Lợi ích của đậu phộng cho mọi lứa tuổi

Đậu phộng được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm hỗ trợ sức khỏe tim mạch, duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu. Nó còn có tác dụng gì đối với sức khỏe hay không hoặc nó có gây hại cho sức khỏe không. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Lợi ích của đậu phộng đối với sức khỏe
Lợi ích của đậu phộng đối với sức khỏe

1. Tác dụng của đậu phộng

Nhiều người cho rằng đậu phộng không có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt khác, bao gồm hạnh nhân, óc chó hoặc hạt điều. Những thực tế, loại thực phẩm này có nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như các loại hạt trên và không nên bỏ qua nó như một thực phẩm bổ dưỡng.

1.1. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Có thể nhiều người quan tâm đến hạt óc chó và hạnh nhân như những thực phẩm “tốt cho tim mạch” do chungs có hàm lượng chất béo không bão hòa cao.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đậu phộng tốt cho sức khỏe tim mạch tương tự như các loại đắt tiền hơn.

Đậu phộng tốt cho tim mạch
Đậu phộng tốt cho tim mạch

Loại hạt này có thể giúp bảo vệ và chống lại bệnh tim mạch vành. Điều này là do nó có thể làm giảm mức cholesterol xấu (LDL), chất có liên quan đến sự phát triển của các mảng bám trong mạch máu.

Chất resveratrol trong đậu phộng, là một chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh tim. Đó là lý do tại sao đậu phộng dường như có tác dụng bảo vệ tim mạch tương tự như các thực phẩm khác có chứa resveratrol.

1.2. Tác dụng giảm cân

Đậu phộng có hàm lượng calo nhưng chúng không gây tăng cần mà có thể giúp kiểm soát cân nặng. Đó là lý do tại sao bạn có thể ăn chúng như một món ăn nhẹ có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn đậu phộng có thể làm tăng cảm giác no và phù hợp với những người đang thực hiện chế độ giảm cân.

1.3. Kéo dài tuổi thọ

Ăn đậu phộng cũng có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Một nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy rằng những người thường xuyên ăn các loại hạt (bao gồm đậu phộng) ít cho nguy cơ  tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào hơn những người hiếm khi ăn các loại hạt.

1.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Đậu phộng tốt cho người bệnh tiểu đường
Đậu phộng tốt cho người bệnh tiểu đường

Bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn không làm tăng lượng đường trong máu. Điều này là do đậu phộng có chỉ số đường huyết thấp là 14 (trên thang điểm 100). Do đó, nó được coi là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường.

Chất xơ, magie và các loại dầu trong đậu phộng cũng giúp giảm lượng đường trong máu. Theo một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard thực hiện cho thấy ăn nhiều đậu phộng và bơ đậu phộng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ.

1.5. Giảm nguy cơ ung thư

Isoflavone, resveratrol và axit phenolic trong đậu phộng có đặc tính chống ung thư có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu được thực hiện ở Hà Lan cho thấy ăn đậu phộng cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh. 

Nó cũng được phát hiện có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và thực quản ở những người lớn tuổi.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại hạt này bạn cần lưu ý là nó có thể bị nhiễm aflatoxin, một loại độc tố do một số loại nấm tạo ra. Những chất độc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.

1.6. Tăng cường năng lượng

Đậu phộng giúp tăng cường năng lượng
Đậu phộng giúp tăng cường năng lượng

Đậu phộng là một nguồn giàu protein và chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. 

Hàm lượng protein trong đậu phộng chiếm khoảng 25% tổng lượng calo của nó. Sự kết hợp chất xơ và protein trong đậu phộng làm chậm quá trình tiêu hóa để tạo điều kiện giải phóng năng lượng ổn định vào cơ thể. 

1.7. Đặc tính chống oxy hóa

Loại hạt này rất giàu các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa. Hầu hết các hợp chất này có sẵn trong vỏ của nó. 

Một số hợp chất thực vật trong đậu phộng bao gồm resveratrol, axit coumaric và phytosterol giúp làm giảm sự hấp thụ cholesterol, isoflavone và axit phytic có trong hạt thực vật.

1.8. Thúc đẩy sức khỏe làn da

Ăn đậu phộng có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi bị cháy nắng và tổn thương. Vitamin E, magie và kẽm có trong loại hạt này có thể chống lại vi khuẩn và làm cho làn da của bạn trở nên sáng hơn. 

Beta-carotene, một chất chống oxy hóa có sẵn trong đậu phộng cũng có thể cải thiện sức khỏe làn da. Tuy nhiên, tác dụng của đậu phộng với làn da cần nghiên cứu nhiều hơn để đưa ra kết luận chính xác.

2. Những điều bạn nên biết về cây đậu phộng

Với những tác dụng tuyệt vời kể trên của hạt đậu phộng, cùng tìm hiểu rõ nét hơn về lý do tại sao nó có thể mang lại cho cơ thể những tác dụng như vậy.

2.1. Đậu phộng (Lạc) là gì?

Đậu phộng là gì?
Đậu phộng là gì?

Về mặt thực vật học, đậu phộng là những củ nhỏ, nằm dưới lòng đất của một loài thực vật thuộc họ Fabaceae, trong chi Arachis. Ngoài ra nó còn được gọi là lạc đất, lạc tiên. Đậu phộng tiếng anh gọi là peanut.

Cây đậu phộng là một loại cây thảo mộc nhỏ, hai lá mầm hàng năm. Nó có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được lan rộng ra các nơi trên thế giới. 

Cây được thu hoạch cả cây, bao gồm cả rễ, được đào lên khỏi đất. Mỗi cây có thể chứa 10 - 150 củ. Hạt đậu phộng có vỏ dày, nhăn nheo, có 2 - 3 vòng thắt. Mỗi nhân đậu được bao phủ bởi lớp  vỏ mỏng, màu đỏ hoặc trắng.

Có thể bạn quan tâm: Tất tật về hạt điều mà bạn nên biết

2.2. Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng

Theo các tài liệu dinh dưỡng cho thấy, trong 100 gam đậu phộng chứa:

  • Năng lượng - 567 kcal
  • Protein - 25,8 g
  • Chất xơ - 8,5 g
  • Carbohydrate - 16,13 g
  • Đường - 4,72 g
  • Sắt - 4,5 mg
  • Canxi - 92 mg
  • Natri - 18 mg
  • Kali - 705 mg
Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng
Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng

Đậu phộng rất giàu vitamin và khoáng chất. Chúng là nguồn tuyệt vời của vitamin E, vitamin B1 (thiamine), vitamin B3 (niacin), vitamin B9 (folate), biotin, đồng, magie, mangan và phốt pho. 

Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều hợp chất thực vật hoạt tính sinh học và chất chống oxy hóa như acid p-coumaric, resveratrol, isoflavones, acid phytic và phytosterol.

3. Tác dụng không mong muốn của đậu phộng

Tuy đậu phộng là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng bất lợi như sau:

3.1. Dị ứng

Dị ứng đậu phộng nhẹ xuất hiện các triệu chứng như phát ban, buồn nôn và sưng mặt. Tuy nhiên, dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra phản ứng đe dọa đến tính mạng được gọi là sốc phản vệ.

Triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở; sự thay đổi trong sự tỉnh táo; buồn nôn; nôn mửa; co giật; tưc ngực; sưng lưỡi, mặt, hoặc môi; buồn ngủ cực độ; và cảm thấy chóng mặt, bối rối hoặc choáng váng.

Người dễ bị dị ứng không nên ăn đậu phống
Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng

3.2. Ngộ độc aflatoxin

Đậu phộng là một trong những thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc tạo ra độc tố aflatoxin. Các triệu chứng chính của ngộ độc aflatoxin bao gồm chán ăn, thay đổi màu mắt và có thể dẫn đến suy gan, ung thư gan.

Đậu phộng bị mốc phụ thuộc vào cách bảo quản đậu phộng. Nguy cơ gia tăng với điều kiện ám và ẩm ướt, đặc biệt khu vực nhiệt đới.

Tình trạng nấm mốc có thể được ngăn chặn bằng cách làm khô đậu sau khi thu hoạch và giữa ở nhiệt độ, độ ẩm thấp trong quá trình bảo quản.

3.3. Giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng

Loại hạt này có chứa một số chất kháng dinh dưỡng, là những chất làm suy giảm khả năng hấp thu hoặc giảm giá trị của các chất dinh dưỡng.

Trong số các chất kháng dinh dưỡng cần đặc biệt chú ý đến acid phytic. Nó làm giảm sự hấp thu và giá trị dinh dưỡng của sắt và kẽm. Do đó, nên cân bằng các thực phẩm chứa sắt và kẽm trong chế độ ăn có chứa đậu phộng.

4. Một số chú ý khi dùng đậu phộng mà bạn nên biết

Để hạn chế các tác dụng bất lợi cũng như phát huy tác dụng có lợi của đậu phộng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không ăn hạt đậu đã bị nấm mốc, mọc mầm
  • Không ăn quá 100 gam/ngày 
  • Người bệnh dạ dày và tiêu hóa kém không nên ăn quá nhiều đậu phộng

5. Món ngon từ đậu phộng

Đậu phộng có thể ăn sống, luộc, rang, chiên, tán bột và làm bơ đậu phộng. Thêm nó vào chế độ ăn của bạn với các món ăn từ đậu phộng rất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như:

5.1. Đậu phộng rang mật ong

Nguyên liệu gồm có: 2 thìa bơ, 1 thìa mật ong, quế, 1 thìa chiết xuất vani, 2 thìa muối, 50 gam đậu phộng và ½ thìa đường.

Đậu phộng rang mật ong
Đậu phộng rang mật ong

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một khay nướng (đã lót giấy nhôm). Phun lên trên lớp giấy bạc một lớp dầu ăn chống dính.
  • Bước 2: Làm nóng lò vi sóng ở 325 độ F
  • Bước 3: Cho bơ, mật ong, quế, chiết xuất vani vào bát và cho vào lò vi sóng khoảng 45 phút cho đến khi bơ tan chảy. Lấy ra khỏi lò và khuấy đến khi có một chất lỏng sáng mịn.
  • Bước 4: Thêm đậu phộng vào hỗn hợp lỏng trên và khuấy đến khi đậu được bao phủ toàn bộ.
  • Bước 5: Trải đều toàn bộ hạt đậu này lên khay nướng và nướng trong khoảng 25 phút. Chú ý 5 phút đảo một lần để tranhs bị cháy.
  • Bước 6: Khi đậu phộng đã chín vàng, lấy chúng ra khỏi lò và đảo thêm lần nữa.
  • Bước 7: Rắc đường cát và 1 thìa muối vào và đảo đều lại một lần nữa. Tiếp tục khuấy để tránh vón cục.

5.2. Bánh bơ đậu phộng

Nguyên liệu gồm có: 200g bột mì, 70g đậu phộng, 20g sữa, 40g đường kính, 60g dầu đậu phộng, 120 bơ đậu phộng và 1g bột nở.

Bánh bơ đậu phộng
Bánh bơ đậu phộng

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Nướng đậu phộng trong lò nướng ở nhiệt độ 120 độ C trong 10 phút. Sau đó, bóc vỏ và giã nhỏ.
  • Bước 2: Trộn đều sữa, dầu đậu phộng và đường.
  • Bước 3: Cho bột mì và bơ đậu phộng vào hỗn hợp trên và trộn đều. Thêm đậu đã được xắt nhỏ vào nhào đến khi mịn.
  • Bước 4: Tạo hình những viên bột nhỏ, nặng khoảng 15 gam. Ép miếng bột thành những chiếc bánh dẹt.
  • Bước 5: Đặt lên giấy thấm dầu và nướng trong lò ở nhiệt độ 180 độ C trong 18 phút hoặc lâu hơn nếu muốn bánh trở nên giòn.

Chúc bạn thành công với hai công thức nấu ăn từ đậu phộng!!

6. Mọi người thường hỏi về đậu phộng

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn đậu phộng:

Người bệnh gout ăn được đậu phộng không?

Người bệnh gout có thể ăn được đậu phộng
Người bệnh gout có thể ăn được đậu phộng

Đậu phộng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh gout, bạn nên đặc biệt quan tâm đến hàm lượng purin có trong thực phẩm này.

Trong loại hạt này có chứa purin ở mức độ trung bình, tức là trong khoảng 100 gam đậu phộng có chứa 79mg purin. Đây là khoảng an toàn cho người bệnh gout.

Ngoài ra, nó cũng có thể có lợi cho những người bệnh gout vì nó chứa các acid béo và chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm giúp ngăn chặn cơn đau do bệnh gout gây ra.

Như vậy, bạn có thể bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn cho người bệnh gout mà không gây tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh gout.

Ăn đậu phộng có nổi mụn không?

Theo Đông y, đậu phộng có tính nóng và vị ngọt nên ăn nhiều thực phẩm này có thể gây ra tình trạng nóng người và gây nổi mụn. 

Bên cạnh đó, những nghiên cứu hiện đại cho thấy trong nó có chứa hợp chất androgen là một loại hormon có khả năng gây kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường và gây tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.

Hơn nữa. đây cũng là thực phẩm có chứa lượng lớn chất béo omega-6 có liên quan đến sự gia tăng khả năng nổi mụn.

Đậu phộng có thể ăn sống được không? 

Đậu phộng có thể ăn sống những bạn cần đảm bảo nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín. Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra sự phát triển của nấm mốc và bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về đậu phộng, thực phẩm tốt cho sức khỏe, bao gồm người bệnh gout. Tuy nhiên khi sử dụng thực phẩm này, bạn cũng nên thận trọng để tránh các tác dụng bất lợi mà nó đem lại cho cơ thể.

Nếu bạn có băn khoăn nào về bệnh gout hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận