Những điều bạn nên biết về củ khoai sọ

Ăn khoai sọ có tác dụng gì? Ăn khoai sọ có tốt không? Khoai sọ mọc mầm ăn được không? Ăn khoai sọ có mập không?... Đây là thắc mắc của nhiều người khi sử dụng khoai sọ. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, đúng bỏ lỡ nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của khoai sọ đối với sức khỏe
Tác dụng của khoai sọ đối với sức khỏe

1. Tác dụng của khoai sọ

Củ khoai sọ được biết đến là nguồn cung cấp chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng tuyệt vời khác, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện bệnh tiểu đường, tim mạch,... Dưới đây là 8 lợi ích của củ khoai sọ.

1.1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Mặc dù của khoai sọ là một thực phẩm giàu tinh bột, nó có chứa hai loại carbohydrate có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu gồm chất xơ và tinh bột kháng.

Chất xơ là một chất mà cơ thể không được hấp thụ nên nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng tăng lượng chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và hemoglobin A1C, là dấu hiệu để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, tinh bột kháng đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy của cơ thể đối với insulin có thể giúp cơ thể sử dụng hormone này hiệu quả hơn và thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Sự kết hợp giữa tinh bột kháng và chất xơ này làm cho củ khoai sọ trở thành một lựa chọn tuyệt vời - đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

1.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Khoai sọ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Khoai sọ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Chất xơ và tinh bột kháng trong củ khoai sọ cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. 

Lượng chất xơ không chỉ liên quan đến giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành mà có thể giúp giảm mức huyết áp và cholesterol, cả hai đều là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.

Ngoài ra, Trong củ khoai sọ có hàm lượng kali cao , một khoáng chất giúp kiểm soát huyết áp cao bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa. Điều này làm giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề tim mãn tính. 

1.3. Giảm nguy cơ liên quan đến ung thư

Nói đến ung thư, củ khoai sọ cũng đóng một phần quan trọng cho hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể chúng ta. 

Hàm lượng cao vitamin A, vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa phenolic được tìm thấy trong củ khoai sọ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm khỏi cơ thể.

Theo các nghiên cứu gần đây, tác dụng chống ung thư của loại khoai này là do nó có chứa hợp chất polyphenol, quercetin, chất này có tác dụng kích hoạt tiêu diệt tế bào ung thư.

1.4. Tốt cho sức khỏe tiêu hóa

Khoai sọ tốt cho sức khỏe tiêu hóa
Khoai sọ tốt cho sức khỏe tiêu hóa

Một trong những chức năng quan trọng nhất của củ khoai môn trong chế độ ăn uống là vai trò của nó đối với tiêu hóa. 

Hàm lượng  chất xơ cao được tìm thấy trong thực phẩm này (một khẩu phần ăn  duy nhất chứa 27% nhu cầu chất xơ hàng ngày) làm cho nó rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. 

Chất xơ giúp bổ sung lượng lớn nhu động ruột, do đó giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa và tạo điều kiện cải thiện tiêu hóa.

Điều này có thể giúp ngăn ngừa một số tình trạng như thừa khí, đầy hơi, chuột rút, táo bón và thậm chí là tiêu chảy. Một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, được điều hòa có thể tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.

1.5. Cải thiện lưu thông tuần hoàn

Hàm lượng khoáng chất trong củ khoai sọ có hàng chục ứng dụng hữu ích, nhưng sự hiện diện kép của sắt và đồng trong loại khoai này khiến nó trở thành một loại thực phẩm rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng cường tuần hoàn khắp cơ thể. 

Sắt và đồng đều cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu, mang oxy quan trọng đến các cơ quan và tế bào của cơ thể. 

Bằng cách giảm nguy cơ thiếu máu (thiếu sắt) và tăng cường lưu lượng máu qua cơ thể, bạn có thể tăng tốc độ trao đổi chất tổng thể, sự phát triển của các tế bào mới và oxy hóa chung của cơ thể sẽ đảm bảo được sức khỏe tốt nhất.

1.6. Tăng cường thị lực

Thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, bao gồm  beta-carotene và cryptoxanthin . 

Những chất chống oxy hóa này cũng có thể giúp cải thiện thị lực, bằng cách ngăn chặn các gốc tự do tấn công các tế bào mắt và gây thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể.

1.7. Tốt cho làn da

Khoai sọ tốt cho làn da
Khoai sọ tốt cho làn da

Giữa  vitamin E và vitamin A , làn da của chúng ta được bảo vệ tốt khi bạn thêm củ khoai môn vào chế độ ăn của mình.

Cả hai loại vitamin thiết yếu này đều có tác dụng loại bỏ các tình trạng về da và tăng cường sức khỏe tổng thể của tế bào, có nghĩa là vết thương và vết thâm mau lành hơn, nếp nhăn có thể giảm bớt và mang lại làn da sáng khỏe. 

1.8. Tăng cường miễn dịch

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất của củ khoai sọ đối với sức khỏe là vai trò của nó trong hệ thống miễn dịch.

Nó có hàm lượng vitamin C rất cao trong mỗi khẩu phần, giúp kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân và mầm bệnh lạ. 

Hơn nữa, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn một phần sự phát triển của các tình trạng như bệnh tim và ung thư.

2. Những điều bạn nên biết về cây khoai sọ

Cùng Cao gắm tìm hiểu những điều thú vị về khoai sọ nhé!

2.1. Khoai sọ là khoai gì?

Khoai sọ là gì?
Khoai sọ là gì?

Khoai sọ tiếng anh là Taro và tên khoa học là Colocasia esculenta. Nó là một loại rau củ giàu tinh bột được cho là có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Ấn Độ.

Khoai sọ có thân chia làm 2 phần: phần thân chính phát triển thành củ, thân giả mọc ở phía trên là nơi các bẹ lá xếp với nhau. Cây có rể phình to (củ) với một củ cái và nhiều củ nhỏ tập trung thành một cụm.

Lá của khoai sọ là lá đơn, mọc so le hay được gọi là lá “tai voi”. Hoa mọc thành chùm vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây.

>> Có thể bạn quan tâm: 10 Tác dụng của yến mạch đối với sức khỏe

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong khoai sọ

Thành phần dinh dưỡng của củ khoai sọ chứa nhiều carbohydrate và chất xơ, cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng như mangan, vitamin B6, vitamin E và kali. 

Khoai sọ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Khoai sọ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam khoai sọ bao gồm:

  • Lượng calo: 187 calo
  • Carbohydrate: 45,7 gam
  • Protein: 0,7 gam
  • Chất béo: 0,1 gam
  • Chất xơ: 6,7 gam
  • Mangan: 0,6 mg (30% DV)
  • Vitamin B6: 0,4 mg (22% DV)
  • Vitamin E: 3,9 mg (19% DV)
  • Kali: 639 mg (18% DV)
  • Đồng: 0,3 mg (13% DV)
  • Vitamin C: 6,6 mg (11% DV)
  • Magie: 39,6 mg (10% DV)
  • Photpho: 100 mg (10% DV)
  • Thiamine: 0,1 mg (9% DV)
  • Folate: 25,1 mcg (6% DV)
  • Sắt: 1 mg (5% DV)

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)

>> Có thể bạn quan tâm: 

3. Tác dụng không mong muốn của khoai sọ

Khoai sọ gây ra một số tác dụng phụ nên thận trọng khi ăn
Khoai sọ gây ra một số tác dụng phụ nên thận trọng khi ăn 

Mặc dù có nhiều lợi ích tiềm ẩn nhưng khoai sọ cũng có thể gây một số tác dụng bất lợi đối với sức khỏe. Tác dụng phụ của khoai sọ có thể kể đến như:

  • Dị ứng: Nếu bị dị ứng, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay hoặc ngừa ngay sau khi ăn.
  • Khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây tăng hàm lượng canxi oxalat, một hợp chất tự nhiên có thể lắng đọng tại các khớp và góp phần hình thành sỏi thận.
  • Ăn khoai sọ sống gây kích ứng cổ họng và miệng có cảm giác tê.
  • Có thể gây ra ngộ độc khi ăn củ đã nảy mầm với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Triệu chứng này có thể thuyên giảm bằng cách ăn vài búp ổi hoặc ổi xanh là được.
  • Đầy bụng khi ăn quá nhiều khoai sọ vì cơ thể không kịp tiêu hóa một lượng chất xơ rất lớn. Để tránh tình trạng ăn quá nhiều khoai thì bạn nên ăn vài miếng dứa tươi sẽ cảm thấy khác hơn vì dứa có chứa một loại enzyme là bromelain giúp phân tách protein rất tốt và giảm bớt các triệu chứng trên. 

4. Một số chú ý khi dùng khoai sọ mà bạn nên biết

Người bệnh gout không nên ăn khoai sọ
Người bệnh gout không nên ăn khoai sọ

Mặc dù khoai sọ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những tác dụng không mong muốn của loại thực phẩm này:

  • Khi ăn khoai, bạn nên vứt bỏ các phần bị hỏng và mọc mầm để tránh gây ngộ độc.
  • Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất một lượng lớn protein trên vỏ.
  • Do khoai có chứa chất gây ngứa nên những người có da nhạy cảm nên đeo găng tay khi gọt để tránh gây kích ứng da.
  • Khi sơ chế, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín để giảm bớt  hàm lượng calci oxalat.
  • Những ai không nên ăn khoai sọ? Người mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng vì nó làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.
  • Người bị đờm là những người không nên ăn khoai sọ. Điều này là do nó có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể và cản trở sự phục hồi của bệnh.
  • Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai vì hệ tiêu hóa của trẻ con yếu nên tiêu hóa khoai tương đối chậm.
  • Người bệnh gout ăn khoai sọ được không? Câu trả lời là không. Bởi trong khoai có chứa hàm lượng lớn calci oxalat dẫn đến làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh gout.

5. Món ngon từ khoai sọ

Với những tác dụng tuyệt vời mà khoai sọ đem lại, bạn có thể thêm nó vào trong chế độ ăn hàng ngày của gia đình với nhiều món ăn từ khoai sọ. Sau đây, Cao Gắm sẽ giới thiệu đến bạn hai công thức sau:

5.1. Canh khoai sọ nấu sườn

Canh khoai sọ nấu sườn
Canh khoai sọ nấu sườn

Nguyên liệu gồm có:

  • Khoai sọ: 500 gam
  • Xương sườn non: 300 gam
  • Hành lá, hành tím, rau mùi
  • Muối, bột canh, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Xương sườn rửa sạch, cắt khúc dài 3cm. Sau đó, trần qua nước sôi và rửa sạch lại với nước. Sườn vớt ra để ráo và ướp với bột canh, bột nêm, dầu ăn trong 30 phút.
  • Bước 2: Khoai cạo vỏ, cắt khúc vừa ăn và ngâm khoai trong hậu nước có pha một chút muối, rửa sạch và để ráo. Hành lá và mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím băm nhỏ.
  • Bước 3: Phi thơm hành tím cùng dầu ăn trong nồi, đổ sườn, khoai vào đảo đều, nêm thêm bột canh và xào trong khoảng 3 - 5 phút cho ngấm gia vị.
  • Bước 4: Đổ nước ngập mặt xương và khoai, đậy vung nấu trong 30 - 40 phút hoặc đến khi sườn mềm là được. Cuối cùng, thêm hành lá và rau mùi vào, nếm nếm cho vừa ăn rồi múc canh ra tô.

Canh xương thơm ngon cùng khoai sọ bở mềm và hương vị mùi tàu, hành lá rất thơm ngon, đậm vị.

5.2. Khoai sọ om lươn

Đây chắc hẳn là món ăn khá lạ lẫm đối với nhiều người nhưng lại vô cùng bổ dưỡng. Cùng theo dõi cách làm khoai sọ om lươn nhé!

Khoai sọ om lươn
Khoai sọ om lươn

Nguyên liệu gồm có:

  • Khoai sọ: 500 gam
  • Lươn: 1 con (khoảng 200 gam)
  • Hành, mùi tàu, tỏi băm, hành băm, sả băm, chanh, gừng và nước dừa xiêm
  • Gia vị: muối, hạt tiêu, dầu hào, tiêu, dầu mè, dầu hạt cải, syrup thốt nốt, ngũ vị hương, bột cà ri, bột nghệ

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Lươn rửa sạch bằng muối và chanh, cắt khúc vừa ăn. Ướp lươn với tiêu, syrup thốt nốt, muối, bột nghệ, nước tương, ngũ vị hương, bột cà ri trong 30 phút.
  • Bước 2: Khoai gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn và rửa sạch. Sau đó, đem chiên sơ để không bị nát khi nấu.
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi cùng với dầu ăn đến khi vàng xém thì hạ lửa cho tiếp bột nghệ, lươn vào xào cho săn lại.
  • Bước 4: Cho khoai và nước dừa xiêm xâm xấp mặt, để lửa vừa. om cho lươn và khoai chín.
  • Bước 5: Khi khoai mềm thì thêm rau mùi, hành lá vào, tắt bếp.

Chúc bạn thành công với hai công thức nấu ăn từ khoai sọ!

Trên đây là những thông tin về khoai sọ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4 (3 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận