguồn gốc ngoại sinh là từ thức ăn như thịt, các hoặc một số con đường chuyển hóa khác.
Để chẩn đoán tình trạng tăng acid uric, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu của người bệnh. Khi nồng độ acid uric vượt 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ thì được đánh giá là acid uric tăng cao.
Nếu có các triệu chứng bệnh gout, bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch tích tụ trong khớp của người bệnh, xác định sự hiện diện của các tinh thể acid uric. Tinh thể acid uric xuất hiện chính là dấu hiệu của bệnh gout.
2. Nguyên nhân tăng acid uric máu
Có nhiều nguyên nhân tăng acid uric máu, có thể liên quan tới tình trạng bệnh lý hoặc một số nguyên nhân khác như:
2.1. Mắc các bệnh lý
Bệnh Gout
Ở bệnh nhân Gout, acid uric trong máu thường tăng cao hơn bình thường, kèm với đó là các triệu chứng như nóng rát, sưng khớp, đau dữ dội ở một khớp, thường gặp nhất là ngón chân cái.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, tình trạng kháng insulin có thể là nguyên nhân tăng acid uric máu.
Khi nồng độ acid uric cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 mà không phụ thuộc các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.
Bệnh thận
Acid uric được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua thận. Ở những người gặp các vấn đề hoặc tổn thương ở thận, làm cho nó hoạt động không bình thường hoặc ngừng hoạt động. Các chất thải, trong đó bao gồm cả acid uric không được đi ra khỏi có thể mà tích tụ lại trong máu, dẫn tới nồng độ acid uric tăng cao.
Hội chứng ly giải khối u
Hội chứng ly giải khối u là một tình trạng rối loạn chuyển hóa thứ phát do khối u bị phá vỡ gây ra. Khi các khối u giải phóng vào máu tạo ra nồng độ acid uric trong máu cao hơn so với bình thường.
2.2. Di truyền
Tỷ lệ rất nhỏ nhưng điều kiện di truyền hoặc quá trình trao đổi chất xảy ra vấn đề cũng có thể trở thành nguyên nhân tăng acid uric.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hội chứng Lesch - Nyhan - vấn đề trao đổi purin bẩm sinh gây thiếu hụt hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 (HPRT1). Thiếu HPRT dẫn đến con đường tái tạo hypoxanthine và guanine thất bại, thay vào đó những purin này bị thoái hóa thành acid uric.
Acid uric trong máu tăng gây ra bệnh gout, tổn thương thận, bàng quang hoặc các vấn đề về thần kinh.
2.3. Tăng sản xuất acid uric
Trong trường hợp thiếu máu do tan máu, như bệnh sốt rét, thiếu G6PD,...có thể gặp phải hiện tượng tăng nồng độ acid uric máu.
Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn di căn hoặc trường hợp mắc bệnh bạch cầu, u xơ đa bào,...khi khối u đang phát triển nhanh cũng có thể làm tăng acid uric máu. Quá trình hóa trị tiêu diệt có thể tiêu diệt lượng lớn tế bào ung thư chỉ trong thời gian ngắn, giải phóng nội chất tế bào vào máu và làm tăng acid uric.
2.4. Giảm đào thải acid uric
Để cân bằng acid uric trong cơ thể một phần dựa vào sự bài tiết, thải trừ acid uric. Khi quá trình đào thải xảy ra vấn đề, dẫn tới tăng nồng độ acid uric. Trường hợp này thường gặp ở người mắc bệnh thận mạn tính.
Ở người mắc bệnh thận mạn, theo thời gian thận sẽ mất khả năng lọc và đào thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. Acid uric được lọc và bài tiết qua nước tiểu, khi thận hoạt động không bình thường acid uric sẽ bị ứ đọng lại và dẫn đến tăng acid uric máu.
2.5. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Một số thực phẩm như nội tạng động vật, thịt đỏ, cá, nấm men,...chứa lượng purin cao, khi ăn quá nhiều có thể góp phần gia tăng acid uric máu.
Bên cạnh đó uống nhiều rượu bia cũng thúc đẩy nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
2.6. Ít vận động, thể dục thể thao
Ít vận động và không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên làm cho năng lượng trong cơ thể không được tiêu hao. Dẫn đến nguy cơ rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể và hậu quả là làm tăng acid uric máu.
2.7. Sử dụng thuốc làm tăng acid uric
70% tổng lượng acid uric trong máu được bài tiết tại thận, một số nhóm thuốc có thể gây giảm quá trình bài tiết acid uric qua thận, từ đó dẫn đến tăng acid uric máu.
Vì thế, bạn cần lưu ý về chỉ số acid uric khi sử dụng các thuốc như aspirin, phenylbutazone, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị lao,...
2.8. Uống không đủ nước, nhịn tiểu
Acid uric đào thải qua đường nước tiểu, khi uống không đủ nước, nhịn tiểu làm cho acid uric không được đào thải và lắng đọng lại trong cơ thể
3. Cách phòng tránh tăng acid uric
Một số nguyên nhân làm tăng acid uric không phải do bệnh lý có thể phòng tránh được, cụ thể:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ, cá biển, nấm, sò, nội tạng động vật,... Kiêng rượu bia và các thức uống có cồn thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm như rau cần, cải xanh, chuối, táo, nho,...
- Uống đủ lượng nước hàng ngày: Uống nhiều nước có tác dụng tăng đào thải của thận từ đó giảm lượng acid uric trong máu. Trung bình mỗi ngày người bệnh nên uống tối thiểu 2 lít nước.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
- Giữ cân nặng ở mức cân đối: Các nghiên cứu để cho thấy tăng acid uric máu thường gặp ở những người bị thừa cân, béo phì. Bởi vậy, người bệnh nên có biện pháp khoa học để giữ cân nặng ở mức cho phép.
Bài viết trên đã cung cấp những nguyên nhân tăng acid uric máu. Một người có chỉ số acid uric cao có thể do một vài hoặc cũng có thể là tất cả nguyên nhân trên. Nếu bạn đang gặp tình trạng này hoặc đang bị bệnh gout hành hạ, liên hệ hotline 0768.299.399 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!